Công việc của cô đang tiến triển thì bỗng dưng tai hoạ ập đến. Cuối năm 2006, cô cảm thấy khó thở sau giờ giảng, tay chân mỏi, huyết áp cao. Kết quả khám bệnh cho thấy cô bị suy thận độ 2.
Bệnh tình gia tăng, từ năm 2008, cô phải chạy thận nhân tạo 3 lần/tuần. Giai đoạn đầu phải điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Từ năm 2011, cô được chuyển về chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa Hoà Bình.
Mấy năm vật lộn với căn bệnh hiểm nghèo, từ một cô giáo vui tính, yêu nghề, cô trở thành một người trầm lặng, thể trạng yếu ớt, nước da sạm đi. Đôi tay cô hiện thâm tím và sưng phù do các vết chích từ các lần chạy thận.
Bệnh nặng khiến cô xin nhà trường làm nhân viên y tế học đường, thu nhập cũng chỉ còn hơn 1 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, chồng cô lại mắc bệnh thấp khớp, không có việc làm thường xuyên và phải nuôi dưỡng người em ruột tâm thần. Gia đình cô chỉ trông vào đôi lợn còi cọc do chồng cô chăm sóc.
Anh Dũng - chồng cô giáo Nguyên - buồn rầu nói: “Vợ chồng tôi có 2 đứa con. Cháu đầu sắp thi đại học, nhưng tâm lý rất buồn vì bệnh tình của mẹ và hoàn cảnh gia đình. Nếu cháu thi đỗ đại học thì chúng tôi cũng chưa biết lấy tiền đâu để nuôi cháu ăn học. Bản thân cháu cũng đã chuẩn bị tinh thần phải vừa học, vừa làm để tự lo cho mình”.
Ngoài số tiền 500.000 đồng/tháng chi phí chạy thận, cô Nguyên thường xuyên phải mua thêm các loại thuốc hỗ trợ và quả lọc thận từ 2-3 triệu đồng/tháng. Hiện cô giáo Nguyên vẫn chưa trả được khoản vay xoá đói giảm nghèo trị giá 10.000.000 đồng của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lương Sơn từ đầu những năm 2000.
Được biết, chi phí một ca ghép thận ở Việt Nam hiện nay mất khoảng 100 triệu đồng. Giả sử có người cho thận thì vợ chồng cô cũng không biết lấy tiền ở đâu để làm phẫu thuật.
Cuộc sống của cô giáo Nguyên và gia đình đang hết sức khó khăn và đang rất cần sự giúp đỡ của cộng đồng. Cho dù không đủ tiền phẫu thuật nhưng với sự giúp đỡ của xã hội cũng sẽ giúp cô Nguyên trang trải chi phí cho mỗi lần chạy thận.
Bệnh tình gia tăng, từ năm 2008, cô phải chạy thận nhân tạo 3 lần/tuần. Giai đoạn đầu phải điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Từ năm 2011, cô được chuyển về chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa Hoà Bình.
Mấy năm vật lộn với căn bệnh hiểm nghèo, từ một cô giáo vui tính, yêu nghề, cô trở thành một người trầm lặng, thể trạng yếu ớt, nước da sạm đi. Đôi tay cô hiện thâm tím và sưng phù do các vết chích từ các lần chạy thận.
Ngoài số tiền 500.000 đồng/tháng chi phí chạy thận, cô Nguyên thường xuyên phải mua thêm các loại thuốc hỗ trợ và quả lọc thận từ 2-3 triệu đồng/tháng. |
Bệnh nặng khiến cô xin nhà trường làm nhân viên y tế học đường, thu nhập cũng chỉ còn hơn 1 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, chồng cô lại mắc bệnh thấp khớp, không có việc làm thường xuyên và phải nuôi dưỡng người em ruột tâm thần. Gia đình cô chỉ trông vào đôi lợn còi cọc do chồng cô chăm sóc.
Anh Dũng - chồng cô giáo Nguyên - buồn rầu nói: “Vợ chồng tôi có 2 đứa con. Cháu đầu sắp thi đại học, nhưng tâm lý rất buồn vì bệnh tình của mẹ và hoàn cảnh gia đình. Nếu cháu thi đỗ đại học thì chúng tôi cũng chưa biết lấy tiền đâu để nuôi cháu ăn học. Bản thân cháu cũng đã chuẩn bị tinh thần phải vừa học, vừa làm để tự lo cho mình”.
Ngoài số tiền 500.000 đồng/tháng chi phí chạy thận, cô Nguyên thường xuyên phải mua thêm các loại thuốc hỗ trợ và quả lọc thận từ 2-3 triệu đồng/tháng. Hiện cô giáo Nguyên vẫn chưa trả được khoản vay xoá đói giảm nghèo trị giá 10.000.000 đồng của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lương Sơn từ đầu những năm 2000.
Được biết, chi phí một ca ghép thận ở Việt Nam hiện nay mất khoảng 100 triệu đồng. Giả sử có người cho thận thì vợ chồng cô cũng không biết lấy tiền ở đâu để làm phẫu thuật.
Cuộc sống của cô giáo Nguyên và gia đình đang hết sức khó khăn và đang rất cần sự giúp đỡ của cộng đồng. Cho dù không đủ tiền phẫu thuật nhưng với sự giúp đỡ của xã hội cũng sẽ giúp cô Nguyên trang trải chi phí cho mỗi lần chạy thận.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 2. Hoặc gửi về Quỹ Tấm Lòng Việt Nam - Báo điện tử Giáo dục Việt Nam - Địa chỉ: số 147 Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội - Tel: 04.6261.0666 – 04.6261.0888 3. Qua Ngân hàng: - Tên Tài khoản: Báo điện tử Giáo dục Việt Nam - Tài khoản số: 1507201058249 tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, chi nhánh Cầu - Email: tamlongvietnam@giaoduc.net.vn |
Điểm nóng |
|
Hoàng Mạnh