Một số ngành sức khỏe không thuộc nghề học nguy hiểm, nặng nhọc hệ CĐ, TC

26/06/2023 06:32
Tường San
0:00 / 0:00
0:00
GDVN-Thách thức nào đối với các trường đang đào tạo các nhóm ngành không thuộc danh mục ngành học nguy hiểm, nặng nhọc, độc hại bậc trung cấp, cao đẳng?

Mới đây, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 05/2023/TT-BLĐTBXH về danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.

Thông tư này sẽ thay thế Thông tư số 36/2017/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành và có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2023, áp dụng đối với các khóa học tuyển sinh và tổ chức đào tạo.

Theo đó, các ngành học thuộc Danh mục này sẽ được áp dụng Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ học phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo; và Nghị định số 113/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

Điểm mới của Thông tư 05 là đã cập nhật, bổ sung ngành nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng, phù hợp với nội dung Thông tư 11. So với Thông tư 36, Thông tư 05 đã bổ sung 86 ngành, nghề trình độ trung cấp, 62 ngành, nghề trình độ cao đẳng.

Đặc biệt, trong số các ngành, nghề được bổ sung, có 20 ngành, nghề trình độ trung cấp và 9 ngành nghề trình độ cao đẳng thuộc nhóm nghệ thuật trình diễn (Thông tư 36 thì không có ngành, nghề học nào thuộc nhóm nghệ thuật trình diễn).

Tuy nhiên, đáng nói, một số ngành học thuộc kỹ thuật y học như Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng, Kỹ thuật vật lý trị liệu và phục hồi chức năng, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuật vật lý trị liệu là những ngành nghề ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người,... lại không thuộc trong Danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng này.

Không những vậy, một số ngành về Mỹ thuật ứng dụng như thủ công mỹ nghệ, kim hoàn, sơn mài, kỹ thuật sơn mài và khảm trai, sản xuất hàng mây tre đan,... là những ngành nghề truyền thống cùng một số ngành thuộc lĩnh vực nghệ thuật như Biên đạo múa, huấn luyện múa, Nhạc Jazz, Violon, Phục vụ điện ảnh, sân khấu, sản xuất nhạc cụ,... cùng một số ngành nghề học đặc thù khác cũng không thuộc Danh mục này.

Tổng hợp các ngành, nghề học trình độ trung cấp, cao đẳng không thuộc nhóm ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:

Một số ngành thuộc nhóm sức khỏe không thuộc Danh mục nhóm ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp, cao đẳng.
Một số ngành thuộc nhóm sức khỏe không thuộc Danh mục nhóm ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp, cao đẳng.
Một số ngành thuộc Mỹ thuật ứng dụng không nằm trong Danh mục nhóm ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp, cao đẳng.

Một số ngành thuộc Mỹ thuật ứng dụng không nằm trong Danh mục nhóm ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp, cao đẳng.

Xem thêm các nhóm ngành, nghề học khác không thuộc Danh mục nhóm ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp, cao đẳng Tại đây.

Tường San