Đó là quan điểm của Tiến sĩ Dương Đức Hùng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Hải Phòng.
Tiến sĩ Dương Đức Hùng đưa ra những căn cứ pháp lý cho thấy tính hợp pháp của loại hình trường phổ thông trong các trường đại học có đào tạo sư phạm.
Tiến sĩ Dương Đức Hùng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Hải Phòng. (Ảnh: Lã Tiến) |
Cụ thể, ngày 9/8/2019, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm việc với hiệu trưởng các trường có đào tạo ngành sư phạm có ý kiến: “Chúng ta cần hình thành nhóm trường sư phạm lớn, làm hạt nhân, cộng đồng trách nhiệm xây dựng chương trình, hỗ trợ, hướng dẫn các trường sư phạm địa phương trong bồi dưỡng, tập huấn thường xuyên cho giáo viên trên địa bàn.
Cùng với đó, phát triển mạng lưới trường phổ thông thực hành rộng khắp, trước hết ở các trường sư phạm địa phương”.
Luật Giáo dục số 43/2019 tại khoản 3, Điều 74 quy định: trường sư phạm do Nhà nước thành lập để đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, ký túc xá và đảm bảo kinh phí đào tạo. Trường sư phạm có trường thực hành học cơ sở thực hành.
Thông tư 16 ngày 16/5/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định: trường thực hành sư phạm là trường mầm non, trường phổ thông trực thuộc cơ sở đào tạo giáo viên hoặc trực thuộc cơ quan quản lý giáo viên địa phương.
“Trường đại học nào cũng phải có cơ sở thí nghiệm, thực hành, phòng mô phỏng… để gắn đào tạo với thực tiễn.
Trường thực hành cũng là một dạng “xưởng thực hành” của ngành đào tạo giáo viên, vì vậy không cần phải phải tranh luận nó có hợp pháp hoặc cần thiết hay không, mà cần khẳng định nó hợp pháp và cần thiết”, Tiến sĩ Dương Đức Hùng bày tỏ.
Giáo sư Trần Hồng Quân gửi 5 kiến nghị về tự chủ đại học |
Tiến sĩ Dương Đức Hùng cho rằng, hoàn toàn có đủ cơ sở pháp lý để thực hiện tự chủ tài chính của các trường phổ thông trong các trường đại học có đào tạo sư phạm.
Theo đó, các cơ sở pháp lý được quy định rõ tại: Điều 16, khoản 2 Luật Giáo dục số 43/2019; Luật Giáo dục đại học số 34/2018; Nghị đinh số 16/2015 của Chính phủ…
Luật Giáo dục sửa đổi 2019 quy định: Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; khuyến khích phát triển cơ sở giáo dục dân lập, tư thục đáp ứng nhu cầu xã hội về giáo dục chất cao.
Tuy nhiên, Luật Giáo dục sửa đổi năm 2019 đã không đưa quy định về trường chất lượng cao vào Luật.
Đây là chủ đích của Ban soạn thảo, thể hiện tính nhân văn của Luật bởi, mỗi tầng lớp dân cư sẽ có cách đánh giá và lựa chọn khác nhau về trường chất lượng cao.
Tiến sĩ Dương Đức Hùng đưa ra những ví dụ: Thực tế hiện nay, tại Hà Nội, trường chất lượng cao được tự chủ tài chính là bước đột phá của giáo dục Thủ đô.
Theo đó, những cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao tự chủ tài chính được cấp kinh phí trong 3 năm học đầu.
Kết thúc 3 năm, cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao được tự chủ bảo đảm chi thương xuyên.
Mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao tại Hà Nội năm học 2018-2019 là 4,7 triệu đồng/học sinh/tháng đối với trường mầm non và tiểu học; 4,9 triệu đồng/học sinh/tháng đối với trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Đến hết năm 2018, Hà Nội có 7 trường phổ thông chất lượng cao thực hiện tự chủ tài chính, 5 trường trong giai đoạn ngân sách Nhà nước hỗ trợ, phấn đấu hết năm 2020, Hà Nội có 20 trường công lập chất lượng cao tự chủ tài chính.
Các trường đại học muốn tự chủ tài chính phải xây dựng trường phổ thông chất lượng cao (Ảnh: Trường Đại học Hải Phòng) |
Theo đánh giá, chất lượng đầu ra của học sinh ở những trường chất lượng cao này đáp ứng yêu cầu, mong muốn của cha mẹ học sinh, nhất là năng lực ngoại ngữ và kết quả kỳ thi tuyển sinh vào các cấp cao hơn.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng đề án trình Ủy ban nhân dân thành phố về giao quyền tự chủ tài chính cho các trường đại học trên địa bàn.
Theo đó, từ năm học 2019-2020, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh đã tăng cường giao quyền tự chủ cho các trường trong việc thực hiện chương trình trên cơ sở bảo đảm chuẩn kiến thức, kỹ năng và thời lượng dạy học;
Giao quyền cho một số trường đủ điều kiện được tự xây dựng mức thu bảo đảm bù chi, không lợi nhuận.
Ở Hải Phòng, Chương trình hành động số 49 của Ban Thường vụ Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 19 của Ban chấp hành Trung ương khóa 12 đã chỉ rõ: Đẩy mạnh xã hội hóa các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông ở các quận, huyện có khả năng xã hội hóa cao;
Từng bước chuyển một số trường mầm non, phổ thông công lập sang mô hình tự chủ về tài chính.
Từ những căn cứ pháp lý nêu trên, Tiến sĩ Dương Đức Hùng nêu quan điểm: “Muốn đáp ứng yêu cầu tự chủ tài chính thì con đường duy nhất mà các trường đại học phải đi, đó là xây dựng trường phổ thông chất lượng cao”.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và 23 đại học tự chủ sẽ còn rất vất vả |
Theo quan niệm phổ biến, Trường phổ thông chất lượng cao là trường có cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, đồng bộ, vượt chuẩn quốc gia;
Có đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục chuyên nghiệp, tài năng, thân thiện; có chương trình và phương pháp giáo dục tiên tiến, chuyên biệt, phát huy được năng lực, sở trường của từng học sinh;
Chất lượng đầu ra đảm bảo năng lực, phẩm chất của công dân toàn cầu, nhất là về ngoại ngữ, tin học và kỹ năng sống.
Theo Tiến sĩ Dương Đức Hùng, có 3 mô hình cho các trường mầm non và phổ thông trong trường đại học địa phương đáp ứng yêu cầu tự chủ tài chính.
Một là, xây dựng các trường mầm non và phổ thông với cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình giáo dục và chuẩn đầu ra cao hơn các trường đại trà trên địa bàn.
Mức thu học phí tương đương với mức thu học phí sinh viên chính quy đại trà.
Ở mô hình này, nhà đầu tư chủ yếu là trường đại học, có thể huy động một phần nguồn lực của giáo chức, viên chức nhà trường, nhất là cán bộ quản lý và giáo viên của chính các trường mầm non và phổ thông trong trường đại học.
Thứ hai, xây dựng các trường mầm non và phổ thông chất lượng cao, các tiêu chí chất lượng vượt trội so với giáo dục đại trà, vượt chuẩn quốc gia nhất là về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và chất lượng đầu ra.
Ở mô hình này, điều cố yếu là tìm được nhà đầu tư chiến lược có tiềm lực tài chính mạnh, trường đại học góp vốn bằng thương hiệu, đất đai, cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên.
Thứ 3, xây dựng các trường mầm non và phổ thông đẳng cấp quốc tế.
Ở mô hình này, nhà đầu tư là các tập đoàn lớn về giáo dục, có hệ thống các trường mầm non và phổ thông đã được khẳng định về uy tín, thương hiệu và chất lượng.
Do đó, tùy vào điều kiện thực tiến, mỗi trường đại học địa phương sẽ lựa chọn mô hình phù hợp cho hướng đi của mình.