Năm 2024, Trường ĐH Khoa học xã hội & nhân văn Hà Nội tuyển 2.300 chỉ tiêu

29/05/2024 14:58
Kim Minh Châu
0:00 / 0:00
0:00

GDVN - Năm 2024, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN tuyển sinh trên phạm vi cả nước và quốc tế, theo 06 phương thức xét tuyển.

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội có thông báo dự kiến về phương thức tuyển sinh đại học chính quy năm 2024.

z5420093791436_d9a25b78ec8135607cfd5ac73265ce6e.jpg
Năm 2024, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN tuyển sinh theo 06 phương thức xét tuyển. Ảnh: KMC

Năm 2024, nhà trường tuyển sinh trên phạm vi cả nước và quốc tế theo 06 phương thức xét tuyển, bao gồm:

(1) Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo (mã phương thức 301).

(2) Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định đặc thù và hướng dẫn tuyển sinh của Đại học Quốc gia Hà Nội (mã phương thức 303).

Theo đó, học sinh trung học phổ thông toàn quốc có hạnh kiểm 3 năm học trung học phổ thông đạt loại Tốt và học lực giỏi được xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển trong năm tốt nghiệp trung học phổ thông vào ngành phù hợp khi đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

- Đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong các kỳ thi Olympic bậc trung học phổ thông của Đại học Quốc gia Hà Nội (các môn đạt giải được xét tuyển vào các ngành/chương trình đào tạo quy định tại Phụ lục của đề án tuyển sinh);

- Đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và điểm trung bình chung học tập của 3 năm bậc trung học phổ thông đạt từ 8,5 trở lên (được làm tròn đến 2 chữ số thập phân) (các môn đạt giải được xét tuyển vào các ngành/chương trình đào tạo quy định tại Phụ lục của đề án tuyển sinh);

- Là thành viên tham gia cuộc thi tháng của chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” do Đài truyền hình Việt Nam tổ chức hàng năm và có điểm trung bình chung học tập bậc trung học phổ thông đạt từ 8,5 trở lên.

Thí sinh đạt giải trong các năm học ở bậc trung học phổ thông được bảo lưu kết quả khi đăng ký xét tuyển vào bậc đại học tại Đại học Quốc gia Hà Nội.

(3) Xét tuyển kết quả thi đánh giá năng lực (HSA) còn hiệu lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (mã phương thức 401).

Trường xét tuyển thí sinh có kết quả thi đánh giá năng lực (HSA) do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức đạt tối thiểu 80/150 điểm trở lên.

(4) Xét tuyển chứng chỉ quốc tế (A-Level, SAT, ACT) ( mã phương thức 408). Cụ thể:

Thí sinh có chứng chỉ quốc tế của Trung tâm Khảo thí Đại học Cambridge, Anh (Cambridge International Examinations A-Level, UK, gọi tắt là chứng chỉ A-Level): Thí sinh sử dụng chứng chỉ A-Level có kết quả 3 môn thi trong đó bắt buộc có môn Toán hoặc Ngữ văn theo các tổ hợp quy định của ngành đào tạo tương ứng đảm bảo mức điểm mỗi môn thi đạt từ 60/100 điểm trở lên (tương ứng điểm C, PUM range ≥ 60).

Thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ) đạt điểm từ 1100/1600 trở lên. Mã đăng ký của Đại học Quốc gia Hà Nội với tổ chức thi SAT (The College Board) là 7853 – Vietnam National University – Hanoi (thí sinh cần khai báo mã đăng ký trên khi đăng ký thi SAT).

Thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa ACT (American College Testing) đạt điểm từ 22/36.

(5) Xét tuyển chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế (IELTS Academic, TOEFL iBT, HSK và HSKK, JLPT, TOPIK II) kết hợp kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông (mã phương thức 409).

Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh IELTS Academic từ 5.5 trở lên hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế khác (theo quy định tại Phụ lục 3) và có tổng điểm 2 môn thi còn lại trong tổ hợp xét tuyển của ngành/chương trình đào tạo đạt tối thiểu 14 điểm trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024 (trong đó bắt buộc có môn Toán hoặc môn Ngữ văn).

(6) Xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024 (mã phương thức 100).

Thí sinh có kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024 theo từng tổ hợp xét tuyển đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn quy định.

Thông tin kế hoạch đăng kí của các phương thức xét tuyển của trường cụ thể là:

TT
Phương thức xét tuyển
Mã phương thức
xét tuyển
Thời gian nhận đăng ký xét tuyển
Lệ phí đăng ký
1
Phương thức 1: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT
301
Trước 17h00 ngày 20/6/2024
30.000đ/nguyện vọng
2
Phương thức 2: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định đặc thù của ĐHQGHN
303
Trước 17h00 ngày 20/6/2024
30.000đ/nguyện vọng
3.
Phương thức 3: Xét tuyển kết quả thi đánh giá năng lực của ĐHQGHN
401
Trước 17h00 ngày 20/6/2024
30.000đ/nguyện vọng
4.
Phương thức 4: Xét tuyển chứng chỉ quốc tế
408
Trước 17h00 ngày 20/6/2024
30.000đ/nguyện vọng
5.
Phương thức 5: Xét tuyển chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế kết hợp với điểm thi THPT
409
Trước 17h00 ngày 20/6/2024
30.000đ/nguyện vọng
6.
Phương thức 6: Xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024
100
Theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Theo kế hoạch, năm 2024, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển sinh 2.300 chỉ tiêu đại học chính quy với 28 ngành đào tạo. Chỉ tiêu theo từng phương thức xét tuyển được phân bổ như sau:

STT
Tên ngành
Mã tuyển sinh
Chỉ tiêu
1
Báo chí
QHX01
160
2
Chính trị học
QHX02
60
3
Công tác xã hội
QHX03
65
4
Đông Nam Á học
QHX04
50
5
Đông phương học
QHX05
100
6
Hàn Quốc học
QHX26
60
7
Hán Nôm
QHX06
30
8
Khoa học quản lý
QHX07
120
9
Lịch sử
QHX08
80
10
Lưu trữ học
QHX09
50
11
Ngôn ngữ học
QHX10
80
12
Nhân học
QHX11
60
13
Nhật Bản học
QHX12
50
14
Quan hệ công chúng
QHX13
110
15
Quản lý thông tin
QHX14
100
16
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
QHX15
120
17
Quản trị khách sạn
QHX16
100
18
Quản trị văn phòng
QHX17
90
19
Quốc tế học
QHX18
150
20
Tâm lý học
QHX19
160
21
Thông tin - Thư viện
QHX20
50
22
Tôn giáo học
QHX21
60
23
Triết học
QHX22
50
24
Văn hóa học
QHX27
55
25
Văn học
QHX23
100
26
Việt Nam học
QHX24
70
27
Xã hội học
QHX25
70
28
Điện ảnh và Nghệ thuật đại chúng
QHX28
50
Tổng cộng:
2.300

Năm học 2024 – 2025, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội áp dụng mức học phí năm học 2024 – 2025 ( dự kiến) như sau:

TT
Tên ngành
Học phí
1
Báo chí, Tâm lý học, Quốc tế học, Quản trị khách sạn, Quan hệ công chúng, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
30.000.000 đồng
2
Khoa học quản lý, Đông phương học, Quản lý thông tin, Quản trị văn phòng, Văn học
25.000.000 đồng
3
Chính trị học, Công tác xã hội, Đông Nam Á học, Hàn Quốc học, Hán Nôm, Lịch sử, Lưu trữ học, Ngôn ngữ học,
Nhân học, Nhật Bản học, Thông tin - Thư viện, Tôn giáo học, Triết học, Văn hóa học,Việt Nam học, Xã hội học,
Điện ảnh và nghệ thuật đại chúng (dự kiến)
15.000.000 đồng

Bên cạnh đó, trường còn thông tin một số định hướng chuyên ngành. Đối với ngành Đông phương học, chương trình đào tạo ngành gồm có 3 hướng chuyên ngành: Ấn Độ học, Thái Lan học và Trung Quốc học. Sau học kỳ đầu tiên, khoa Đông phương học sẽ thực hiện chia hướng chuyên ngành cho sinh viên năm thứ nhất ngành Đông phương học dựa trên nguyện vọng và kết quả học tập của sinh viên ở học kỳ đầu tiên.

Trong đó, ưu tiên các sinh viên có chứng chỉ năng lực ngoại ngữ HSK và HSKK cấp độ 3 trở lên vào hướng chuyên ngành Trung Quốc học, chứng chỉ năng lực tiếng Thái vào hướng chuyên ngành Thái Lan học, chứng chỉ tiếng Anh quốc tế vào hướng chuyên ngành Ấn Độ học.

Còn sinh viên các ngành/chương trình đào tạo khác sẽ được chia định hướng chuyên ngành ở năm học thứ 4 (sinh viên lựa chọn hướng chuyên ngành theo nhu cầu chuyên môn của cá nhân và định hướng của đơn vị đào tạo). Cụ thể các định hướng chuyên ngành gồm:

STT
Tên ngành
Các định hướng chuyên ngành
1
Báo chí
Báo chí; Truyền thông số; Quản trị truyền thông; Quan hệ Công chúng - Quảng cáo.
2
Khoa học quản lý
Quản lý nguồn nhân lực; Quản lý sở hữu trí tuệ; Quản lý Khoa học và Công nghệ; Quản lý cấp cơ sở và chính sách xã hội; Văn hóa và đạo đức quản lý.
3.
Lịch sử
Lịch sử Việt Nam; Lịch sử Thế giới; Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; Lịch sử Văn hóa Việt Nam; Khảo cổ học; Lịch sử Đô thị.
4.
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
Quản trị lữ hành; Quản trị sự kiện.
5.
Quốc tế học
Quan hệ quốc tế; Châu Mỹ học; Châu Âu học; Nghiên cứu phát triển quốc tế.
6.
Tâm lý học
Tâm lý học xã hội; Tâm lý học quản lý - kinh doanh; Tâm lý học lâm sàng; Tâm lý học tham vấn; Tâm lý học phát triển.
7.
Triết học
Lịch sử triết học và tôn giáo phương Đông; Lịch sử triết học và tôn giáo phương Tây; Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; Chủ nghĩa xã hội khoa học; Mỹ học - Đạo đức học; Logic học; Triết học và Quản trị.
8.
Văn học
Folklore và văn hóa đại chúng; Văn học Việt Nam; Văn học nước ngoài; Lý luận Văn học - Nghệ thuật.
9.
Ngôn ngữ học
Ngôn ngữ học; Việt ngữ học cho người nước ngoài
10.
Tôn giáo học
Tín ngưỡng, tôn giáo; Quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo

Khi học tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, sinh viên có cơ hội học thêm một ngành thứ hai theo chương trình đào tạo bằng kép.

Các ngành sinh viên có thể học bằng kép tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội gồm:

TT
Ngành
TT
Ngành
TT
Ngành
1
Báo chí
10
Lịch sử
19
Quản lý thông tin
2
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
11
Văn hóa học
20
Thông tin - Thư viện
3
Chính trị học
12
Lưu trữ học
21
Triết học
4
Quan hệ công chúng
13
Quản trị văn phòng
22
Hán Nôm
5
Quản trị khách sạn
14
Nhân học
23
Văn học
6
Đông Nam Á học
15
Ngôn ngữ học
24
Việt Nam học
7
Đông phương học
16
Quốc tế học
25
Công tác xã hội
8
Hàn Quốc học
17
Tôn giáo học
26
Xã hội học
9
Khoa học quản lý
18
Tâm lý học

Ngoài ra, các sinh viên có thể theo học bằng kép tại các đơn vị của Đại học Quốc gia Hà Nội là: Ngành Ngôn ngữ Anh, ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc, ngành Ngôn ngữ Nhật, ngành Ngôn ngữ Trung Quốc của Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội; Ngành Luật học của Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội; Ngành Sư phạm Ngữ văn (áp dụng với sinh viên ngành Văn học), ngành Sư phạm Lịch sử (áp dụng với sinh viên ngành Lịch sử) của Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Ngoài ra, sinh viên chính quy của các trường trong Đại học Quốc gia Hà Nội (Đại học Ngoại ngữ, Đại học Luật, trường Quốc tế, Đại học Giáo dục, Trường Khoa học Liên ngành và Nghệ thuật, Đại học Kinh tế) có cơ hội học thêm một ngành tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

Kim Minh Châu