Năm 2011, Trung Quốc và Nga ký hợp đồng cung ứng động cơ D-30KP-2. Trung Quốc mua hơn 100 động cơ, dùng cho máy bay vận tải cỡ lớn và máy bay ném bom mới (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ) |
Tờ "Văn hối" Hồng Kông ngày 20 tháng 12 dẫn tờ "Thời báo Moscow" đưa tin, do quan hệ giữa Nga và phương Tây xấu đi, trọng điểm của Nga là làm sâu sắc quan hệ với Trung Quốc - "điểm tựa châu Á" của họ.
Hai nước Trung-Nga có rất nhiều lợi ích chung quan trọng, như khí đốt. Vào tháng 5, Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm Trung Quốc, đã ký kết với Trung Quốc một hợp đồng khí đốt trị giá 400 tỷ USD trong 30 năm. Không chỉ có vậy, thương mại quân sự giữa hai nước Trung-Nga cũng rất dồn dập.
Hai nước Trung-Nga không những thường xuyên tiến hành diễn tập liên hợp, mà còn Nga bán lâu dài các loại vũ khí tiên tiến cho Trung Quốc. Từ thập niên 90 thế kỷ 20 mãi đến đầu thế kỷ 21, Trung Quốc đã trở thành khách hàng vũ khí quan trọng nhất của Nga, giúp công nghiệp vũ khí Nga đã trải qua "giá lạnh" sau khi Liên Xô giải thể.
Hơn nữa, gần đây, thương mại vũ khí Trung-Nga đã tiếp tục trở thành trung tâm chú ý của dư luận quốc tế, liên quan đến máy bay chiến đấu Su-35 và tên lửa phòng không S-400.
Máy bay vận tải cỡ lớn Y-20 Trung Quốc đang phát triển |
Bài viết cho rằng, hai nước lớn Trung Quốc và Nga đều có quan điểm tương đồng trong rất nhiều vấn đề quốc tế, trong khi đó, việc NATO mở rộng về phía đông và sự kiện Ukraine đang thúc đẩy Nga làm sâu sắc quan hệ giữa Moscow và Bắc Kinh. Quan hệ Nga-Trung hầu như đã đạt được trạng thái chặt chẽ ít có. Nhưng trên thực tế, quan hệ Trung-Nga còn có bí ẩn rất lớn.
Trước hết, một phần nguyên nhân trỗi dậy của Trung Quốc là để đề phòng mối đe dọa tiềm tàng của láng giềng mạnh phía bắc Liên Xô trong thế kỷ trước, hơn nữa, sự lo sợ của Trung Quốc đối với mối đe dọa tiềm tàng hiện nay hoàn toàn không phải được xóa bỏ hết.
Lãnh đạo cao cấp Nga, Trung Quốc |
Thứ hai, sức mạnh của hai nước Trung Quốc và Nga đang mất cân bằng. Mặc dù khi đó Liên Xô từng liên minh với "người bạn nhỏ" Trung Quốc, nhưng, đến nay, Liên Xô tan rã, Nga không khôi phục được trước đây. Còn Trung Quốc, là nước đang phát triển lớn nhất và nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, gấp 5 lần nền kinh tế Nga, hơn nữa vẫn đang tăng trưởng nhanh.
So với thập niên 50 của thế kỷ trước, trong liên minh Trung Quốc và Liên Xô thì Trung Quốc là "người bạn nhỏ". Hiện nay, khoảng cách giữa Nga và "người bạn nhỏ" đó ngày càng lớn, điều này làm trầm trọng hơn sự mất cân bằng giữa Trung-Nga. Trong điều kiện như vậy, Trung Quốc và Nga liên minh là điều không hề có khả năng.
Tháng 11 năm 2009, Nga đã thực hiện thuận lợi hợp đồng xuất khẩu 55 động cơ D-30KP-2 cho Trung Quốc |
Chính như nhà nghiên cứu cao cấp vấn đề Nga của Ủy ban chính sách ngoại giao Mỹ Stephen Blancou đã nói: "Mỗi liên minh đều có ngựa và người cưỡi ngựa, trong khi đó, hiện nay, Nga là ngựa". Stephen Blanco còn cho rằng, quan hệ Trung-Nga còn lâu mới chặt chẽ như bên ngoài tưởng tượng. Các cuộc đàm phán về hợp đồng khí đốt giữa Trung-Nga rất gian nan. "Người Trung Quốc đã lợi dụng tất cả điểm yếu của Nga để đoạt lợi".
Không chỉ có vậy, rất nhiều người Nga cho rằng, Trung Quốc chỉ coi Nga là nhà cung ứng nguyên liệu, hơn nữa, nước lớn có 1,3 tỷ người tiếp giáp khu vực người ở thưa thớt Siberia, cứ coi như không có bất cứ hành động quân sự gì thì Trung Quốc cũng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ một cách lặng lẽ đối với khu vực Viễn Đông và Siberia của Nga.
Hơn nữa, nhà phân tích Carnegie Moscow là Dimitri Trenin lại rất cảnh giác với sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Ông cho rằng, cơ quan an ninh Nga cho rằng, mặc dù “trọng điểm sức mạnh quân sự hiện nay của Trung Quốc tập trung cho biển Hoa Đông và Biển Đông”, nhưng căn cứ vào khoảng cách dân số và thực lực kinh tế của hai nước ngày càng nới rộng, trong tương lai nếu như Trung Quốc "tham lam" bành trướng sang Nga cũng rất dễ dàng.
Trên thực tế, Nga cũng đã triển khai hành động, Nga đã tổ chức một cuộc diễn tập quân sự quy mô to lớn với 160.000 quân ở khu vực Viễn Đông, mục đích của cuộc diễn tập này chính là để răn đe Trung Quốc.
Máy bay ném bom H-6 Trung Quốc |
Bài viết cho rằng, trong môi trường như vậy, Nga đang nỗ lực trên nhiều hướng: Điện Kremlin đang thông qua xây dựng quan hệ với các nước châu Á khác để cân bằng với Bắc Kinh. Chẳng hạn, gần đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tiến hành chuyến thăm tới Ấn Độ, tái khẳng định quan hệ quan trọng Ấn-Nga, đồng thời tuyên bố giúp Ấn Độ xây dựng 10 nhà máy điện nguyên tử. Không chỉ Ấn Độ, ông Putin cũng nỗ lực xây dựng lại quan hệ với Việt Nam, ông đã tái khẳng định các cam kết với Việt Nam.
Bài viết cuối cùng cho rằng, mặc dù Tổng thống Nga Putin rất vui khi nhìn thấy sức mạnh Trung Quốc ngày càng tăng lên và có thể thách thức Mỹ, nhưng ông dường như và không muốn nhìn thấy liên minh hai nước Trung-Nga do Trung Quốc làm chủ đạo, điều này tiếp tục làm cho khả năng (liên minh) quan hệ hai nước cực kỳ thấp.