Nghỉ hè = cắt lương Hiện tại ở Nghệ An có một số lượng khá lớn giáo viên ngoài biên chế. Số giáo viên này được phân chia thành 2 dạng: lao động hợp đồng dài hạn và lao động hợp đồng ngắn hạn (lao động thời vụ). Số lao động hợp đồng dài hạn không phải là ít nhưng cuộc sống của họ tương đối được đảm bảo bởi theo quy định về phân cấp quản lý, lương chi trả cho các giáo viên này được lấy từ ngân sách các địa phương cấp huyện, thành thị. Trong khi đó, giáo viên hợp đồng ngắn hạn lại chật vật với đồng lương ít ỏi của mình vì tiền lương của họ được lấy từ nguồn thu học phí của từng trường. Cô Nguyễn Thị Phương - Hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Lợi (Tp Vinh) cho biết: “Về cơ bản, các quyền lợi của giáo viên hợp đồng ngắn hạn được đảm bảo như các giáo viên khác, được đóng bảo hiểm và thưởng lễ, Tết. Hai tháng nghỉ hè, giáo viên hợp đồng ngắn hạn cũng được trả đủ 2 tháng lương”. Tuy nhiên, không phải trường nào cũng đó đủ kinh phí để chi trả lương nghỉ hè cho giáo viên hợp đồng ngắn hạn. Trường tiểu học Nghi Phú, do điều kiện nhà trường còn quá khó khăn, bởi vậy, dù biết giáo viên hợp đồng ngắn hạn sẽ chật vật trong dịp nghỉ hè nhưng cố lắm nhà trường cũng chỉ có thể hỗ trợ cho giáo viên diện này 1 tháng lương. Trong khi đó, 3 giáo viên hợp đồng ngắn hạn tại Trường tiểu học Lê Mao đành phải chịu cảnh không lương vào dịp hè vì nhà trường không có kinh phí chi trả lương. Lý giải cho vấn đề này, thầy Đặng Quang Canh - Hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Mao cho biết: “Ngân sách chi trả lương cho giáo viên hợp đồng ngắn hạn được lấy từ nguồn thu học phí. Với mức học phí hiện tại là 100 nghìn đồng/ học sinh/tháng thu theo tháng học thì việc trả lương cho giáo viên cũng trả theo thời gian dạy. Biết là các giáo viên sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng nhà trường không thể làm khác được.
Vào kỳ nghỉ hè, hàng trăm giáo viên hợp đồng tại Nghệ An lâm vào cảnh không lương. |
Cũng giống như hầu hết các giáo viên hợp đồng khác, vừa bước vào hè cũng là lúc mức lương 830.000 đồng của cô giáo Nguyễn Thị Hiền, Trường THCS Phúc Thành (Yên Thành) cũng bị cắt. Hai đồng nghiệp của cô ở trường này cũng chịu chung số phận “đến hè cắt lương”. Chính thức bước vào nghề “gõ đầu trẻ” từ tháng 12/2011 với mức lương 450.000 đồng/tháng nhưng yêu nghề nên cô Hiền cũng gắng gượng đến ngày hôm nay. Thời điểm trước nghỉ hè, lương của cô đã được nâng lên bằng mức lương cơ bản, nghĩa là 830.000 đồng/tháng. “Chế độ chính sách như bảo hiểm thì em không phải lo nhưng nhiều khi cũng tủi thân. Ngày lễ, ngày tết, lương thưởng của giáo viên chả đáng bao nhiêu nhưng diện hợp đồng ngắn hạn của bọn em còn hẻo hơn, chỉ mang tính tượng trưng thôi”, cô Hiền tâm sự.
Ông Nguyễn Xuân Sinh - Chủ tịch UBND thành phố Vinh cho biết: Hiện tại trên địa bàn thành phố Vinh còn 119 giáo viên hợp đồng dài hạn, nhiều người đã có thời gian công tác khá lâu. Bởi vậy, thành phố ưu tiên xét biên chế cho sô giáo viên này trước. Trung bình mỗi năm cũng chỉ có thể tuyển từ 20-30 giáo viên hợp đồng dài hạn vào biên chế, do đó, trong vòng 3-4 năm tới, thành phố không ký hợp đồng dài hạn cho các giáo viên. Các trường tùy vào nhu cầu tuyển dụng, khả năng tài chính và sự thỏa thuận giữa 2 bên mà chi trả lương cho giáo viên hợp đồng ngắn hạn.
Hai vợ chồng đều là giáo viên, với đồng lương mang tính tượng trưng như thế này thì cuộc sống của hai vợ chồng đều phụ thuộc vào lương giáo viên cắm bản của chồng. Nghỉ hè, cắt lương, cuộc sống càng trở nên chật vật hơn, nhất là hiện tại cô Hiền đang mang thai tháng thứ 5. “Hè, hai vợ chồng nín nhịn thì cũng ổn nhưng sắp tới sinh em bé, vợ không lương, cả 3 người với trăm thứ chi tiêu không biết tính răng đây chị ạ”, đôi mắt cô giáo trẻ buồn mênh mang khi nghề không nuôi nổi mình.Trò nghỉ học, thầy... đi buôn Cô Nguyễn Thị Hiền còn thuộc vào diện “may mắn” vì còn có chồng để nhờ. Vào hè, hàng trăm giáo viên hợp đồng ngắn hạn ở Nghệ An lại bước vào một cuộc mưu sinh mới để duy trì cuộc sống trong những tháng ngày bị cắt lương. Cô Lê Na - giáo viên hợp đồng tại Trường tiểu học Vinh Tân tâm sự: “Mình là giáo viên hợp đồng ngắn hạn, khi các trường cần thì mới có công việc nên nơi công tác cứ thay đổi theo hàng năm. Mà kinh phí chi trả lương của các trường đều phụ thuộc vào nguồn thu từ học phí nên 2 tháng học sinh nghỉ hè cũng là lúc chúng tôi không có lương. Cứ hè về, anh chị em lại cuống cuồng tìm việc làm để sống. Ai may mắn thì được nhờ chồng, còn lại, làm bất cứ công việc gì, miễn là có thêm thu nhập trang trải cuộc sống gia đình”.
Lương bị cắt, thầy Lĩnh đi buôn trâu để trang trải cuộc sống |
ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC CỦA BỘ GIÁO DỤC: TOÀN BỘ ĐÁP ÁN ĐH KHỐI B 2012 -TOÀN BỘ ĐÁP ÁN ĐH KHỐI A 2012 - TOÀN BỘ ĐÁP ÁN ĐH TOÁN, VĂN KHỐI D 2012 -TOÀN BỘ ĐÁP ÁN ĐH KHỐI C 2012 - ĐÁP ÁN ĐH CÁC MÔN NGOẠI NGỮ KHỐI D 2012 Với mức lương hơn 2 triệu đồng 1 tháng, thu nhập của cô Na chỉ đủ chi trả tiền sữa, quần áo cho 2 đứa con nhỏ, còn phần lớn chi tiêu trong nhà đều phụ thuộc vào thu nhập của chồng. Nghỉ hè, lương bị cắt đồng nghĩa với mất một khoản thu nhập nên cả gia đình lại phải thực hiện chính sách “thắt lưng buộc bụng”. Nếu như các cô giáo còn có chồng để “dựa” thì với vai trò trụ cột trong gia đình, các thầy giáo diện hợp đồng ngắn hạn cũng bạc cả mắt để thu vén chi tiêu trong nhà. Thầy giáo Trần Duy Lĩnh - Trường tiểu học Đại Sơn (Đô Lương) có thâm niên 11 năm công tác nhưng hiện tại mức lương mới chỉ ở mức 1.150.000 đồng/tháng. Vợ thầy Lĩnh là nhân viên y tế học đường, lương 830.000 đồng. Nghỉ hè, hợp đồng không có lương, thầy Lĩnh đi… buôn trâu. Gọi là nghề phụ nhưng đây là thu nhập chính của vợ chồng thầy. “Bọn em không có lương hè nên phải làm thêm thôi. Ở quê, không có việc chi, làm thêm mấy sào ruộng, nuôi đàn lợn, đàn gà không đủ mà trang trải cuộc sống. Đại Sơn có chợ trâu bò, đến phiên, dân tứ xứ đưa trâu bò đến bán. Em gom góp tiền mua mấy con về chăm cho béo rồi đợi được giá thì bán”, thầy Lĩnh chua chát tâm sự về cái nghề phụ không giống ai của mình. Cùng cảnh như thầy Lĩnh, thầy Nguyễn Hải Đường đã kinh qua một số nghề phụ chẳng liên quan đến nghề dạy học này. Thầy Đường kể: “Hồi mới vào nghề, nghỉ hè hết đi cắm câu bắt cá, đặt trúm lươn, tôi đi buôn lạc. Buôn được mấy chuyến thì cụt vốn, chuyển sang buôn trâu. Hồi đầu cũng ngại, thầy giáo ai đi buôn trâu nhưng đói thì đầu gối phải bò, miễn nghề lương thiện nuôi vợ, nuôi con là được”. Cũng nhờ nghề buôn trâu, thầy mới có thể cất được căn nhà riêng cho mình, chứ nếu mong vào đồng lương hợp đồng, đến hè lại cắt thì có lẽ, giờ đây, vợ chồng con cái vẫn còn chui rúc trong căn nhà tập thể cũ nát, xập xệ. Học trò nghỉ, thầy không có lương. Bởi vậy mới có chuyện, giáo viên sợ... nghỉ hè!
NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT |
|
Kết thúc môn thi cuối khối A: Thí sinh "thở phào" với môn Hóa |
|
ĐIỂM NÓNG |
|
Theo Dân Trí