Trầm cảm vì suốt ngày bị bố mẹ "nhốt" trong nhà

07/06/2011 07:20
(GDVN) - Học đại học ở xa nhà bố mẹ đã chọn cách cho con vào ký túc xá ở cho tiếp xúc nhiều với mọi người. Cả 4 năm đi học, Th. vẫn không hề thay đổi.

(GDVN) - "Từ nhỏ, chúng tôi hạn chế cho các cháu ra ngoài đường vì sợ các cháu học nhiều thói hư tật xấu ở bên ngoài, thế nhưng, nào có ngờ, đấy lại là nguyên nhân khiến con tôi phải nhập viện thì bị trầm cảm" - chị M tâm sự trong nước mắt.

{iarelatednews articleid='1152'}

Nuôi con kiểu “lồng kính”

Gặp hai mẹ con chị Vũ Thị M (Gia Lâm, Hà Nội) trong Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, không ai nén nổi nỗi đau và coi đó trở thành một bài học để rút ra kinh nghiệm cho việc nuôi dạy con cái.

Th.- con trai lớn của chị M. đang chuẩn bị thi tốt nghiệp đại học thì đành bỏ thi vì trầm cảm nặng.

Gia đình chị M. có hai con trai. "Từ nhỏ, chúng tôi hạn chế cho các cháu ra ngoài đường vì sợ các cháu học nhiều thói hư tật xấu ở bên ngoài” – chị M. kể.

Từ năm lớp 1 đến năm lớp 9, Th. chưa một lần đi chơi với bạn. Tan học là Th. Chạy thẳng về nhà. Em trai của Th. cũng vây.

“Ngay cả khi có hai anh em, chúng nó cũng chẳng chịu nói chuyện với nhau. Lúc đó vợ chồng tôi biết đã tạo thói quen sai lầm cho con. Chúng tôi ra sức bắt con tiếp xúc với nhiều người nhưng chúng đều từ chối, thậm chí là chạy trốn.Cả hai cháu đều không chịu chơi với ai”.

Khi vào Đại học, bố mẹ đã chọn cách cho Th. vào  ký túc xá ở để tiếp xúc nhiều với mọi người. Thế nhưng, cả 4 năm học, Th. vẫn không hề thay đổi. Bạn bè thường gọi Th. là “tàu điện”.

Những ngày cuối của khóa học, Th. trở nên lầm lì hơn, không chịu ăn uống – mãi sau này tôi mới được bạn bè cùng phòng Th. cho hay – chị M tỏ ra áy náy vì đã giáo dục con sai cách.

“Th. đi thẳng người, không vung vẩy tay chân như người bình thường” – Chị M cho biết những biểu hiện trước khi phát bệnh của Th.

Gia đình bắt đầu lo lắng và đưa Th. đi khám bệnh. Các bác sĩ cho biết, Th. bị trầm cảm nặng, cần được nhập viện ngay.

Th. nhập viện được 20 ngày nhưng tình trạng vẫn chưa cải tiến mấy. Giờ chị M. còn đang lo đứa con trai thứ hai của anh chị cũng có những biểu hiện giống anh trai nó.

“Đã đến nước này thì chẳng học hành gì nữa. Giờ mà cho nó học thì đầu chúng nó sẽ nổ tung ra mất. Biết có ngày hôm nay, ngày xưa cứ để chúng nó phát triển tự nhiên có phải đỡ khổ hơn”.

Bệnh nhân áo xanh đang điều trị trầm cảm trong bệnh viện
Bệnh nhân Th. (áo xanh) đang điều trị trầm cảm
trong bệnh viện
Con bị trầm cảm lại tưởng "ma" ám
Bác sĩ chuyên khoa II, Nguyễn Văn Dũng, Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai), người trực tiếp điều trị các ca bệnh về trầm cảm cho biết, hiện nay học sinh mắc trầm cảm tăng nhanh.

Một trong những nguyên nhân đó là do nhiều bậc phụ huynh nuôi con theo kiểu “lồng kính”, khiến các em không hòa nhập được với mọi người.
Theo BS Dũng, em Th. sẽ phải điều trị khoảng 2 tuần nữa mới được ra viện. Rất may là gia đình đã đưa em Th. đến viện kịp thời. Chúng tôi thường xuyên tiếp nhận những trường hợp các em bi bệnh quá nặng mới được gia đình đưa đến.

”Trẻ trầm cảm không được bố mẹ để ý, quan tâm rất dễ dẫn đến rối loạn tâm thần. Nhiều trường hợp thấy con ít nói, gày guộc lại cho rằng con bị “ma ám” nên ra sức cúng lễ đuổi ma. Có những gia đình đã phải tan gia, bại sản vì cúng lễ chữa trầm cảm cho con” – BS Dũng kể.
 

Mới đây, một nghiên cứu của Sở Y tế Hà Nội, Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương (Hà Nội) cùng trường Đại học Melbourne (Australia) nằm trong dự án “Chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh” tại một số trường trên địa bàn Hà Nội cho thấy tỷ lệ HS từ 10 - 16 tuổi có vấn đề về sức khỏe tâm thần chung là 19,46%. Đáng lưu ý, trong số các ca tự sát có 10% ở độ tuổi 10 - 17. Nghiên cứu gồm 1.202 học sinh tiểu học và THCS,

Trầm cảm là dạng rối loạn tâm thần hay gặp với triệu chứng rất đa dạng và phong phú như mất ngủ, mệt mỏi, uể oải. Cảm giác buồn rầu, hoặc bực bội, khó chịu làm các em luôn rầu rĩ, cáu gắt vì những lý do không đâu. Đôi lúc các em cho mình là vô dụng, vì vậy muốn buông xuôi mọi việc, thậm chí xuất hiện ý nghĩ tiêu cực như tự tử. Từ đó dẫn đến những rối loạn cơ thể như đau đầu, đau ngực, đau cơ, ăn uống, không còn ham thú mà rơi vào trạng thái vô cảm...
Lan Chi