Kết luận do Thứ trưởng Bùi Văn Ga ký có nêu, ông Trần Văn Tớp bị tố đã sao chép nhiều nội dung tài liệu “Một số vấn đề kỹ thuật điện áp cao ở siêu cao áp và cực cao áp” năm 1993 của PGS.TS Võ Viết Đạn trong giáo trình “Kỹ thuật điện cao áp” xuất bản năm 2007, xâm phạm quyền tác giả quy định trong Luật sở hữu trí tuệ năm 2005.
Sau khi nhận được đơn tố cáo, ngày 20/10/2014, Bộ GD&ĐT đã ban hành Quyết định số 4679/QĐ-BGDĐT về việc thụ lý giải quyết tố cáo và thành lập Tổ xác minh nội dung tố cáo đối với ông Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
Theo kết luận thanh tra ngày 2/3/2015 của Thanh tra Bộ GD&ĐT, nội dung tố cáo ông Trần Văn Tớp đã sao chép nhiều nội dung tài liệu “Một số vấn đề kỹ thuật điện áp cao ở siêu cao áp và cực cao áp” năm 1993 của PGS.TS Võ Viết Đạn trong giáo trình “Kỹ thuật điện cao áp” xuất bản năm 2007 là đúng một phần.
Cuốn sách được cho là ông Trần Văn Tớp sao chép gần như 100% tài liệu “Một số vấn đề kỹ thuật điện áp cao ở siêu cao áp và cực cao áp” năm 1993 của PGS.TS Võ Viết Đạn. Ảnh Phương Thảo |
Theo đó, hiệu phó Trần Văn Tớp có sử dụng một số nội dung Tập bài giảng năm 1993 của GS.TS Võ Viết Đạn trong Giáo trình năm 2007 nhưng không chỉ rõ nội dung đã sử dụng; đứng tên tác giả độc lập của giáo trình có sử dụng một số nội dung trong Tập bài giảng của GS.TS Võ Viết Đạn và từ đó kê khai viết một mình giáo trình này khi đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư năm 2009; dẫn chiếu chưa chính xác về Tập bài giảng của GS.TS Võ Viết Đạn trong Giáo trình năm 2007.
Cũng theo bản kết luận này, việc người tố cáo cho rằng ông Trần Văn Tớp xâm phạm quyền tác giả quy định trong Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 là chưa đủ cơ sở pháp lý để chấp nhận.
Thực tế ông Trần Văn Tớp biên soạn Giáo trình năm 2007 theo nhiệm vụ được giao, có ký hợp đồng và thực hiện việc biên soạn giáo trình theo quy định của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội; có nêu việc sử dụng nội dung Tập bài giảng của GS.TS Võ Viết Đạn tại Lời nói đầu và Danh mục tài liệu tham khảo; Giáo trình năm 2007 đã được Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức thẩm định, xuất bản, xác nhận là tài liệu học tập biên soạn phục vụ công tác đào tạo.
Quy chế soạn bằng tiếng Việt, nhưng không phải ai cũng hiểu tường tận!
(GDVN) - Theo quy chế mới cơ hội vào từng trường của thí sinh sẽ cao hơn, song cơ hội vào nhiều trường khác nhau sẽ ít hơn
Với những kết luận trên, Bộ GD&ĐT yêu cầu ông Trần Văn Tớp phải kiểm điểm trách nhiệm cá nhân về việc sử dụng nội dung Tập bài giảng năm 1993 của GS.TS Võ Viết Đạn khi biên soạn Giáo trình năm 2007 nhưng không chỉ rõ các nội dung đã sử dụng; đứng tên tác giả độc lập của giáo trình có sử dụng một số nội dung trong Tập bài giảng của GS.TS Võ Viết Đạn; dẫn chiếu chưa chính xác về Tập bài giảng của GS.TS Võ Viết Đạn trong Giáo trình năm 2007.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga giao Trường ĐH Bách khoa Hà Nội chỉ đạo, kiểm tra ông Trần Văn Tớp trong việc thực hiện các nội dung trên; phối hợp với Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật thực hiện việc đính chính, bổ sung, chỉnh sửa Giáo trình năm 2007 theo quy định của pháp luật.
Đồng thời ông Trần Văn Tớp phải chỉ rõ các nội dung đã sử dụng từ Tập bài giảng của GS.TS Võ Viết Đạn; xác định rõ tác giả và/ hoặc chủ biên của Giáo trình năm 2007 tuỳ thuộc vào mức độ sử dụng Tập bài giảng năm 1993 theo quy định của pháp luật; đính chính các sai sót về dẫn chiếu trong Giáo trình năm 2007.
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cần phải tổ chức rút kinh nghiệm về công tác biên soạn giáo trình, tránh để xảy ra các sai sót tương tự; sửa đổi, bổ sung văn bản quy định về công tác biên soạn giáo trình của Trường, trong đó quy định cụ thể về quy trình giao nhiệm vụ biên soạn, xét duyệt đề cương, trích dẫn, đứng tên tác giả, tổ chức thẩm định, các điều kiện để được phép biên soạn tác phẩm phái sinh theo quy định của pháp luật, nhuận bút tác giả.
Trước bản Kết luận liên quan tới ông Trần Văn Tớp, người đứng đơn kiện là ông Nguyễn Ngọc Thanh có trao đổi với phóng viên rằng, ông hoàn toàn không nhất trí với những nội dung mà bản Kết luận đã nêu.
Cụ thể, ông Thành khẳng định có 6 nội dung ông không đồng tình. Một trong những nội dung không đồng tình là các tài liệu chuyên môn mà Kết luận số 99 của Bộ GD&ĐT đưa ra, chi có 02 cuốn tài liệu liên quan trực tiếp đến nội dung tố cáo của ông Thành, đó là: 1/ “Một số vấn đề kỹ thuật điện cao áp ở siêu cao áp và cực cao áp” năm 1993 của tác giả Võ Viết Đạn; 2/ Giáo trình “Kỹ thuật điện cao áp: Quá điện áp và bảo vệ chống quá điện áp” xuất bản năm 2007 của Trần Văn Tớp. Còn các tài liệu chuyên môn khác, ông Thành khẳng định ông không tố cáo ông Tớp có đi chép hay không.
Ông Nguyễn Ngọc Thành còn bày tỏ nguyện vọng, để làm sáng tỏ hơn bản thân ông sẵn sàng đối chất công khai, minh bạch với Hội đồng chức danh giáo sư liên ngành Điện, Điện Tử, Tự Động Hóa và Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước, cũng như với đại diện Cục Bản quyền tác giả trước sự chứng kiến của các chuyên gia hàng đầu Ngành Điện!?
Đọc thêm bài tại đây.