Hạm đội Nam Hải trong một cuộc tập trận đánh chiếm đảo năm 2013 (nguồn: military.dwnews.com) |
Tờ "Tin tức Tham khảo" tiếng Trung ngày 7 tháng 4 dẫn tờ "Ngôi sao Philippines" ngày 6 tháng 4 đưa tin, Trung tâm nghiên cứu các vấn đề chiến lược và quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Mỹ khẳng định, Philippines đã lựa chọn con đường đúng đắn trong tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc có liên quan đến quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam).
Trung tâm này đưa ra một báo cáo cho rằng, Philippines có thể sẽ đối mặt với hậu quả do kiện Trung Quốc về tranh chấp lãnh thổ lên Tòa án quốc tế, nhưng cái giá cho sự lạc quan có thể sẽ cao hơn.
Gregory Borin, nhà nghiên cứu của CSIS cho biết, ngày 30 tháng 3 năm 2014, Philippines đệ trình báo cáo về lập trường của họ lên Tòa án trọng tài ở La Hay, điều này "đánh dấu Philippines đã có một bước đi mạnh dạn, dũng cảm, trong khi đó, Bắc Kinh hầu như cho rằng, Philippines sẽ không làm như thế".
Bài báo còn cho rằng, bản báo cáo dày gần 4.000 trang này (10 hồ sơ) đã giải thích chi tiết lý do và chứng cứ Philippines phản đối "đường chín đoạn" (đường lưỡi bò) của Trung Quốc cùng các phương diện khác trong yêu sách chủ quyền Biển Đông (trái phép, vô lý) của Trung Quốc.
Hạm đội Nam Hải trong một cuộc tập trận đánh chiếm đảo năm 2013 (nguồn: military.dwnews.com) |
Bài viết của Gregory Borin bình luận cho rằng: "Philippines đã lựa chọn con đường đúng đắn. Hiện nay, cộng đồng quốc tế phải tham gia vào, đồng thời để cho Trung Quốc biết được thực tế này".
Theo bài viết, Trung Quốc luôn bác bỏ, từ chối Trọng tài, thậm chí dùng trừng phạt để dọa nạt Philippines, hy vọng tránh để Philippines đệ trình báo cáo có liên quan.
Gregory Borin nhấn mạnh, Manila đã rút ra bài học từ sự đe dọa của Trung Quốc, Trung Quốc đã cướp lấy bãi cạn Scarborough và tận lực ngăn cản tàu thuyền Philippines cung cấp tiếp tế cho số ít binh sĩ Thủy quân lục chiến của Philippines đồn trú trên bãi Cỏ Mây.
Gregory Borin còn cho rằng: "Sự kiện này cho thấy, Philippines đã rút ra bài học sau bãi cạn Scarborough, đó là: Trung Quốc hoàn toàn không có ý định nhượng bộ về yêu sách chủ quyền, không dự định chấp nhận sự trói buộc của luật pháp quốc tế, cũng sẽ không đối xử bình đẳng với các nước đưa ra yêu cầu chủ quyền khác".
Gregory Borin khẳng định, lập trường của Bắc Kinh tồn tại "tì vết", bởi vì họ chủ trương (bất hợp pháp) đối với đảo và vùng biển lân cận ở trong "đường lưỡi bò".
Hạm đội Nam Hải trong một cuộc tập trận đánh chiếm đảo năm 2013 (nguồn: military.dwnews.com) |
Theo Gregory Borin, bãi Cỏ Mây không phải là một đảo, chỉ là khi có sóng nhỏ mới nhô lên khỏi mặt nước.
Mỹ ủng hộ Philippines kiện Trung Quốc
Hiện nay Mỹ đứng về phía đồng minh và khẳng định tuân thủ cam kết của họ là điều không phải nghi ngờ. Trong cuộc đối đầu ở bãi Cỏ Mây gần đây nhất, các máy bay, tàu chiến Mỹ cũng đã hỗ trợ cho hoạt động tiếp tế của Philippines tại bãi Cỏ Mây, khiến cho Trung Quốc rất tức giận, song không làm được gì.
Trung Quốc đã răn đe về ngoại giao và dư luận một cách gay gắt, tuyên bố Philippines hãy lãnh lấy "hậu quả". Đồng thời, dư luận Trung Quốc còn ra sức kêu gọi Chính phủ Trung Quốc phải làm việc để không có nước nào khác xunh quanh Biển Đông kiện Trung Quốc trong tương lai.
Hạm đội Nam Hải trong một cuộc tập trận đánh chiếm đảo năm 2013 (nguồn: military.dwnews.com) |
Báo Trung Quốc có nhắc đến các quan điểm của Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban biên giới Chính phủ Việt Nam.
Bộ máy tuyên truyền của nước này cũng đã cổ xuý cho rằng, "cần phải ngăn chặn Việt Nam kiện lên Tòa án trọng tài “trong thời điểm thích hợp”".
“Hỏa lực mồm” được Trung Quốc tung ra hàng loạt, được truyền thông gọi là “mưu hèn kế bẩn” hòng dọn đường cho tham vọng Biển Đông viển vông.
Đáp lại những đe dọa từ Bắc Kinh, Philippines nói rằng họ đã chuẩn bị tốt và trước để “tiếp chiêu” nếu Trung Quốc “ra đòn”. Theo báo chí Trung Quốc, gần đây, hoạt động kinh doanh của thương nhân người Hoa tại Philippines cũng được báo Trung Quốc cho là bị Philippines kiểm soát gắt gao hơn, thường xuyên kiểm tra, nhất là những đối tượng buôn bán.
Ngày 5 tháng 4, Phủ Tổng thống Philippines cũng ra tuyên bố bày tỏ hoan nghênh đối với sự ủng hộ của Mỹ đối với Philippines trong vấn đề Biển Đông, mà cụ thể hơn là vấn đề bãi Cỏ Mây, cũng như vụ kiện Trung Quốc lên Trọng tài quốc tế. Theo tuyên bố thì Mỹ coi vụ kiện của Philippines là một cách thức giải quyết hòa bình tranh chấp Biển Đông.
Người phát ngôn Phủ Tổng thống Philippinese Hermínio Coloma nói: "Chúng tôi chú ý đến việc Mỹ tái khẳng định sẽ tuân thủ Hiệp ước phòng thủ chung đã ký với Philippines, ủng hộ vụ kiện lên Tòa án trọng tài".
"Giữa các nước láng giềng tôn trọng cam kết giải quyết bất đồng bằng pháp lý và hòa bình là nền tảng quan trọng để thực hiện hòa bình và ổn định khu vực".
Hạm đội Nam Hải trong một cuộc tập trận đánh chiếm đảo năm 2013 (nguồn: military.dwnews.com) |
Ngày 3 tháng 4, trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề Đông Á Mỹ Daniel Russell cho biết, trong vấn đề xuất hiện căng thẳng quan hệ xoay quanh tranh chấp lãnh thổ Biển Đông giữa Manila và Bắc Kinh, Mỹ đứng về phía đồng minh và quyết tâm tuân thủ cam kết là điều không có gì phải nghi ngờ. Phía Mỹ còn tuyên bố, Philippines không phải sợ bất cứ sự báo thù nào.
Ngoài ra, để tỏ sự ủng hộ đối với Philippines, Nhật Bản đã quyết định cấp tàu tuần tra cho Philippines bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải. Đồng thời, ngày 2 tháng 4, hai tàu khu trục Nhật Bản đã đến quân cảng của Philippines thực hiện chuyến thăm hữu nghị trong thời gian 4 ngày, ngoài ra sẽ tổ chức diễn tập quân sự liên hợp với Hải quân Philippines.
Theo VOA Mỹ, 2 tàu khu trục này của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản lần lượt tên là Shirane và Asayuki, sáng ngày 2 tháng 4 đã đến cảng Manila. Trên tàu có 480 binh sĩ.
Trong tiếng Nhật thì đây là 2 "tàu hộ vệ". Theo sĩ quan Nhật Bản, binh sĩ của hai tàu chiến này tiến hành diễn tập cơ động liên hợp với Hải quân Philippines vào sáng ngày 5 tháng 4.
Gần đây, các nguồn tin cho biết, Nhật Bản đang thúc đẩy thực hiện chủ trương “chủ nghĩa hòa bình tích cực” do Thủ tướng Shinzo Abe đưa ra, phát huy vai trò lớn hơn của Nhật Bản trên trường quốc tế.
Điều đáng chú ý là, ngày 1 tháng 4 năm 2014, Chính phủ Nhật Bản đã thông qua “Ba nguyên tắc chuyển giao trang bị quốc phòng” thay cho “Ba nguyên tắc xuất khẩu vũ khí” cũ, nới lỏng xuất khẩu vũ khí cho các nước.
Hạm đội Nam Hải trong một cuộc tập trận đánh chiếm đảo năm 2013 (nguồn: military.dwnews.com) |
Các chuyên gia cho rằng, từ ngữ của Ba nguyên tắc mới rất mềm dẻo, sẽ tạo thuận lợi cho Nhật Bản áp dụng linh hoạt, có thể xuất khẩu vũ khí khi “có lợi cho an ninh của Nhật Bản” và hòa bình khu vực.
Truyền thông Nhật Bản và Trung Quốc đều khẳng định, Nhật Bản có thể xuất khẩu, hợp tác phát triển vũ khí trang bị với các nước, trong đó có thể xuất khẩu vũ khí cho các nước như Việt Nam, Philippines, Indonesia, Ấn Độ…