Chống tiêu cực, gian lận trong giáo dục, mệt lắm!

18/08/2018 07:59
KIÊN TRUNG
(GDVN) - Một số cán bộ, giám thị, giám khảo được nhiều thứ (quan hệ, quyền chức, tiền bạc) từ phụ huynh “chạy” nên sẵn sàng hỗ trợ, tiếp sức, “gà” bài, nâng, sửa điểm.

LTS: Trước những gian lận trong thi cử xảy ra gần đầy, thầy giáo Kiên Trung đưa ra những phân tích cho rằng việc chống tiêu cực trong giáo dục và đào tạo không hề đơn giản.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.

Tại phiên chất vấn của chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 13/8, nhiều đại biểu đề cập gian lận điểm thi Trung học phổ thông quốc gia vừa qua, cũng như trách nhiệm của Bộ Công an trong vấn đề này.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết: "Hành vi gian lận thi cử thì không phải là mới và không phải đến 2018 này mới có mà có thể đã diễn ra từ thời gian trước...".

Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội) đặt câu hỏi đâu là trách nhiệm của công an địa phương và trước những sai phạm trong kỳ thi vừa qua, Bộ sẽ xử lý lực lượng công an tham gia quy trình thi như thế nào?

Nhiều vụ việc gian lận thi cử xảy ra thời gian qua gây bức xúc trong dư luận xã hội. Ảnh: Laodong.vn
Nhiều vụ việc gian lận thi cử xảy ra thời gian qua gây bức xúc trong dư luận xã hội. Ảnh: Laodong.vn

Bộ trưởng Tô Lâm thẳng thắn: "Lực lượng công an tham gia nhiều khâu, phối hợp các cơ quan trong ngành giáo dục, từ bộ đến địa phương, các điểm trường.

Trong quá trình tham gia, Bộ Công an có những quy chế để hạn chế vi phạm.

Tuy nhiên, một số dấu hiệu cho thấy có những cá nhân tham gia vào việc can thiệp điểm, móc nối với người có trách nhiệm trong hội đồng thi, quản lý đề thi, để thực hiện gian lận.

Bộ Công an đang điều tra các tiêu cực, vi phạm khác. Nếu phát hiện vi phạm luận pháp, bộ sẽ xem xét xử lý.”

“Quan điểm chung của Bộ Công an là đối với những vi phạm đó, bất kể lực lượng nào, kể cả trong nội bộ, đều phải được xử lý thích đáng”, Bộ trưởng Tô Lâm khẳng định.

Nhiều cử tri, bạn đọc cả nước rất đồng tình với những nhận định, quan điểm và quyết tâm xử lý sai phạm “không giới hạn, không có vùng cấm” của Bộ Công an liên quan đến tiêu cực, gian lận trong giáo dục, thi cử.

Một số nước trên thế giới đã từng để xảy ra tiêu cực, gian lận trong thi cử. Ở nước ta, thời nào cũng có hiện tượng tương tự.

Chống tiêu cực, gian lận trong giáo dục, mệt lắm! ảnh 2Năm học mới đến rồi, các nhà quản lý, thầy cô, phụ huynh có ý kiến gì không?

Nhưng, chưa bao giờ các biểu hiện tiêu cực, gian lận trong thi tuyển sinh vào lớp 10, thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (trước đây), thi Trung học phổ thông Quốc gia cùng nhiều cuộc thi khác lại phổ biến và phức tạp như hiện nay.

sính thành tích cho nhà trường, địa phương, các thầy cô giáo "chăm sóc" kỹ càng các giám thị, thanh tra từ nơi khác đến.

Thậm chí còn mang danh Hội phụ huynh góp tiền bồi dưỡng Hội đồng thi... để học sinh quay cóp các kiểu...

Vì thích được khoe mẽ, con cái vào trường chuyên, lớp chọn, trường điểm, trường công lập, trường đại học tốp đầu, ra trường có việc làm, chế độ ổn định, một bộ phận phụ huynh thi đua “chạy” các khâu coi thi, chấm thi, chấm thi vào đầu cấp, thi quốc gia.

Một số cán bộ, giám thị, giám khảo được nhiều thứ (quan hệ, quyền chức, tiền bạc) từ phụ huynh “chạy” nên sẵn sàng hỗ trợ, tiếp sức, “gà” bài, nâng, sửa điểm từ điểm yếu kém thành điểm khá, giỏi.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chuyển đổi hình thức thi từ thi tự luận sang trắc nghiệm khách quan, từ 1 đề thi thành nhiều mã đề thi để ngăn chặn, hạn chế bớt tình trạng tiêu cực, quay cóp, “gà” bài trong phòng thi, sửa điểm trong chấm thi.

Vậy mà, một số cán bộ, giám thị, giám khảo sa sút đạo đức công vụ lại có những thủ đoạn mới, xảo quyệt và tinh vi hơn trước những bất cập, sơ hở của quy chế hiện hành, thiếu trách nhiệm của một bộ phận trong hội đồng coi thi, hội đồng chấm thi.

Khi tiêu cực xảy ra, điểm thi không chính xác-không minh bạch, thì thiệt hại nhất là những học sinh trung thực và gia đình tử tế.

Tệ hại hơn, niềm tin của xã hội, nhân dân vào ngành giáo dục, vào người thầy bị suy giảm nghiêm trọng.

Chống tiêu cực, gian lận trong giáo dục, mệt lắm! ảnh 3Nguồn gốc sâu xa những sai phạm thi cử là do công tác lựa chọn cán bộ

Cách xử lý sai phạm của các cấp quản lý giáo dục lâu nay lại thiếu kiên quyết, triệt để, thậm chí có dấu hiệu bao che, dung túng cho cái sai của cán bộ quản lý cấp dưới.

Những con người, thầy cô giáo dũng cảm đấu tranh cuối cùng rơi vào tình cảnh “thân cô”, “thế cô”.

Cách đây 12 năm (năm đầu tiên thực hiện chủ trương “hai không”, thầy giáo Đỗ Việt Khoa ở tỉnh Hà Tây cũ phát hiện gian lận thi cử, được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân lúc đó tặng bằng khen, trở thành Người đương thời trên VTV3, Đài truyền hình quốc gia. 

Song sau đó thì sao ai cũng biết, cả gia đình thầy Khoa sống khổ sở vì bị thành kiến, chính quyền các cấp không bênh vực mà còn ra mặt không đồng tình với việc phát hiện sai trái đó.

Hoặc năm 2012, sự vụ Đồi Ngô ở tỉnh Bắc Giang xử lý sai phạm theo kiểu “đóng cửa bảo nhau” thành ra kỷ cương phép nước bị khinh nhờn, các năm sau tiêu cực, gian dối, mánh mung trong thi cử cứ đầy rẫy, nhan nhản.

Một bạn đọc phản ánh trên báo chí: "Các cán bộ, thầy cô giáo làm trong lĩnh vực khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục, nhiều người rất giàu không biết lương nhà nước thì như nhau thế mà họ lại có nhà đẹp, xe xịn giàu như doanh nghiệp thì thử hỏi lấy đâu ra.

Ở tỉnh tôi có dư luận đã nói thì vào chuyên hàng năm còn phải chạy như vào biên chế công chức, viên chức.

Chống tiêu cực, gian lận trong giáo dục, mệt lắm! ảnh 4Gian lận điểm thi Sơn La, không thể khôi phục dữ liệu gốc bằng niềm tin

Công tác lựa chọn và bồi dưỡng cán bộ ở ngành giáo dục chưa tốt dẫn tới hệ lụy một bộ phận cán bộ, thầy cô giáo quản lý giáo dục từ cấp cơ sở trở lên hiện nay năng lực, uy tín lẫn đạo đức nghề nghiệp yếu kém, sa sút.

Lúc nào cũng tự lợi, tham lam, khi phụ huynh có nhu cầu gửi gắm, xin xỏ…thì bất chấp tất cả, dùng mọi thủ đoạn để đạt mục đích cho phụ huynh và bản thân mình.

Phải xây dựng và lựa chọn được những cán bộ, thầy cô giáo liêm chính khi tham gia công tác coi thi, chấm thi.

Cần cải tiến, hoàn chỉnh quy chế thi theo hướng chặt chẽ hơn, tăng thêm con người, thành phần thực thi và giám sát cùng thiết bị công nghệ theo dõi, hỗ trợ ở tất cả các khâu.

Kiên quyết xử lý nghiêm đối với các cán bộ, giám thị, giám khảo, giám sát, thanh tra, công an để xảy ra sai phạm.

Làm được vậy mới phong tỏa được “bệnh” thích “chạy” của một bộ phận phụ huynh, trả lại sự tôn nghiêm, công bằng cho các mùa thi, kỳ thi, cho mọi thí sinh.

KIÊN TRUNG