Quy định xếp lương nhà giáo theo Thông tư 01, 02, 03, 04 nên sửa như thế nào?

18/11/2021 06:37
BÙI NAM
0:00 / 0:00
0:00
GDVN- Sau đây là góp ý về những điều mà người viết cho rằng còn chưa hợp lý, mong Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét khi thực hiện sửa đổi chùm Thông tư 01, 02, 03, 04.

Sau phát biểu Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà về việc đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương sửa đổi chùm Thông tư 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT về bổ nhiệm, xếp lương giáo viên đã nhận được sự đồng tình rất lớn của giáo viên cả nước, được chia sẻ rầm rộ trên các diễn đàn mạng xã hội của nhà giáo, diễn đàn giáo dục,…

Đã có hàng trăm bình luận cảm ơn Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã lên tiếng cho giáo viên, nhất là những giáo viên sau một đêm từ đạt chuẩn, trên chuẩn trở thành dưới chuẩn không được xếp hạng trong lương mới, trong số đó có nhiều người đã nhận nhiều bằng khen, giấy khen nhiều người là giáo viên giỏi cấp tỉnh, huyện,…

Hơn lúc nào hết từ khi nghe được phát biểu của Bộ trưởng Bộ Nội vụ giáo viên hết sức vui mừng, hy vọng những bất công, bất cập về chuyển xếp lương sẽ được giải quyết.

Với hiểu biết của bản thân, với căn cứ pháp lý là chùm Thông tư 01, 02, 03, 04/2021/BGDĐT và các hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, người viết xin được tổng hợp ngắn gọn quy định việc chuyển xếp hạng từ lương cũ sang lương mới từ bậc mầm non đến trung học phổ thông và những góp ý của bản thân về những điều mà người viết cho rằng còn chưa hợp lý, mong Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét khi thực hiện sửa đổi chùm Thông tư 01, 02, 03, 04 trong thời gian tới.

Trong bài viết lưu ý hạng IV cũ có hệ số lương 2,06 - 4,06; hạng III cũ có hệ số lương 2,1 - 4,89; hạng II cũ có hệ số lương 2,34 - 4,98, hạng I cũ có hệ số lương 4,0 - 6,38 áp dụng cho cả bậc mầm non đến trung học cơ sở.

Đối với lương mới thì giáo viên mầm non hạng III có hệ số lương 2,1 - 4,89; hạng II có hệ số lương 2,34 - 4,98; hạng I có hệ số lương 4,0 - 6,38.

Còn đối với bậc tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông thì hạng III có hệ số lương 2,34 - 4,98; hạng II có hệ số lương 4,0 - 6,38, hạng I có hệ số lương 4,4 - 6,78.

Ảnh minh họa: Lã Tiến

Ảnh minh họa: Lã Tiến

Đối với giáo viên mầm non

Hạng cũ

Hạng mới

Góp ý, đề xuất sửa đổi, bổ sung

Hạng IV cũ

  • Đủ tiêu chuẩn sẽ được bổ nhiệm sang hạng III mới.

  • Chưa đủ tiêu chuẩn về trình độ sẽ tiếp tục hưởng lương hạng IV cũ

  • Hạng III mới của bậc mầm non có hệ số lương 2,34 - 4,98.

  • Giáo viên mầm non hạng IV cũ nếu đảm bảo trên 80% tiêu chuẩn giáo viên hạng II mới (kể cả tiêu chuẩn nhiệm vụ) thì được bổ nhiệm hạng II mới.

  • Giáo viên chưa đạt chuẩn, còn trong lộ trình nâng chuẩn thì được bổ nhiệm hạng III mới.

Hạng III cũ

Hạng III mới

Hạng III cũ đảm bảo đủ trên 80% tiêu chuẩn hạng II mới (kể cả tiêu chuẩn nhiệm vụ) thì được bổ nhiệm hạng II mới.

Hạng II cũ

  • Đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm hạng II mới.

  • Không đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm hạng III mới (xuống hạng, xuống lương)

  • Đảm bảo trên 80% tiêu chuẩn hạng I mới (kể cả tiêu chuẩn nhiệm vụ) thì được bổ nhiệm hạng I mới; chưa đảm bảo tiêu chuẩn thì bổ nhiệm hạng II

  • Bỏ nội dung từ hạng II cũ sang hạng III mới (chưa có quy định xuống hạng, xuống lương)

Đối với giáo viên tiểu học

Hạng cũ

Hạng mới

Góp ý, đề xuất sửa đổi, bổ sung

Hạng IV cũ

  • Đủ tiêu chuẩn được bổ nhiệm hạng III mới.

  • Chưa đủ tiêu chuẩn tiếp tục hưởng lương hạng IV cũ

  • Đảm bảo từ 80% tiêu chuẩn (kể cả tiêu chuẩn nhiệm vụ) hạng II mới thì được bổ nhiệm hạng II mới.

  • Được bổ nhiệm hạng III mới nếu còn trong lộ trình nâng chuẩn.

Hạng III cũ

  • Đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm hạng III mới.

  • Không đủ tiêu chuẩn tiếp tục hưởng lương hạng III cũ

  • Đảm bảo từ 80% tiêu chuẩn (kể cả tiêu chuẩn nhiệm vụ) hạng II mới thì được bổ nhiệm hạng II mới.

  • Được bổ nhiệm hạng III mới nếu còn trong lộ trình nâng chuẩn.

Hạng II cũ

  • Đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm hạng II mới.

  • Không đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm hạng III mới

Đảm bảo trên 80% tiêu chuẩn hạng II mới (kể cả tiêu chuẩn nhiệm vụ) thì bổ nhiệm hạng II mới.

Đối với giáo viên trung học cơ sở

Hạng cũ

Hạng mới

Góp ý, đề xuất sửa đổi, bổ sung

Hạng III cũ

  • Đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm hạng III mới.

  • Không đủ tiêu chuẩn tiếp tục hưởng lương hạng III cũ

  • Đảm bảo từ 80% tiêu chuẩn hạng II mới (kể cả tiêu chuẩn nhiệm vụ) thì được bổ nhiệm hạng II mới

  • Còn trong lộ trình nâng chuẩn thì được hưởng lương hạng III mới.

Hạng II cũ

  • Đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm hạng II mới.

  • Không đủ tiêu chuẩn thì bổ nhiệm hạng III mới

Đảm bảo từ 80% tiêu chuẩn hạng II mới (kể cả tiêu chuẩn nhiệm vụ) thì được bổ nhiệm hạng II mới.

Hạng I cũ

  • Đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm hạng I mới.

  • Không đủ tiêu chuẩn thì bổ nhiệm hạng II mới

Đạt trên 80% tiêu chuẩn hạng I mới (kể cả tiêu chuẩn nhiệm vụ) thì bổ nhiệm hạng I mới.

Bỏ tiêu chuẩn có trình độ thạc sĩ đối với giáo viên đang giảng dạy (áp dụng với giáo viên nhận công tác sau khi Thông tư 03 có hiệu lực)

Đối với giáo viên trung học phổ thông, giáo viên đã thi thăng hạng lên hạng I cũ (đáp ứng 80% tiêu chuẩn hạng I mới kể cả tiêu chuẩn nhiệm vụ) đã có quyết định của các cấp có thẩm quyền thì được bổ nhiệm giáo viên hạng I mới, đề xuất bỏ tiêu chuẩn có trình độ thạc sĩ (áp dụng với giáo viên nhận công tác sau khi Thông tư 04 có hiệu lực).

Bên cạnh đó, đề xuất xem lại hệ số lương giữa các hạng. Ở bậc tiểu học, trung học cơ sở ở hạng II chênh lệch lớn với hạng III nhưng hạng I thì lại không có chênh lệch nhiều với hạng II và theo Nghị định 89/2021/NĐ-CP thì giáo viên bổ nhiệm, thăng hạng lên hạng I, II chỉ cần có 1 chứng chỉ chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành (chứng chỉ hạng I, II, III trước đây được xem như tương đương).

Trên đây, là một số vấn đề cơ bản nhất, đơn giản về việc chuyển xếp lương từ lương cũ sang lương mới theo chùm Thông tư 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT và góp ý của bản thân về việc bổ nhiệm, chuyển xếp lương mới.

Xuất thân là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nên người viết tin rằng chắc chắn Bộ trưởng Bộ Nội vụ rất am hiểu ngành giáo dục đã có phát biểu rất sát sao, đúng và trúng, mang lại niềm động viên, khích lệ cho đội ngũ nhà giáo cả nước.

Bên cạnh đó với sự tâm huyết, trách nhiệm, sự cầu thị, lắng nghe của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, người viết tin rằng đợt sửa đổi lần này sẽ xóa bớt hạn chế, bất cập của việc chia hạng, xếp lương giáo viên.

Rất mong lần sửa đổi này Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm công khai dự thảo sửa đổi chùm Thông tư 01, 02, 03, 04 để các chuyên gia, nhà giáo cả nước góp ý và thực hiện thống nhất cả nước tránh việc thực hiện mỗi nơi một kiểu, trăm hoa đua nở như thời gian qua.

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

BÙI NAM