Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 21 tháng 8 dẫn tờ tuần báo "Người đưa tin công nghiệp quân sự" Nga ngày 19 tháng 8 đăng bài viết "Số lượng ít rồi, chất lượng cao rồi - tốc độ phát triển lực lượng không quân toàn cầu không giảm" của tác giả Nikolay Novichkov và Dmitry Fedyushka.
Biên đội máy bay chiến đấu J-10 Không quân Trung Quốc |
Theo trang mạng "World Flight", không quân các nước trên thế giới hiện có 51.685 máy bay và trực thăng (không tính máy bay không người lái). Về số lượng máy bay và trực thăng, đứng đầu là Không quân Mỹ, tổng cộng có 13.902 chiếc, chiếm khoảng 27% tổng số máy bay và trực thăng quân dụng toàn cầu.
Kế tiếp là Nga sở hữu 3.429 chiếc, chiếm khoảng 7% tổng số toàn cầu. Đứng thứ ba là Trung Quốc, có 2.860 chiếc, chiếm 6%. Các nước khác trong top 10 lần lượt là Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ và CHDCND Triều Tiên.
Sau khi Mỹ và các nước châu Âu đã thực sự thu hẹp quy mô hành động quân sự ở Iraq và Afghanistan, tính tích cực phát triển không quân của một số nước trong số này bắt đầu giảm đi từ cuối năm 2014.
Nhưng, không lâu trước, sự kiện xảy ra ở Trung Đông cho thấy, kết thúc cuộc chiến với Taliban hoàn toàn không có nghĩa là Mỹ và châu Âu hoàn toàn để mặc tình hình khu vực này. Mối đe dọa đến từ "Nhà nước Hồi giáo" (IS) buộc Mỹ và đồng minh tiếp tục can dự vào xung đột khu vực.
Máy bay chiến đấu J-11B Trung Quốc |
Cuối tháng 9 năm 2014, Washington đã đề xướng phát động tập kích đường không đối với IS ở trong lãnh thổ Iraq để làm suy yếu sức mạnh quân sự của tổ chức này và tiêu diệt thủ lĩnh của chúng. Không quân Australia, Bỉ, Canada, Đan Mạch, Pháp, Hà Lan, Anh đã tham gia chiến dịch lần này.
Tấn công đường không đối với IS làm cho Mỹ lần đầu tiên có cơ hội sử dụng máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-22 Raptor ở Syria. Không quân Australia đã điều động máy bay chiến đấu F/A-18F Super Hornet do Công ty Boeing chế tạo.
Việc bảo đảm cho nó do máy bay cảnh báo sớm E-7A Wedgetail và máy bay tiếp dầu A330/KC-30A của Công ty Airbus thực hiện, 2 loại máy bay này đều lần đầu iên đưa vào chiến đấu thực tế. Qua đây, Australia đã kiểm tra tính năng trang bị không quân nước mình ở nước ngoài - cách xa lãnh thổ.
Hành động tấn công IS đã cung cấp cơ hội cho Anh thử nghiệm máy bay không người lái MQ-9 Reaper (nhà chế tạo là Công ty General Atomics). Điều đáng chú ý là, loại máy bay không người lái này đã trang bị cho các phi đội hàng không số 13 và 39 của Không quân Anh.
Máy bay chiến đấu J-15 Trung Quốc |
Đồng thời, Không quân Nga cũng tiếp tục tăng cường thực lực. Bộ Quốc phòng Nga tiết lộ, vũ khí trang bị không quân ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu tốt sẽ đạt 80% trước cuối năm 2015, đây sẽ là lần đầu tiên trong lịch sử.
Bộ Quốc phòng Nga cũng đã đưa ra nhiệm vụ tăng số lượng trang bị kiểu mới nhất của không quân. Nhưng, các sự cố bay của Không quân Nga xuất hiện cũng ngày càng thường xuyên. Chỉ trong thời gian từ ngày 1 tháng 6 đến ngày 5 tháng 8 đã xuất hiện một loạt sự cố, đã có 7 máy bay và trực thăng bị thiệt hại.
Từ nửa cuối năm 2014 đến nửa đầu năm 2015, một số máy bay và trực thăng cũ lần lượt nghỉ hưu. Tình hình của Pháp tương đối đáng chú ý. Họ tuyên bố cho nghỉ hưu máy bay chiến đấu Mirage F1 của công ty chế tạo máy bay Dassault.
Máy bay chiến đấu J-20 Trung Quốc |
Không quân Oman năm 2014 đã cho nghỉ hưu máy bay chiến đấu Jaguar. Không quân Hy Lạp đã đào thải máy bay chiến đấu A-7 Corsair do Công ty Walter sản xuất, trong khi đó, Không quân Anh đã đào thải máy bay tiếp dầu TriStar do Công ty Lockheed Martin chế tạo.
Về xếp loại số lượng máy bay và trực thăng, Mỹ vẫn tiếp tục giữ vị thế bá chủ trước đây, dẫn xa các nước khác. Trung Quốc đã đạt được tiến bộ lớn, đã vươn lên vị trí thứ ba, số lượng từng bước tiếp cận Nga. Khoảng cách số lượng giữa Ấn Độ và Trung Quốc còn không nhỏ.
Điều đáng chú ý là, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ và CHDCND Triều Tiên cũng đứng trong top 10. Trong khi đó, trong các nước phương Tây, đứng trong top 10 chỉ có Pháp, trong top 10 có 4 nước đều nằm ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, điều này cũng cho thấy mức độ căng thẳng của khu vực này đang tăng lên.
Máy bay chiến đấu J-31 Trung Quốc |