Sáng 24/4 tại Hội trường cơ sở quận 9 (CSQ9), TP.HCM, gần 300 sinh viên khối kinh tế học tại CSQ9 của Trường CĐ Viễn đông đã tham dự buổi thuyết trình về kinh tế vĩ mô và cơ hội cho sinh viên sau tốt nghiệp. Đây là một buổi nói chuyện ngoại khoá “gãi” đúng chỗ "ngứa" của sinh viên.
Mở đầu câu chuyện, thầy Ngân hài hước: “Trong khi thế giới nếu thất nghiệp là nghĩ đến cái chết, vì trả được tiền nhà, tiền điện… thì người Việt Nam rất lạc quan, tìm cách để vượt qua, đơn giản nhất là về quê sống…”.
Gần 2 giờ trình bày, PGS.TS Trần Hoàng Ngân, đã mang đến cho sinh viên nhiều thông tin bổ ích, lý giải những hiện tượng kinh tế thế giới và Việt Nam xảy ra trong thời gian qua, dự báo trong tương lai. Những câu hỏi rất thực tế được các sinh viên đặt ra cho PGS.TS Trần Hoàng Ngân và được ông trả lời rất chi tiết.
Sinh viên Nguyễn Công Thịnh nêu câu hỏi: “Tại sao có sự vô lý: Có lúc giá xăng trong nước tăng thì thế giới giảm và ngược lại?”
Thầy Ngân chậm rãi: “Giá dầu thế giới tăng, một đất nước có nhiều trữ lượng dầu như Việt Nam rất mừng. Ở Việt Nam luôn có việc nhập xăng về trước 1 tháng. Nhiều khi lúc nhập về, giá xăng của thế giới đang cao nhưng sau đó, giá thế giới giảm, doanh nghiệp không thể nào điều chỉnh theo vì sẽ phá sản. Ngoài ra, còn phụ thuộc vào thuế. Lúc giá thế giới cao quá, nhiều lúc chính phủ phải hỗ trợ người dân bằng cách điều chỉnh giá thuế cho mặt hàng xăng xuống thấp nhất, thậm chí gần như miễn thuế nên ta thấy giá xăng ở nước mình có lúc thấp hơn thế giới”.
Sau đó, sinh viên Nguyễn Thị Trường Giang đặt câu hỏi: “Chúng em đang học hệ cao đẳng của một trường dân lập, muốn liên thông lên hệ đại học của một trường công lập có khăn gì không?”
PGS.TS Trần Hoàng Ngân cười vui vẻ, nói ngay: “Các em nên quên đi quan niệm dân lập và công lập đi, vì không khác gì quá trình đào tạo, chỉ khác nhau là học phí. Dân lập thì học phí người học chia sẻ với trường, còn công lập thì có nhà nước chia sẻ”.
Nhiều sinh viên đưa tay lên, muốn được hỏi thêm nhưng do thời gian có hạn PGS.TS Trần Hoàng Ngân đành phải xin hẹn dịp khác và cho các Sv địa chỉ mail của mình để các em có thể gửi những thắc mắc.
Trước khi chia tay, ông dự đoán nền kinh tế Việt Nam: “Trong quý 2 này, sẽ có sự khó khăn, nhưng từ quý 3 sẽ có sự cải tiến rõ nét”.
Th.s Trần Thanh Hải - Hiệu trưởng Trường CĐ Viễn Đông trước khi chia tay PGS.TS Trần Hoàng Ngân đã nói rằng: “Thầy Ngân là một tấm gương sáng về chuyện vượt khó để vươn lên. Tôi hy vọng sẽ có dịp thầy Ngân chia sẽ với các em về những bài học quý đó”.
Được biết chương trình đối thoại và nghe trình bày tình hình kinh tế giữa sinh viên Trường CĐ Viễn Đông và PGS.TS Trần Hoàng Ngân, Phó Hiệu trưởng ĐH Kinh tế TP.HCM, Đại biểu Quốc hội, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính và Tiền tệ của Thủ tướng, Thành viên Hội đồng Khoa học và Đào tạo trường Cao đẳng Viễn đông được diễn ra định kỳ hàng năm và bắt đầu từ năm 2010.
PGS. TS Trần Hoàng Ngân đang nói về tinh thần lạc quan của người Việt Nam trước tình hình kinh tế khó khăn chung của thế giơi. |
Mở đầu câu chuyện, thầy Ngân hài hước: “Trong khi thế giới nếu thất nghiệp là nghĩ đến cái chết, vì trả được tiền nhà, tiền điện… thì người Việt Nam rất lạc quan, tìm cách để vượt qua, đơn giản nhất là về quê sống…”.
Gần 2 giờ trình bày, PGS.TS Trần Hoàng Ngân, đã mang đến cho sinh viên nhiều thông tin bổ ích, lý giải những hiện tượng kinh tế thế giới và Việt Nam xảy ra trong thời gian qua, dự báo trong tương lai. Những câu hỏi rất thực tế được các sinh viên đặt ra cho PGS.TS Trần Hoàng Ngân và được ông trả lời rất chi tiết.
Sinh viên Nguyễn Công Thịnh nêu câu hỏi: “Tại sao có sự vô lý: Có lúc giá xăng trong nước tăng thì thế giới giảm và ngược lại?”
Sv Nguyễn Công Thịnh hỏi một câu hỏi "nóng" về "hiện tượng" giá xăng dầu lên, xuống thất thường. |
Thầy Ngân chậm rãi: “Giá dầu thế giới tăng, một đất nước có nhiều trữ lượng dầu như Việt Nam rất mừng. Ở Việt Nam luôn có việc nhập xăng về trước 1 tháng. Nhiều khi lúc nhập về, giá xăng của thế giới đang cao nhưng sau đó, giá thế giới giảm, doanh nghiệp không thể nào điều chỉnh theo vì sẽ phá sản. Ngoài ra, còn phụ thuộc vào thuế. Lúc giá thế giới cao quá, nhiều lúc chính phủ phải hỗ trợ người dân bằng cách điều chỉnh giá thuế cho mặt hàng xăng xuống thấp nhất, thậm chí gần như miễn thuế nên ta thấy giá xăng ở nước mình có lúc thấp hơn thế giới”.
Sau đó, sinh viên Nguyễn Thị Trường Giang đặt câu hỏi: “Chúng em đang học hệ cao đẳng của một trường dân lập, muốn liên thông lên hệ đại học của một trường công lập có khăn gì không?”
Nỗi băn khoăn của sinh viên Nguyễn Thị Trường Giang về sự phân biệt hệ thống trường công lập và dân lập được thầy Ngân giải toả. |
PGS.TS Trần Hoàng Ngân cười vui vẻ, nói ngay: “Các em nên quên đi quan niệm dân lập và công lập đi, vì không khác gì quá trình đào tạo, chỉ khác nhau là học phí. Dân lập thì học phí người học chia sẻ với trường, còn công lập thì có nhà nước chia sẻ”.
Nhiều sinh viên đưa tay lên, muốn được hỏi thêm nhưng do thời gian có hạn PGS.TS Trần Hoàng Ngân đành phải xin hẹn dịp khác và cho các Sv địa chỉ mail của mình để các em có thể gửi những thắc mắc.
Trước khi chia tay, ông dự đoán nền kinh tế Việt Nam: “Trong quý 2 này, sẽ có sự khó khăn, nhưng từ quý 3 sẽ có sự cải tiến rõ nét”.
Th.s Trần Thanh Hải - Hiệu trưởng Trường CĐ Viễn Đông trước khi chia tay PGS.TS Trần Hoàng Ngân đã nói rằng: “Thầy Ngân là một tấm gương sáng về chuyện vượt khó để vươn lên. Tôi hy vọng sẽ có dịp thầy Ngân chia sẽ với các em về những bài học quý đó”.
Đại diện sinh viên trường Cao đẳng Viễn Đông tặng hoa cho PGS. TS Trần Hoàng Ngân. |
Toàn cảnh cuộc nói chuyện bổ ích sáng nay. |
Được biết chương trình đối thoại và nghe trình bày tình hình kinh tế giữa sinh viên Trường CĐ Viễn Đông và PGS.TS Trần Hoàng Ngân, Phó Hiệu trưởng ĐH Kinh tế TP.HCM, Đại biểu Quốc hội, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính và Tiền tệ của Thủ tướng, Thành viên Hội đồng Khoa học và Đào tạo trường Cao đẳng Viễn đông được diễn ra định kỳ hàng năm và bắt đầu từ năm 2010.
Dương Cầm