Tàu sân bay động cơ hạt nhân Trung Quốc tương lai (dân mạng vẽ) |
Tân Hoa xã ngày 31 tháng 12 dẫn tờ "Pháp chế vãn báo" đưa tin, ngày 26 tháng 12, tại cuộc họp báo cuối cùng của năm 2013, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã nói về khả năng chế tạo tàu sân bay nội địa. Cục trưởng Cục Thông tin Bộ Quốc phòng, người phát ngôn Cảnh Nhạn Sinh cho rằng, không có tin mới nào có thể công bố.
Theo tờ "Pháp chế vãn báo", dựa vào kiến thức cơ bản bình thường về phát triển tàu sân bay, một nước ít nhất cần có 3 tàu sân bay mới có thể hình thành sức chiến đấu cơ bản. Vì vậy, Trung Quốc khởi công chế tạo tàu sân bay nội địa là việc "thuận theo lẽ tự nhiên".
Theo quy luật phát triển vững chắc công nghệ, chuyên gia tàu sân bay của Trung Quốc phân tích chiếc tàu sân bay đầu tiên Trung Quốc sẽ tương tự kết cấu tàu Liêu Ninh, dùng động cơ thông thường và cất cánh kiểu nhảy cầu, trọng tải sẽ lớn hơn tàu Liêu Ninh, khoảng 70-90 nghìn tấn.
Tham vọng tàu sân bay thể hiện ngay trên đường băng tàu sân bay: binh sĩ con tàu này xếp thành hàng chữ "Giấc mơ Trung Quốc-Giấc mơ quân đội mạnh" khi tàu sân bay trên đường xuống Biển Đông. |
Tàu sân bay nội địa có thể chế tạo từ năm 2014
Sau khi tàu Liêu Ninh đi vào hoạt động, dư luận lại tập trung quan tâm đến tàu sân bay nội địa Trung Quốc, có nhiều thông tin liên quan được đưa ra, tháng 12 vừa qua lại có thông tin cho rằng, tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc - chiếc tàu sân bay nội địa đầu tiên sẽ bắt đầu chế tạo tại nhà máy đóng tàu Đài Liên vào năm 2014.
Theo bài báo, cuối tháng 11 năm 2013, Tổng bộ Trang bị Quân đội Trung Quốc cùng với Tập đoàn công nghiệp nặng tàu thủy Trung Quốc (CSIC) và Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Trung Quốc (CSSC) đã ký hợp đồng chế tạo tàu sân bay nội địa, sẽ lần lượt chế tạo tàu sân bay nội địa ở nhà máy đóng tàu Đại Liên và nhà máy đóng tàu Trường Hưng vào năm 2014 và 2015, mỗi nhà máy 1 chiếc. Nhưng, Bộ Quốc phòng Trung Quốc lại nói không có tin gì mới để tiết lộ.
Tuy nhiên, trước đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc từng tuyên bố, tàu sân bay Liêu Ninh tuyện đối không phải là duy nhất. Bộ ngành có liên quan của Trung Quốc sẽ cân nhắc tổng hợp nhân tố trên các phương diện, nghiên cứu nghiêm túc vấn đề phát triển tàu sân bay của Trung Quốc.
Tàu sân bay Liêu Ninh được truyền thông Trung Quốc tuyên truyền là "có sức chiến đấu ban đầu" |
Được biết, nhà máy đóng tàu Đại Liên và nhà máy đóng tàu Trường Hưng, Thượng Hải lần lượt thuộc Tập đoàn công nghiệp nặng tàu thủy Trung Quốc và Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Trung Quốc. Hai tập đoàn này là tập đoàn doanh nghiệp đặc biệt lớn do Trung ương trực tiếp quản lý, là tập đoàn chế tạo, sửa chữa tàu quan trọng nhất của Trung Quốc.
Sản phẩm của hai tập đoàn này gồm tất cả các tàu chiến chủ lực và trang bị hỗ trợ của Hải quân Trung Quốc, là lực lượng nòng cốt trong xây dựng trang bị của Hải quân Trung Quốc, nhân lực, tài lực và vật lực đều được bố trí ưu tiên. Hai tập đoàn này có thực lực hùng hậu, lại lấy nhà máy đóng tàu Đại Liên và nhà máy đóng tàu Trường Hưng làm doanh nghiệp mang tính đại diện.
Trang mạng chính thức của nhà máy đóng tàu Đại Liên đã tự giới thiệu như thế này: "Từ khi thành lập nước đến nay đã chế tạo 44 loại, 820 tàu, là nhà máy đóng tàu có thực lực nghiên cứu chế tạo và sản xuất tàu chiến mặt nước mạnh nhất, chế tạo tàu chiến cho Hải quân nhiều nhất Trung Quốc. Tàu pháo đầu tiên, tàu ngầm tên lửa đầu tiên, tàu khu trục tên lửa đầu tiên, tàu tiếp tế dầu, nước đầu tiên đều do công nghiệp nặng tàu lớn chế tạo, được coi là cái nôi của tàu chiến Hải quân Trung Quốc".
Tiền thân của nhà máy đóng tàu Trường Hưng, Thượng Hải là nhà máy đóng tàu Giang Nam, Thượng Hải mang tên "Xưởng 1 Trung Quốc", thực lực công nghệ hùng hậu, từng tạo ra rất nhiều "cái nhất" của Trung Quốc.
Nơi neo đậu tàu sân bay ở căn cứ Tam Á |
Về địa điểm chế tạo tàu sân bay nội địa đầu tiên, chuyên gia quân sự Trung Quốc Lý Kiệt cho rằng, tàu sân bay đầu tiên Liêu Ninh của Trung Quốc do nhà máy đóng tàu Đại Liên sửa chữa và cải tạo.
Nhà máy đóng tàu Đại Liên tương đối có kinh nghiệm trên phương diện này, hơn nữa, nhà máy này đã đào tạo được một đội ngũ công nhân lành nghề và nhân viên kỹ thuật lớn, cho nên rất có khả năng Trung Quốc sẽ khởi công chế tạo tàu sân bay nội địa đầu tiên ở nhà máy đóng tàu Đại Liên vào năm 2014.
3 tàu sân bay mới có thể hình thành sức chiến đấu
Theo kiến thức cơ bản thông thường, 3 chiếc là bảo đảm để tàu sân bay hình thành khả năng tác chiến cơ bản sơ cấp. Do đó, Trung Quốc có thể sẽ sở hữu 3 tàu sân bay trong tương lai, đáp ứng ít nhất là duy trì hoạt động không gián đoạn của cụm chiến đấu tàu sân bay. Chuyên gia quân sự Trung Quốc Lý Kiệt cho rằng: "Ít nhất cần có 3 chiếc.
Bởi vì, ít nhất có 1 chiếc sẽ phải sửa chữa, bảo dưỡng, còn 1 chiếc tiến hành huấn luyện, 1 chiếc trực chiến trên biển hàng năm, như thế mới có thể hình thành sức chiến đấu".
Chuyên gia quân sự Trung Quốc Đỗ Văn Long cho rằng, tàu sân bay của Trung Quốc nếu muốn hình thành sức chiến đấu, ít nhất cần 3 chiếc. "Tàu sân bay là một trang bị tiêu hao rất lớn, đối với bất kỳ nước nào, nó đều là một loại hàng xa xỉ, đồng thời cũng là một loại trang bị cao cấp có chức năng cao cấp.
Tàu sân bay Liêu Ninh được Trung Quốc xác định là "tàu thử nghiệm và huấn luyện", thông qua thử nghiệm để rút ra kinh nghiệm, để xây dựng lý luận, lý thuyết... |
Một chiếc tác chiến, một chiếc huấn luyện, một chiếc đang bảo trì, như vậy một khi có sự cố, có thể bảo đảm ít nhất có 1 tàu sân bay có thể xuất hiện ở khu vực nên xuất hiện. Trung Quốc ít nhất cần hình thành 2 cụm chiến đấu tàu sân bay, như vậy mới có thể ứng phó với một số hành động tác chiến quy mô cỡ vừa trở lên". Ngoài ra, hiện nay, Trung Quốc đã có 2 căn cứ tàu sân bay có thể sử dụng là Thanh Đảo và Tam Á, đáp ứng nhu cầu neo đậu tàu sân bay.
Cần có tàu sân bay cỡ lớn
Trung Quốc tuyên bố có đường bờ biển dài (?), kinh tế Trung Quốc phát triển ngày càng lệ thuộc vào biển, ngoài ra, do yêu cầu phát triển công nghệ tàu sân bay, tàu sân bay nội địa Trung Quốc phải thuộc hàng ngũ tàu sân bay hạng lớn và vừa, đồng thời trọng tải lớn hơn là chắc chắn.
Phó Tham mưu trưởng Hải quân Trung Quốc Tống Học từng nói rõ rằng, Trung Quốc sẽ chế tạo 1 chiếc tàu sân bay tiếp theo, hy vọng có thể chế tạo được tàu sân bay lớn hơn, có thể mang nhiều máy bay hơn, sức chiến đấu mạnh hơn. Trọng tải tàu sân bay càng lớn, có nghĩa là phạm vi ảnh hưởng càng rộng, chức năng càng mạnh.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc khẳng định: Tàu Liêu Ninh không phải là duy nhất. |
Chuyên gia quân sự Trung Quốc Trương Triệu Trung cho rằng, hiện nay trên thế giới tàu sân bay có 3 cấp độ: Một loại 60.000 tấn trở lên, thuộc tàu sân bay hạng nặng, như lớp Nimitz của Mỹ, về cơ bản trên 60.000 tấn, có cái thậm chí đạt 100.000 tấn; loại thứ hai chính là tàu sân bay hạng trung, trọng tải cơ bản từ 30.000-40.000 tấn; loại thứ ba là tàu sân bay hạng nhẹ dưới 30.000 tấn.
Căn cứ vào suy đoán của dư luận quốc tế, hiện nay, trọng tải tàu sân bay nội địa Trung Quốc được cho có các khả năng gồm 110.000 tấn, 70.000-90.000 tấn, 50.000-60.000 tấn, 40.000 tấn.
Chuyên gia tàu sân bay Lý Kiệt cho rằng, tàu sân bay nội địa đầu tiên không khác gì về vóc dáng so với tàu Liêu Ninh, trọng tải có thể lớn hơn một chút. Hiện nay, lượng giãn nước tiêu chuẩn của tàu Liêu Ninh là 55.000 tấn, lượng giãn nước đầy là 67.500 tấn, tàu sân bay mới hứa hẹn được đưa vào danh sách "70.000-90.000 tấn".
Lý Kiệt cho rằng, Trung Quốc phát triển thích hợp tàu sân bay hạng trung trở lên. Trong tương lai, Trung Quốc cần "bảo vệ quyền lợi biển", không chỉ ở biển gần, mà còn cần cho biển xa.
Trung Quốc đã ra sức thử nghiệm cất/hạ cánh máy bay chiến đấu J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh, hiện nay được cho là đã bắt đầu sản xuất hàng loạt. |
Chuyên gia Đỗ Văn Long cho rằng, về khả năng "bảo vệ lợi ích biển", tàu sân bay cỡ lớn và vừa chắc chắn là sự lựa chọn tốt nhất, vấn đề tài chính không lớn, có thể bảo đảm cho chế tạo tàu sân bay cỡ lớn và vừa cùng với một số chi phí trong quá trình này. Kinh tế của đất nước phải chuyển hóa thành năng lực.
Động cơ thông thường hiện đã có kinh nghiệm tham khảo
Ngoài ra, hệ thống động lực tàu sân bay nội địa, phương thức cất cánh máy bay trên tàu cũng cần phải từng bước học tập các nước tiên tiến. Vào năm 1961, Mỹ đã có tàu sân bay động cơ hạt nhân đầu tiên trên thế giới mang tên Enterprise. Về phương thức cất cánh máy bay tàu chiến, hiện chỉ có Mỹ đã nắm chắc toàn diện công nghệ phóng vũ khí.
Lý Kiệt cho rằng, tàu sân bay nội địa sẽ cơ bản áp dụng kết cấu tương tự tàu sân bay Liêu Ninh, có nghĩa là họ sẽ sử dụng động cơ thông thường và cất cánh kiểu nhảy cầu. "Trên chiếc thứ hai sẽ trực tiếp sử dụng phóng cất cánh thay thế cho khả năng cất cánh kiểu nhảy cầu không lớn của tàu Liêu Ninh. Trong khi đó, khả năng sử dụng phóng cất cánh trên tàu sân bay thứ ba là tương đối lớn.
Máy bay chiến đấu tàng hình J-31 có bánh đáp đáng chú ý |
Đối với vấn đề này, Lý Kiệt giải thích có 2 nhân tố chủ yếu: Một là, nhà máy đóng tàu Đại Liên từng có kinh nghiệm sửa chữa và cải tạo, tích lũy được về công nghệ và chế tạo. Hai là, có thể tiếp thu và tham khảo những hạn chế, kinh nghiệm và tư tưởng thiết kế trước đó, chế tạo tàu sân bay hoàn toàn mới sẽ thuận lợi và dễ dàng, ít phải đi đường vòng.
Còn đối với tàu sân bay nội địa thứ hai của Trung Quốc, tức là phương hướng phát triển của tàu sân bay thứ ba Trung Quốc, Lý Kiệt phân tích, "trọng tải sẽ lớn hơn một chút so với hiện nay, có lợi cho lắp máy phóng, có thể khoảng cách đường băng dài hơn; nếu nói động lực phải cải thiện, không gian lắp thiết bị động lực phải lớn; ngoài ra, số lượng máy bay trên tàu phải nhiều hơn. Vì vậy, kích cỡ phải lớn hơn một chút, mớn nước có thể sẽ sâu hơn".
Về khả năng cất cánh máy phóng và hệ thống động lực mới của tàu sân bay thứ ba Trung Quốc, Lý Kiệt không chắc chắn về vấn đề này, cho rằng ở góc độ công nghệ là có khó khăn, còn ở góc độ phát triển là có khả năng, chủ yếu sự hoàn thiện công nghệ dùng trước ở đâu.
Máy bay chiến đấu không người lái Lợi Kiếm Trung Quốc vừa bay thử được cho là sẽ trang bị cho tàu sân bay tương lai |
Về khả năng phóng hơi nước hay phóng điện từ, Lý Kiệt cho rằng, điều này quan trọng là ở chỗ điều kiện công nghệ có hoàn thiện không, một số giai đoạn công nghệ có thể sẽ thực hiện sự phát triển kiểu bước nhảy.
Các nước trên thế giới đều đang phát triển tàu sân bay, Trung Quốc hiện vẫn có khoảng cách nhất định với Mỹ - cường quốc tàu sân bay hàng đầu thế giới, trong khi đó, tàu sân bay nội địa đầu tiên của Ấn Độ đã hạ thủy vào tháng 8 năm 2013. Trung Quốc sở hữu tàu sân bay nội địa được cho là một tất yếu, bước đi nhanh hay chậm là do sự phát triển công nghệ và nhận thức.
Chuyên gia quân sự Trung Quốc Phòng Binh cho rằng, dư luận Trung Quốc muốn tàu sân bay phát triển theo kiểu bước nhảy, có 1 chiếc cất cánh kiểu nhảy cầu thì chuyển sang sở hữu 1 chiếc cất cánh máy phóng, rồi tiến tới sở hữu 1 tàu sân bay động cơ hạt nhân, nhưng, sự phát triển “mỗi loại một chiếc” này có nghĩa là mỗi loại đều phải có tàu thử nghiệm, tàu huấn luyện, trong thời gian ngắn khó hình thành sức chiến đấu quy mô. Trong khi đó, sự phát triển “mỗi loại nhiều chiếc” có thể trong thời gian ngắn hình thành sức chiến đấu hoàn thiện với quy mô 3 cụm chiến đấu tàu sân bay.
Máy bay trực thăng thông dụng hạng trung Z-20 vừa bay thử được cho là trang bị cho tàu sân bay tương lai của Trung Quốc |
Lý Kiệt lấy ví dụ cho biết, sự phát triển của tàu sân bay có nhiều điều tương tự như sự phát triển của chiếc ô tô nhỏ. Sau khi đã sở hữu Alto, tuy không thể lập tức chạy đi, tuy không thể lập tức lên đời thành Mercedes-Benz, BMW, chắc chắn phải phát triển tiến lên, nhưng không có nhiều khả năng “một bước lên giời”, chẳng hạn có thể phát triển trước công nghệ xe cấp độ vừa phải.
Trong phát triển tàu sân bay, Lý Kiệt cho rằng, bước tiếp theo nên thúc đẩy vững chắc trên nền tảng phát triển và nâng cao công nghệ. Tuy Trung Quốc hiện có khoảng cách nhất định với Mỹ trên nhiều phương diện như trọng tải, hệ thống động cơ, phương thức cất cánh máy bay, radar thông tin; nhưng Lý Kiệt cho rằng, trên con đường phát triển, so với mình, tàu chiến cỡ lớn Trung Quốc đã có bước tiến dài.
Mặt khác, trong quá trình phát triển tàu sân bay nội địa, tàu sân bay Liêu Ninh sẽ có “đóng góp”. Ngay từ lúc ban đầu, tàu Liêu Ninh đã được xác định là tàu thử nghiệm và huấn luyện, nó đi con đường “từ không đến có”.
Chuyên gia hải quân Trung Quốc Doãn Trác cho rằng, sự phát triển của tàu Liêu Ninh phải chăng phù hợp với năng lực tác chiến hiện đại, ưu điểm, khuyết điểm ở chỗ nào? Cần tổng kết kinh nghiệm, chuẩn bị cho phát triển tiếp theo. Doãn Trác cho rằng, ví dụ như có thể biên soạn thành điều lệ quản lý, điều lệ tác chiến.
Theo Lý Kiệt, đây là một con đường tìm kiếm, hình thành, xây dựng, cải tiến và hoàn thiện. Tàu sân bay mới của Mỹ sau 2-3 năm đi vào hoạt động có thể hình thành sức chiến đấu, điều này do họ lấy “cũ” kéo “mới”, các loại điều lệ, quy định, chế độ bảo đảm, việc sửa chữa… đều được tiến hành bài bản. Đây có thể cũng là con đường tương lai của tàu sân bay Trung Quốc.
Trung Quốc đang ra sức chiến tạo nhiều loại tàu chiến kể cả tàu nổi, tàu ngầm như trong đó có tàu hộ vệ Type 054A, tàu hộ vệ Type 056, tàu khu trục Type 052C/D, tàu ngầm động cơ AIP lớp Nguyên, tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 095, tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094 và Type 096. |