Khi vào năm học mới cũng là lúc mùa mưa, mùa nước tới nhưng do điều kiện cơ sở vật chất còn khó khăn, học sinh tại một số xã vùng cao ở huyện Nậm Pồ (Điện Biên) vẫn bất chấp nguy hiểm ra suối tắm mà không hề có sự giám sát của người lớn, thầy cô giáo.
Điều đáng nói là từ người lớn, phụ huynh học sinh ở vùng cao đều mặc định rằng: “Sông, suối ở vùng cao thường cạn, trừ lúc trời mưa”.
Bên cạnh đó, dù cơ sở vật chất tại các trường học đã được cải thiện đáng kể, nhưng cơ sở vật chất dành cho học sinh sinh hoạt tại các trường Phổ thông bán trú vẫn còn nhiều thiếu thốn, trong đó có nhà tắm cho các em học sinh.
Hình ảnh từng đoàn học sinh đi tắm suối ở Nậm Pồ không khó bắt gặp tại các trường học vùng cao:
|
Nước ở vùng cao Nậm Pồ luôn là một vấn đề rất nan giải |
|
Đường nước tại cụm Thường phổ thông bán trú Tiểu học và Mầm Non Vàng Đán (Nậm Pồ) không đủ phục vụ cả 1000 học sinh cả 2 trường. |
|
Việc tắm rửa, vệ sinh các em phải tự ra những con suối đục gần trường để tắm |
|
Những chỗ khe trong để dành riêng cho giặt dũ quần áo và gội đầu |
|
Các em bé ngay từ khi mới vào lớp 1 cũng phải theo các chị ra suối tắm |
|
Ngày mưa, có nước nhưng lại chảy khá siết |
|
Bất chấp nguy hiểm các em vẫn tự tắm, tự trông nhau |
|
Đường đi tắm của học sinh Vàng Đán |
|
Suối vùng cao thường cạn và thường chỉ có mưa mới có nước nên các em tha hồ tắm |
|
Một vũng nước đục là thành thế giới trò trơi của các em |
|
Bờ suối gắn liền với tuổi thơ của lũ trẻ vùng cao ngay sau giờ học |
|
Trẻ con vẫn tự đi tắm mà không hề có sự giám sát của người lớn |
|
Niềm vui của lũ trẻ vùng cao đôi khi rất đơn giản |
Trần Phương