Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe |
Tờ "Cri online" Trung Quốc dẫn tờ "Mainichi Shimbun" Nhật Bản ngày 21 tháng 5 đưa tin, để Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản kịp thời ứng phó với tình hình xấu, Chính phủ Nhật Bản đang triển khai thảo luận về việc "Thủ tướng quyết định khả năng điều động Lực lượng Phòng vệ", động thái này có thể sẽ làm thay đổi thể chế hiện hành.
Theo bài báo, "tình hình xấu" ở đây là chỉ tình hình tuy chưa đạt đến mức tấn công vũ lực, nhưng có khả năng xâm phạm chủ quyền của Nhật Bản. Việc điều động Lực lượng Phòng vệ cần phải có quyết định của nội các, hiện nay, chính phủ Nhật Bản muốn thực hiện trước quyết định của nội các, để Lực lượng Phòng vệ có thể nhanh chóng ứng phó khi người nước ngoài có vũ trang đổ bộ lên các đảo nhỏ như đảo Senkaku.
Khi người nước ngoài có thể có vũ trang tìm cách đổ bộ lên đảo nhỏ, với chế độ hiện nay, sẽ do Lực lượng bảo vệ bờ biển và Cảnh sát Nhật Bản tiến hành ứng phó.
Nếu Cảnh sát và Lực lượng bờ biển không thể ứng phó, thì nội các sẽ tiến hành quyết nghị, do Thủ tướng căn cứ vào Luật lực lượng phòng vệ, công bố lệnh điều động trị an hoặc do Bộ trưởng Quốc phòng ra lệnh thực hiện hành động cảnh giới trên biển, sau đó Lực lượng Phòng vệ triển khai để ứng phó.
Máy bay chiến đấu F-15 Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản |
Nhưng, do lo ngại "trong thời gian nội các tiến hành quyết nghị, tổn thất sẽ mở rộng", cơ quan tư vấn của Thủ tướng Shinzo Abe đã yêu cầu thay đổi chế độ hiện nay và điều này được đưa vào báo cáo trình lên Thủ tướng.
Vì vậy, Chính phủ Nhật Bản bắt đầu triển khai thảo luận về vấn đề này. Để ứng phó với tình hình xấu có thể xảy ra bất cứ lúc nào, trong tương lai nội các có thể sẽ tiến hành quyết nghị trước, đồng thời trao quyền hạn điều động Lực lượng Phòng vệ cho Thủ tướng.
Nếu biết được người nước ngoài có ý định đổ bộ lên đảo nhỏ và cầm vũ khí mạnh, Thủ tướng có thể ra quyết định điều động Lực lượng Phòng vệ.
Đối với việc nội các tiến hành quyết nghị trước, nguồn tin từ chính phủ Nhật Bản cho biết, xây dựng cơ chế có thể làm cho Lực lượng Phòng vệ điều động nhanh chóng vốn có sức mạnh răn đe, trên thực tế khi tình hình phát sinh thì khả năng điều động Lực lượng Phòng vệ rất thấp.
Tàu đổ bộ đệm khi LCAC Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản |
Nhưng, trong tình hình nhân viên quốc gia đối phương không phải là quân đội, nếu Nhật Bản điều động Lực lượng Phòng vệ thì nước đối phương sẽ lên án "Nhật Bản sử dụng vũ lực trước" ở cộng đồng quốc tế, do đó Nhật Bản có thể bị cộng đồng quốc tế lên án.
Tờ "Mainichi Shimbun" Nhật Bản còn phân tích cho rằng, điều động Lực lượng Phòng vệ bị nước đối phương làm cớ khai chiến - khả năng này không phải hoàn toàn không có, đi sai một bước có thể gây ra chiến tranh.
Nội bộ chính phủ Nhật Bản cũng có người bày tỏ thận trọng đối với vấn đề này, cho rằng, nếu trước khi điều động Lực lượng Phòng vệ không trải qua đồng thuận của nhiều thành viên nội các, "quyền hạn tập trung vào cá nhân Thủ tướng, tình hình có lẽ không thể kiểm soát được".
Biên đội tàu ngầm, tàu nổi của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản |