Tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21 của Lực lượng Pháo binh 2 Trung Quốc |
Đài tiếng nói nước Nga ngày 6 tháng 2 đưa tin, phóng viên Jeff Hindustan của tờ "Newsweek" có bài viết "Tại sao Trung Quốc cung ứng tên lửa cho Saudi Arabia khiến người ta khó tin?" đã dẫn nguồn tin cho biết, năm 2007, Trung quốc đã cung cấp tên lửa Đông Phong-21 (DF-21) cho Saudi Arabia, sự việc này dần dần được truyền thông quốc tế đồn đại và bắt đầu đưa ra những phân tích, bình luận khác nhau.
Tuy nhiên, chuyên gia Vasilii Cashin thuộc Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Nga cho rằng, trong những thông tin của phóng viên Mỹ còn có một số chỗ rất đáng để cân nhắc.
Thứ nhất là một số bối cảnh lịch sử. Mọi người đều biết, vào cuối thập niên 80, Trung Quốc đã cung ứng một lô lớn tên lửa đạn đạo tầm trung thể lỏng Đông Phong-3 cho Saudi Arabia. Chúng đã tạo thành cơ sở cho Bộ chỉ huy tên lửa Saudi Arabia. Dự đoán, khi đó, đã cung cấp nhiều nhất 100 quả tên lửa, trong khi đó, phần lớn truyền thông cho là 30-50 quả tên lửa.
Những tên lửa này có độ chính xác rất thấp và được Quân đội Trung Quốc dùng để lắp đầu đạn nhiệt hạch mạnh, chúng chưa từng được thử nghiệm ở Saudi Arabia, đồng thời được để ở trong 3 căn cứ được bảo quản và bảo trì tốt.
Khu vực phóng tên lửa |
Thực tiễn của lực lượng tên lửa Trung Quốc cho thấy, loại tên lửa này có thể được bảo tồn trong tình hình không cho thêm nhiên liệu thể lỏng, có thể duy trì khả năng tác chiến trong thời gian rất dài.
Đồng thời chúng cũng cần có nhân viên được đào tạo cẩn thận định kỳ bảo trì chu đáo, trong khi đó lực lượng tên lửa cần tiến hành diễn tập định kỳ, dù cho mấy năm một lần, phóng tên lửa để xác nhận kỹ năng của bản thân.
Bài báo cho rằng, lục, hải, không quân Saudi Arabia hoàn toàn lệ thuộc vào chuyên gia công nghệ phương Tây thường trú ở nước mình trên phương diện sử dụng vũ khí phức tạp của nước ngoài.
Hệ thống giáo dục của Saudi Arabia rõ ràng không thể đào tạo được nguồn nhân lực tự sử dụng các hệ thống phức tạp như máy bay chiến đấu F-15 và xe tăng M-1A2 của Mỹ. Tên lửa thể lỏng cũ không hề đơn giản chút nào, bởi vì chúng sử dụng nhiên liệu kịch độc, rất nguy hiểm khi bảo trì.
Vì vậy, có thể giả thiết phù hợp với logic là, nếu tên lửa Đông Phong-3 của Saudi Arabia còn duy trì khả năng tác chiến, thì khả năng này chỉ có thể có được trong điều kiện đại diện nhà chế tạo và chuyên gia quân sự giúp đỡ lâu dài, hơn nữa nhân viên của Saudi Arabia cũng cần được đào tạo ở Trung Quốc.
Muốn kéo dài tuổi thọ của tên lửa Saudi Arabia, phải có sự tham gia của nhân viên Trung Quốc và cần bắn thử tại trường bắn ở Trung Quốc. Một khả năng khác chính là có được sự giúp đỡ của Pakistan, nước có công nghiệp tên lửa hoàn thiện, cho dù người Pakistan có thể thay thế thành công tên lửa do Trung Quốc chế tạo bị nghi ngờ.
Tên lửa đợi lệnh phóng |
Cung cấp tên lửa Đông Phong-3 cho Saudi Arabia là trường hợp duy nhất tên lửa cùng loại. Năm 1991, do xuất khẩu công nghệ tên lửa cho Pakistan đối mặt với sức ép nghiêm trọng của Mỹ, Trung Quốc cam kết sẽ tuân thủ chế độ kiểm soát công nghệ tên lửa (MTCR).
Chế độ này cấm xuất khẩu tên lửa có tầm bắn từ 300 km trở lên và tải trọng hiệu quả 500 kg trở lên. Cam kết này được tái khẳng định trong Thông cáo chung Mỹ-Trung năm 1994. Trung Quốc cam kết sẽ tuân thủ chế độ kiểm soát công nghệ tên lửa được coi là thành công quan trọng của chính sách ngoại giao Mỹ.
Mỹ là trụ cột chủ yếu của chế độ quốc tế này, có mức độ quan tâm cao hơn so với nước khác trên phương diện ngăn chặn phổ biến tên lửa đạn đạo. Tên lửa tầm trung càng rẻ cũng càng dễ sản xuất so với máy bay chiến đấu hiện đại, đồng thời không đắt, còn có thể tránh hiệu quả thấp.
Vì vậy, những tên lửa này được đặc biệt hoan nghênh ở các nước đang phát triển, trong đó cũng gồm có các nước có chính quyền chống phương Tây như Iran và CHDCND Triều Tiên.
Theo bài báo của Jeff Hindustan, năm 2007, Trung Quốc đã xuất khẩu cho Saudi Arabia tên lửa đạn đạo di động chính xác cao Đông Phong-21, loại tên lửa rất nguy hiểm, có thể lắp đầu đạn hạt nhân.
Xuất phát từ nguyên nhân nhất định, Trung Quốc quyết định xem xét lại quyết định tuân thủ chế độ kiểm soát công nghệ tên lửa và quyết định mạo hiểm để lộ bê bối lớn và bị Mỹ trừng phạt. Hơn nữa, Trung Quốc đã chuyển giao hệ thống tên lửa chiến lược tạo thành nền tảng tất cả kho vũ khí tên lửa tầm trung của mình cho các nước thân thiện với Mỹ.
Huấn luyện phóng tên lửa |
Trong khi đó, Mỹ biết tin Trung Quốc vi phạm chế độ kiểm soát công nghệ tên lửa, tăng cường chế độ này là một trong những phương hướng quan trọng của chính trị Mỹ 20 năm gần đây.
Điều này không phải kinh ngạc bởi nó có nguyên nhân nhất định. Mỹ hầu như hài lòng về việc thỏa thuận với Saudi Arabia, họ đã nhìn sơ bộ tên lửa (không biết kết cấu), điều này cho thấy những tên lửa này không thể lắp đầu đạn hạt nhân.
Mỹ buộc phải chấp nhận việc vi phạm chế độ kiểm soát công nghệ tên lửa, đã đặt ra tiền lệ chính trị nguy hiểm cho phép nhà sản xuất tên lửa tiên tiến bán tên lửa cho tay sai của mình, động cơ của hành vi này là gì?
Theo Hindustan, hành vi của hai bên không phù hợp với logic, tuyên bố và hành vi trước đó của họ cũng tự mâu thuẫn với nhau. Loại mâu thuẫn này cần được lý giải nhất định, nhưng trong bài viết không hề nhắc tới. Chế độ kiểm soát công nghệ tên lửa cũng không được đề cập.
Điều cần chỉ ra là, trong 20 năm này, Trung Quốc trái ngược với ấn tượng phổ biến cũ, thực hiện chính sách thận trọng trong xuất khẩu vũ khí - thực hiện cơ chế hiệu quả và phức tạp về việc cho phép xuất khẩu vũ khí. Trong cơ chế này, không có sự phê chuẩn của nhà lãnh đạo cao nhất thì không thể có bất cứ giao dịch thực chất nào. Những năm gần đây, Trung Quốc thậm chí tránh xuất khẩu vũ khí thông thường tới Trung Đông trong trường hợp gây ra kết quả chính trị tiêu cực.
Vì vậy, giai đoạn lịch sử này rất đáng nghi ngờ. Nhưng, điều này hoàn toàn không gây trở ngại cho việc đưa tin của truyền thông thế giới. Thực ra, trước đây còn có câu chuyện hoang đường là Nga bán máy bay ném bom và trang bị vũ khí hạt nhân vác vai cho Trung Quốc.
Tham mưu Bộ Tư lệnh làm việc trong tình hình mô phỏng bị đối phương tấn công hạt nhân |