Tích hợp rồi vẫn giáo viên môn nào dạy "phân môn" đấy, chỉ cần học 3-6 tín chỉ

07/09/2021 06:52
BÙI NAM
0:00 / 0:00
0:00
GDVN- Để đạt hiệu quả thì chỉ cần đào tạo mỗi giáo viên 3 tín chỉ tích hợp và có thể thêm 1 tín chỉ của bộ môn mình đang giảng dạy là hợp lý nhất.

Bài viết này tiếp tục bàn về vấn đề tồn tại trong công tác bồi dưỡng giáo viên sẽ dạy các môn tích hợp trong chương trình mới bậc trung học cơ sở là các môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, Nghệ thuật, ngoài những vấn đề về phân công giáo viên, kiểm tra, đánh giá, nhận xét,…, 2-3 giáo viên sẽ cùng đánh giá học sinh đã được phân tích cụ thể trong bài viết “Bộ Giáo dục chưa tìm ra phương án phân công, đánh giá môn Khoa học tự nhiên?”.

Tôi xin tiếp tục nêu và phân tích một khía cạnh khác của việc quy định một giáo viên sẽ phải học 20-36 tín chỉ để dạy được cả môn tích hợp là quá khó đạt mục tiêu. Theo tôi, mỗi giáo viên các môn được tích hợp hiện nay chỉ cần được bồi dưỡng trực tuyến 3-6 tín chỉ là phù hợp nhất.

Do đó, nếu như phân công giáo viên dạy đồng thời các phân môn như giáo viên Lịch sử dạy phân môn Lịch sử, giáo viên Địa lý dạy phân môn Địa lý, hay giáo viên Lịch sử và Địa lý (đã học xong chứng chỉ tích hợp) dạy phân môn Lịch sử, Địa lý như Công văn số: 3699/BGDĐT-GDTrH hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2021-2022 [1] mà yêu cầu mỗi giáo viên phải học đến 20-36 tín chỉ là bất hợp lý, gây phức tạp, rắc rối thêm.

Nếu giáo viên các "phân môn" phải đi học chứng chỉ bồi dưỡng môn tích hợp đồng loạt sẽ gây khó cho các nhà trường trong việc phân công, bố trí giáo viên dạy.

Theo người viết, các môn học Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý,... được gọi là môn tích hợp nhưng thực tế được thiết kế thành các chủ đề riêng cho từng môn, phần kiến thức tích hợp chung trong các môn trên là không nhiều, mỗi giáo viên chỉ nên bồi dưỡng phần tích hợp (giáo viên nào cũng dạy được) như trong các quyết định 2454, 2455 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo đó mỗi giáo viên chỉ cần bồi dưỡng từ 3 - 6 tín chỉ là phù hợp.

Ảnh minh họa: Nhandan.vn

Ảnh minh họa: Nhandan.vn

Mỗi giáo viên Vật lý, Hóa học, Sinh học chỉ cần bồi dưỡng 3 - 4 tín chỉ tích hợp Khoa học tự nhiên

Khi phân bố số tín chỉ học bồi dưỡng theo Quyết định 2454/QĐ-BGDĐT ban hành chương trình bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở dạy môn Khoa học tự nhiên thì quy định bồi dưỡng các tín chỉ như sau:

Đối tượng

I

(1tc)

II.1 – Vật lý

(16 tc)

II.2 – Hóa học

(16 tc)

II.3- Sinh học

(16 tc)

III – Tích hợp

(3 tc)

Tổng số

(tín chỉ)


Vật lý

X


x

X

X

36

A

Hóa học

X

X


X

X

36


Sinh học

X

X

x


X

36


Hóa học - Sinh học

X

X



X

20

B

Vật lý - Hóa học

X


X

X

20

X

Khối học vấn chưa được đào tạo

X

20

(Khung mô tả lựa chọn các học phần thuộc chương trình bồi dưỡng với từng đối tượng theo Quyết định 2454 Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Như vậy, thực tế phần tích hợp quy định trong bộ môn là chỉ học 3 tín chỉ, còn lại là học 16 tín chỉ cho mỗi môn còn lại. Do đó để đạt hiệu quả thì chỉ cần đào tạo mỗi giáo viên 3 tín chỉ tích hợp và có thể thêm 1 tín chỉ của bộ môn mình đang giảng dạy là hợp lý nhất. Mỗi giáo viên chỉ bồi dưỡng thêm tối đa 4 tín chỉ tích hợp Khoa học tự nhiên.

Giáo viên Lịch sử, Địa lý cũng chỉ bồi dưỡng 5 - 6 tín chỉ tích hợp Lịch sử và Địa lý

Khi phân bố học bồi dưỡng theo Quyết định 2455/QĐ-BGDĐT ban hành chương trình bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở dạy môn Lịch sử và Địa lý thì quy định bồi dưỡng các tín chỉ như sau:

Đối tượng

I (Nhập môn Lịch sử và Địa lý)

(1tc)

II.1(Lịch Sử)

(14 tc)

II.2 (Địa lý)

(14 tc)

III (Lịch sử và Địa lý)

(5 tc)

Tổng số

(tín chỉ)

1, 3, 5, 6

X


X

X

20

2, 4, 5, 6

X

X


X

20

(Khung mô tả lựa chọn các học phần thuộc chương trình bồi dưỡng với từng đối tượng theo Quyết định 2455 Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Đối tượng 1, 3, 5, 6 gọi chung là giáo viên, sinh viên chuyên ngành Lịch sử.

Đối tượng 2, 4, 5, 6 gọi chung là giáo viên, sinh viên chuyên ngành Địa lý.

Như vậy mỗi giáo viên thuộc phân môn Lịch sử, Địa lý chỉ cần học 5 tín chỉ tích hợp Lịch sử và Địa lý hoặc có thể học thêm 1 tín chỉ nhập môn Lịch sử và Địa lý, nên tối đa chỉ học 6 tín chỉ tích hợp.

Vì môn Lịch sử và Địa lý theo Công văn 3699 là dạy đồng thời nên phân công giáo viên học trực tuyến, học trên phần mềm từ 5-6 tín chỉ tích hợp là phù hợp. Không nhất thiết phải học đến 20 tín chỉ, vừa không hợp lý lại không hiệu quả.

Giáo viên môn Âm nhạc, Mĩ thuật có thể không cần phải học chứng chỉ Nghệ thuật

Trong chương trình mới không còn môn Âm nhạc, Mĩ thuật mà thay vào đó là môn Nghệ thuật. Việc này vô cũng khiên cưỡng, bất hợp lý.

Cũng chưa thấy Bộ Giáo dục và Đào tạo nhắc đến môn Nghệ thuật có phải là môn tích hợp không? Giáo viên Mĩ thuật, Âm nhạc có phải đi học bồi dưỡng để được dạy cả 2 môn hay không?

Tuy nhiên, nó là một môn mà để 2 giáo viên đánh giá thì quá vô lý. Nếu gom lại một môn Nghệ thuật rồi yêu cầu giáo viên Mĩ thuật đi bồi dưỡng môn Âm nhạc thành giáo viên Nghệ thuật thì còn bất hợp lý hơn, vô lý hơn!

Môn năng khiếu thì có giáo viên Mĩ thuật đâu hiểu gì về nhạc lý mà đào tạo, bồi dưỡng, hoặc ngược lại giáo viên Âm nhạc cũng không thể học Mĩ thuật để thành giáo viên môn Nghệ thuật.

Do đó, rất mong Bộ Giáo dục và Đào tạo tách môn Nghệ thuật thành 2 môn riêng biệt là hợp lý nhất, việc này không có gì bàn. Không có bất kỳ lý do gì để ghép 2 môn Âm nhạc, Mĩ thuật thành môn Nghệ thuật.

Kiến nghị của người viết

Do đó để đỡ phải rắc rối, phức tạp, không phải tốn quá nhiều thời gian, kinh phí bồi dưỡng,… thì người viết xin được đề xuất vẫn để giáo viên nào dạy phân môn đó, vẫn cho điểm riêng, nhận xét riêng từng phân môn, nhưng thêm phần đánh giá năng lực chung Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, Nghệ thuật.

Có thể bố trí việc tổng hợp môn Khoa học tự nhiên như sau:

Môn

Phân môn

Điểm trung bình

Nhận xét năng lực riêng

Tổng hợp

Nhận xét năng lực tự nhiên

Khoa học tự nhiên

Vật lý





Hóa Học



Sinh học



Sẽ có một phần tổng hợp trên phần mềm đánh giá năng lực các môn tích hợp trên. Có như vậy thì học sinh nếu học yếu môn nào chỉ cần bồi dưỡng hoặc thi lại phân môn đó mà không phải thi lại cả 2 phân môn như hiện nay.

Học sinh học yếu Vật lý thi lại cả Hóa học và Sinh học; học sinh học yếu Lịch sử mà phải thi lại cả Lịch sử và Địa lý; học sinh học yếu Âm nhạc mà phải thi lại cả Âm nhạc, Mĩ thuật,… là bất cập khi ghép các phân môn vào môn tích hợp.

Giáo viên các môn trên chỉ cần đào tạo, bồi dưỡng trực tuyến giáo viên dạy những phần tích hợp trong thời gian ngắn để đảm nhận phần tích hợp, tránh gây bức xúc, lãng phí và rắc rối.

Nếu như theo đề xuất của người viết thì chỉ cần bố trí một thời gian ngắn để bồi dưỡng tại chỗ các giáo viên Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý không tốn kém thời gian, kinh phí, không gây bức xúc cho giáo viên, không gây khó cho các trường trong việc phân công, bố trí giáo viên. Học sinh cũng sẽ biết mình học khá, yếu phân môn nào mà định hướng nghề nghiệp tương lai.

Việc gì chưa phù hợp thì rất mong Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu một cách khoa học, cẩn thận tránh việc “rối” cho các cơ sở giáo dục, trong việc phân công, bố trí giáo viên. Giáo viên đang rất chờ đợi những chỉ đạo hợp tình, hợp lý từ Bộ Giáo dục và Đào tạo trong thời gian sớm nhất.

Tài liệu tham khảo:

[1]https://moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/7494/C%C3%B4ng%20v%C4%83n%203699%20h%C6%B0%E1%BB%9Bng%20d%E1%BA%ABn%20Trung%20h%E1%BB%8Dc.pdf

[2] Quyết định 2454, 2455 Bộ Giáo dục và Đào tạo

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

BÙI NAM