Ấn Độ: Máy bay cảnh báo sớm cuối cùng bàn giao sau 30 năm phát triển

22/12/2014 07:00
Việt Dũng
(GDVN) - Trải qua gần 30 năm, Ấn Độ đã thực hiện được giấc mơ tự nghiên cứu chế tạo và sản xuất máy bay cảnh báo sớm, đó là máy bay cảnh báo sớm EMB-145.
Máy bay cảnh báo sớm EMB-145 Ấn Độ
Máy bay cảnh báo sớm EMB-145 Ấn Độ

Ngày 19 tháng 12 đưa tin, 3 máy bay cảnh báo sớm EMB-145 của Ấn Độ đã hoàn thành toàn bộ và bàn giao, đến đây, công tác tự nghiên cứu phát triển, nhập khẩu, hợp tác nghiên cứu phát triển dài 30 năm của Ấn Độ cuối cùng đã có được máy bay cảnh báo sớm "tự sản xuất".

Là trang bị nhân lên gấp bội sức mạnh, máy bay cảnh báo sớm phát huy vai trò không thể thiếu trong chiến tranh công nghệ cao. Vì vậy, vào thập niên 1980, Không quân Ấn Độ đã bắt đầu tìm cách có được năng lực cảnh báo sớm và chỉ huy kiểm soát trên không, thông qua 2 phương thức như mua sắm và nghiên cứu chế tạo.

Do nguyên nhân chính trị khi đó, Ấn Độ không thể mua được từ phương Tây, việc tự nghiên cứu chế tạo máy bay cảnh báo sớm lại gặp khó khăn, đến năm 2000 chuyển sang thuê 2 máy bay cảnh báo sớm A-50 của Nga.

Tuy nhiên, sau khi Không quân Ấn Độ tiến hành đánh giá đối với việc sử dụng máy bay này, cho rằng, phạm vi dò tìm radar của máy bay này có hạn, năng lực xử lý dữ liệu không đủ và thiết bị dành cho nhân viên tổ lái quá ít, cuối cùng Không quân Ấn Độ đã từ chối mua sắm máy bay này, chuyển sang quan tâm đến máy bay cảnh báo sớm A-50EI phiên bản cải tiếp lắp radar Phalcon của hãng IAI công nghiệp hàng không vũ trụ Israel, máy bay này được cải tiên trên nền tảng máy bay A-50.

Máy bay cảnh báo sớm EMB-145 Ấn Độ
Máy bay cảnh báo sớm EMB-145 Ấn Độ

Đồng thời, với các nỗ lực của mình, tháng 3 năm 2004, Ấn Độ, Nga và Israel đã ký kết hợp đồng mua sắm 3 máy bay A-50EI trị giá 1,1 tỷ USD. Nga cung cấp IL-76 để làm nền tảng cho máy bay cảnh báo sớm, công ty IAI của Israel phụ trách kết hợp, tích hợp giữa "nền tảng" đó với hệ thống radar Phalcon.

Cuối cùng, 3 máy bay cảnh báo sớm A-50EI đã lần lượt bàn giao cho Không quân Ấn Độ vào tháng 5 năm 2009, tháng 3 năm 2010 và tháng 3 năm 2011.

Hơn nữa, trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển máy bay cảnh báo sớm, năm 1986, không quân và hải quân Ấn Độ đã đệ trình kế hoạch theo dõi, cảnh báo sớm và kiểm soát trên không/vũ trụ (AEW&C) lên Bộ Quốc phòng.

Theo kế hoạch này, Ấn Độ sẽ tự nghiên cứu chế tạo trang bị theo dõi trên không/vũ trụ, radar giám sát trên không/vũ trụ, máy bay cảnh báo sớm trên không và hệ thống hợp nhất kết hợp với hệ thống môi trường phòng không mặt đất khi đó của Ấn Độ.

Là cơ quan nghiên cứu phát triển quân sự lớn nhất của Ấn Độ, Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng (DRDO) đã bắt đầu công tác nghiên cứu chế tạo "trang bị theo dõi trên máy bay" (ASP).

Trước hết là trên máy bay “nền” lựa chọn cho ASP, khi đó trong nước hoàn toàn không có năng lực nghiên cứu chế tạo và sản xuất máy bay vận tải cỡ lớn, nhưng Công ty hàng không Hindustan (HAL) lại đang sao chép sản xuất máy bay vận tải tua bin cánh quạt 2 động cơ HS-748 của Công ty hàng không vũ trụ Anh, trang bị cho Không quân Ấn Độ.

Trọng lượng cất cánh tối đa của máy bay này là 20 tấn, tốc độ tuần tra 450 km/giờ, có thể làm máy bay nền cho ASP. Cuối cùng, DRDO có kế hoạch lắp thêm lồng dây anten cho thân máy bay, chuẩn bị lắp thiết bị radar và hệ thống nhiệm vụ do Ấn Độ tự chế trong thân máy bay.

Máy bay cảnh báo sớm EMB-145 Ấn Độ
Máy bay cảnh báo sớm EMB-145 Ấn Độ

Trên máy bay thử nghiện công nghệ cải tạo từ HS-748, nhân viên nghiên cứu của DRDO trước hết đã lắp giá đỡ lồng anten radar trên thân máy bay, tạm thời không lắp lồng anten radar hình tròn. Sau khi hoàn thành bay thử nghiệm, tiếp theo, dưới sự hỗ trợ kỹ thuật của MBB Đức, đã hoàn thành chế tạo mái che máy radar vật liệu composite.

Cuối cùng, vào ngày 5 tháng 11 năm 1990, máy bay thử nghiệm ASP đã mang theo trên lưng lồng anten và bay thử lần đầu tiên thành công, đã bắt đầu một loạt thử nghiệm tính năng khí động học. Năm 1994, sau khi nghiên cứu chế tạo thành công các thiết bị điện tử đồng bộ như radar cảnh báo sớm, lắp ráp trên máy bay thử nghiệm ASP, đã bắt đầu bay thử và thử nghiệm đánh giá tính năng của radar cảnh báo sớm.

Tháng 12 năm 1996, triển lãm hàng không Ấn Độ lần đầu tiên tổ chức ở Bangalore, máy bay thử nghiệm ASP đã tiến hành bay biểu diễn công khai tại lễ khai mạc, năm 1998 máy bay này tiếp tục xuất hiện tại triển lãm hàng không Ấn Độ lần thứ hai. Đối với tính năng của ASP, Quân đội Ấn Độ tuyên bố cơ bản đã tiếp cận trình độ công nghệ của máy bay cảnh báo sớm E-2C.

Tuy nhiên, đối với tiến triển của ASP, Bộ Quốc phòng Ấn Độ hoàn toàn không thỏa mãn, cho biết, máy bay thử nghiệm ASP hoàn toàn không thể thỏa mãn đầy đủ nhu cầu tác chiến của Không quân Ấn Độ. Có kế hoạch tiếp tục đầu tư 20 tỷ rupee, lấy các máy bay vận tải cỡ lớn như IL-76 làm nền để phát triển máy bay cảnh báo sớm trên không cỡ lớn hơn.

Máy bay cảnh báo sớm EMB-145 Ấn Độ
Máy bay cảnh báo sớm EMB-145 Ấn Độ

Khi đó, Không quân Ấn Độ lạc quan cho rằng, dựa vào tiến độ nghiên cứu chế tạo, máy bay cảnh báo sớm trên không đầu tiên và máy bay chỉ huy sẽ chính thức đưa vào sử dụng trong các năm 2002-2003.

Nhưng sau đó không lâu, cách thức tự nghiên cứu chế tạo máy bay cảnh báo sớm đầy tham vọng của Ấn Độ đã bị giáng một đòn nặng. Máy bay thử nghiệm ASP bất ngờ xuất hiện tình huống khó kiểm soát khi bay thử vào ngày 11 tháng 1 năm 1999, khi quay trở về đã bất ngờ mất thăng bằng, liên tiếp lật và bổ nhào rơi tan, 4 nhân viên bay và 4 nhà khoa học đều đã gặp nạn.

Cuộc điều tra về nguyên nhân rơi vỡ có người cho là lồng anten radar rơi vỡ vụn, đã đánh trúng đuôi máy bay hoặc động cơ, sự thay đổi của lực cản bay cũng có thể gây ra sự cố động cơ. Tuy kết quả điều tra cuối cùng hoàn toàn không thống nhất, nhưng đã gây nghi ngờ về độ tin cậy đối với máy bay "nền".

Mặc dù khi đó kế hoạch nghiên cứu chế tạo máy bay cảnh báo sớm của Ấn Độ đã hoàn thành 90% công tác nghiên cứu chế tạo, nhưng sự cố máy bay rơi vỡ và thiệt hại về người vẫn làm cho toàn bộ công tác nghiên cứu chế tạo bị trì hoãn.

Máy bay cảnh báo sớm EMB-145 Ấn Độ
Máy bay cảnh báo sớm EMB-145 Ấn Độ

Khi DRDO chuẩn bị sử dụng một máy bay HS-748 khác tiếp tục bắt đầu công tác nghiên cứu chế tạo, bay thử, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã hoàn toàn từ chối tiếp tục phát triển máy bay cảnh báo sớm trong nước, đồng thời cuối cùng tạm thời đóng băng kế hoạch Ấn Độ tự phát triển máy bay cảnh báo sớm vào đầu năm 2000, chuyển sang tìm kiếm mua sắm của nước ngoài.

Chỉ có điều, đơn thuần mua máy bay cảnh báo sớm của nước ngoài không chỉ cần kinh phí mua sắm lớn, mà còn bị chi phối về hỗ trợ công nghệ, bảo trì hệ thống và nâng cấp cải tiến tiếp theo, bị chi phối bởi sự thay đổi của tình hình quốc tế, vì vậy, Ấn Độ hoàn toàn không từ bỏ tự nghiên cứu chế tạo, vẫn hy vọng tự phát triển được một loại máy bay cảnh báo sớm giá rẻ, có tính năng tương đối.

Đối với vấn đề này, tháng 10 năm 2004, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã cấp 18 tỷ rupee tái khởi động kế hoạch nghiên cứu chế tạo máy bay cản báo sớm, nhưng chuyển sang hợp tác công nghệ với nước ngoài trong nghiên cứu chế tạo.

Lần này, DRDO quyết định lựa chọn hợp tác với Công ty công nghiệp hàng không Brazil (Embraer), sử dụng máy bay chở khách đường nhánh động cơ phản lực EMB-145 hoàn thiện của Brazil làm nền tảng, lắp rdar mảng pha ở lưng máy bay theo phương thức "cân bằng".

Căn cứ vào kế hoạch ban đầu, loại máy bay cảnh báo sớm EMB-145 này phải bàn giao cho Quân đội Ấn Độ vào tháng 12 năm 2007. Nhưng, do việc bàn giao radar cảnh báo sớm của DRDO Ấn Độ kéo dài, mãi đến tháng 11 năm 2010 mới gửi đến Brazil để tiến hành tích hợp với thân máy bay. Công tác tiếp theo trở nên thuận lợi, cuối cùng trải qua gần 30 năm, Ấn Độ đã thực hiện được giấc mơ tự nghiên cứu chế tạo và sản xuất máy bay cảnh báo sớm.

Máy bay cảnh báo sớm và máy bay chiến đấu của Không quân Pakistan
Máy bay cảnh báo sớm và máy bay chiến đấu của Không quân Pakistan

Kẻ thù của Ấn Độ - nước láng giềng Pakistan không những đã mua sắm máy bay cảnh báo sớm Saab-2000 của Thuỵ Điển, mà còn được bắt đầu bàn giao sử dụng vài chiếc máy bay cảnh báo sớm hạng trung phát triển trên nền tảng Y-9 đặt mua của Trung Quốc.

Việt Dũng