Nga phủ nhận đạt được thỏa thuận bán máy bay Su-35 cho Trung Quốc

04/06/2014 06:49
Đông Bình
(GDVN) - Người phụ trách công ty Sukhoi không nói mà là do truyền thông Trung Quốc tuyên truyền sai sự thật, nhưng không có nghĩa là đã kết thúc.
Máy bay chiến đấu Su-35 Nga
Máy bay chiến đấu Su-35 Nga

Trang mạng tuần san Tin tức Quốc phòng Mỹ ngày 31 tháng 5 đưa tin, các phương tiện truyền thông khác đã đưa tin rộng rãi thông tin từ đài truyền hình vệ tinh Phượng Hoàng, Hồng Kông cho rằng, người phụ trách Cục thiết kế Sukhoi, ông Mikhail Pogosyan xác nhận, thỏa thuận Trung Quốc mua máy bay chiến đấu Su-35 và tên lửa đất đối không S-400 gần hoàn thành.

Nhưng, Công ty chế tạo máy bay liên hợp Nga phủ nhận ông Pogosyan đã thảo luận bất cứ vấn đề gì ngoài tiêu thụ máy bay thương mại trong thời gian thăm Trung Quốc.

Giám đốc bộ phận Maxime Sysoyev của Công ty chế tạo máy bay liên hợp viết trong một thông cáo báo chí cho biết, ông Pogosyan không bàn về vấn đề bán máy bay chiến đấu Su-35 với quan chức Trung Quốc. Nhưng, vào ngày 20 tháng 5, Công ty chế tạo máy bay liên hợp Nga và Công ty TNHH máy bay thương mại Trung Quốc thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc đã ký thỏa thuận hợp tác sản xuất máy bay thương mại cỡ lớn tầm xa.

Nhà nghiên cứu Vasilii Cashin, Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Moscow cho rằng, điều này hoàn toàn không có nghĩa là thỏa thuận máy bay tác chiến đa năng đã không còn hy vọng, chỉ là vẫn chưa đạt được thỏa thuận về vấn đề này.

Tên lửa đất đối không S-400 Ngs
Tên lửa đất đối không S-400 Ngs

Ông nói: "Theo lý giải của tôi, giao dịch tên lửa S-400 và máy bay chiến đấu Su-35 có thể đẩy nhanh tiến hành, bởi vì sau cuộc khủng hoảng Crimea, quan hệ chiến lược với Trung Quốc trở nên ngày càng quan trọng đối với Moscow... Nhưng, cân nhắc đến chu kỳ sản xuất, lô tên lửa S-400 đầu tiên không có nhiều khả năng lắm đến Trung Quốc trước năm 2016".

Theo bài báo, bất kể giao dịch này hiện nay hay năm tới hoàn thành, nó đều sẽ gây phiền phức cho Đài Loan và tranh chấp đảo Senkaku giữa Trung-Nhật. Tên lửa S-400 có tầm bắn 400 km sẽ giúp cho Trung Quốc có thể tập kích bất cứ máy bay nào trên bầu trời Đài Loan.

Điều này sẽ làm cho Trung Quốc có thể kiểm soát có hiệu quả bầu trời Đài Loan trong một cuộc chiến tranh. Hiện nay, tên lửa S-300 tầm bắn 300 km của Trung Quốc chỉ có thể bao trùm đến một phần khu vực duyên hải tây bắc của Đài Loan.

Tên lửa S-400 sẽ làm cho Tokyo khó mà kiểm soát được vùng trời đảo Senkaku.

Máy bay chiến đấu F-16A/B của Không quân Đài Loan
Máy bay chiến đấu F-16A/B của Không quân Đài Loan

Cùng với những máy bay cũ như khoảng 50 máy bay chiến đấu F-5 và 55 máy bay chiến đấu Mirage-2000 bắt đầu nghỉ hưu trong 10 năm tới, Đài Loan cũng đối mặt với vấn đề thiếu máy bay chiến đấu.

Số còn lại chỉ có 126 máy bay chiến đấu phòng thủ tự chế IDF và 144 máy bay chiến đấu F-16A/B. Đài Loan đã khởi động kế hoạch cải tiến máy bay chiến đấu F-16, nhưng từ năm 2006 trở đi vẫn kiên trì yêu cầu Mỹ bán 66 máy bay chiến đấu F-16C/D.

Nhà nghiên cứu lâu năm Richard Fischer của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và đánh giá quốc tế Mỹ cho rằng, phản hồi của Washington đối với Đài Loan là bán cho họ động cơ tua bin cánh quạt nhỏ F404 hoặc F414 của công ty General Electric, như vậy Đài Loan có thể nâng cấp máy bay chiến đấu IDF lên thành máy bay chiến đấu siêu âm cất cánh cự ly ngắn.

Sau khi đã có khả năng tăng tốc và leo cao rất cao, máy bay chiến đấu "siêu IDF" này có thể tránh được tên lửa đối không, chiếm độ cao, sau đó phóng tên lửa đối với máy bay địch bên dưới (của Trung Quốc).

Đài Loan từ năm 2006 trở đi vẫn kiên trì yêu cầu Mỹ bán 66 máy bay chiến đấu F-16C/D
Đài Loan từ năm 2006 trở đi vẫn kiên trì yêu cầu Mỹ bán 66 máy bay chiến đấu F-16C/D

Theo bài báo, Trung Quốc hiện đang sở hữu tên lửa S-300 và hệ thống phòng không HQ-9. Nếu Nga bán tên lửa và công nghệ S-400 cho Trung Quốc, Trung Quốc có thể phát triển được nhiều hệ thống phòng không tiên tiến hơn.

Đông Bình