"Nhật Bản muốn coi quân đội nước khác là đối tượng viện trợ ODA"

25/05/2014 09:02
Đông Bình
(GDVN) - Quân đội ngày càng có vai trò quan trọng lĩnh vực phi quân sự, Nhật Bản cũng muốn tăng cường hiện diện kiềm chế Trung Quốc.
Tàu tuần tra cỡ lớn của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản
Tàu tuần tra cỡ lớn của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản

Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc dẫn hãng Kyodo Nhật Bản ngày 23 tháng 5 đưa tin, nhiều nguồn tin từ chính phủ Nhật Bản vừa tiết lộ, chính quyền Shinzo Abe đã bắt đầu cân nhắc, sẽ coi chi viện cho quân đội nước khác là đối tượng viện trợ phát triển chính phủ (ODA).

Trước đây, căn cứ vào quy định của đại cương ODA, quân đội nước khác không thuộc đối tượng viện trợ, lần này sẽ tiến hành điều chỉnh đối với phương thức này. Đối tượng bỏ lệnh cấm sẽ giới hạn ở những lĩnh vực phi quân sự như đào tạo nhân lực cứu trợ thiên tai, cung cấp tàu tuần tra để nâng cao khả năng canh gác/phòng bị trên biển ở những tuyến đường trên biển.

Nhưng theo bài báo, điều này có thể gây lo ngại bị chuyển sang dùng cho mục đích quân sự.

Đại cương ODA hiện hành được xây dựng vào năm 2003 quy định, tránh áp dụng nó cho lĩnh vực quân sự và hỗ trợ cho tranh chấp quốc tế. Trước đây, chính phủ Nhật Bản tuân thủ nghiêm túc quy định này, sử dụng nguyên tắc không viện trợ ODA cho quân đội.

Thủy phi cơ US-2 của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. Ấn Độ và Nhật Bản đã đàm phán để cung cấp loại thủy phi cơ này cho Ấn Độ.
Thủy phi cơ US-2 của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. Ấn Độ và Nhật Bản đã đàm phán để cung cấp loại thủy phi cơ này cho Ấn Độ.

Một khi bắt đầu viện trợ cho quân đội nước khác, chính sách ODA lấy các lĩnh vực kinh tế và dân sinh - như xây dựng hạ tầng cơ sở, xóa đói giảm nghèo - làm trọng điểm sẽ có sự thay đổi to lớn. Chính phủ Nhật Bản cũng có kế hoạch đồng thời tiến hành bàn thảo về cách thức ngăn chặn chuyển sang dùng cho quân sự.

Được biết, sau khi ông Shinzo Abe lên cầm quyền, ông đã tham khảo kinh nghiệm hợp tác triển khai hoạt động cứu hộ giữa Lực lượng Phòng vệ và quân đội Mỹ sau cơn bão Haiyan ở Philippines, tập trung quan tâm đến một thực trạng, đó là: vai trò của quân đội trong các lĩnh vực phi quân sự như cứu trợ thảm họa/giảm nhẹ thiên tai ngày càng tăng lớn.

Ông Shinzo Abe cho rằng, cho dù ODA lấy quân đội làm đối tượng, cũng cần phải căn cứ vào nội dung viện trợ để tiến hành ứng phó linh hoạt. Theo bài báo thì ông Shinzo Abe còn có ý định nâng cao khả năng hiện diện của Nhật Bản, từ đó kiềm chế Trung Quốc.

Bài báo của Hoàn Cầu thời báo TQ thể hiện rõ thái độ ghen ghét, lộ rõ những lo ngại khi Nhật Bản có những bước chuyển mình nhằm ngăn chặn các tham vọng bành trướng lãnh thổ và những đòi hỏi phi pháp từ Bắc Kinh.

Hiện nay, chính quyền Shinzo Abe đang triển khai công tác sửa đổi Đại cương ODA, tranh thủ được thông qua tại hội nghị nội các vào cuối năm nay. Phương châm viện trợ cho quân đội nếu có thể được thông qua thì cũng sẽ cân nhắc đến việc – tiến hành phản ánh sự thay đổi này thế nào khi nó diễn đạt trong đại cương mới.

Hiện nay, Nhật Bản đã áp dụng chính sách xuất khẩu vũ khí mới, có thể xuất khẩu vũ khí và hợp tác nghiên cứu phát triển vũ khí trang bị với các nước. Trong hình là tàu ngầm thông thường tiên tiến AIP lớp Soryu do Nhật Bản tự chế tạo.
Hiện nay, Nhật Bản đã áp dụng chính sách xuất khẩu vũ khí mới, có thể xuất khẩu vũ khí và hợp tác nghiên cứu phát triển vũ khí trang bị với các nước. Trong hình là tàu ngầm thông thường tiên tiến AIP lớp Soryu do Nhật Bản tự chế tạo.
Theo các nguồn tin, Nhật Bản và Việt Nam sẽ đẩy nhanh đàm phán về việc Nhật Bản cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam. Nhật Bản muốn hợp tác với Việt Nam trong vấn đề Biển Đông để đảm bảo an toàn và tự do hàng hải.
Đông Bình