Ông Obama tuyên bố thành lập tổ chức sáng tạo-chế tạo vật liệu tiên tiến

21/01/2015 09:24
Đông Bình
(GDVN) - Obama tuyên bố thành lập tổ chức sáng tạo-chế tạo vật liệu composite tiên tiến, Không quân đẩy nhanh hiện đại hóa thiết bị GPS, Mỹ mở rộng triển khai SM-6.

Trang mạng Nhà Trắng Mỹ ngày 9 tháng 1 đưa tin, Tổng thống Mỹ Obama tuyên bố thành lập tổ chức sáng tạo-chế tạo vật liệu composite tiên tiến - tổ chức mới nhất của mạng lưới sáng tạo chế tạo quốc gia Mỹ.

Tổ chức sáng tạo mới này thu hút 122 doanh nghiệp, tổ chức phi lợi nhuận, các trường đại học, cơ quan nghiên cứu và Bộ Năng lượng; tổ chức này sẽ xây dựng khả năng lãnh đạo của Mỹ về vật liệu composite thế hệ tiếp theo với khoản đầu tư trên 250 triệu USD.

Trong nguồn vốn khởi động 250 triệu USD, 70 triệu USD đến từ đầu tư Liên bang, số tiền không thuộc Liên bang sẽ trên 180 triệu USD.

Tổng thống Mỹ Barack Obama
Tổng thống Mỹ Barack Obama

Bộ Năng lượng Mỹ quan tâm tới nghiên cứu mũi nhọn của vật liệu composite tiên tiến, chẳng hạn sợi carbon.

Tổ chức sáng tạo-chế tạo vật liệu composite tiên tiến sẽ phát triển phương pháp chế tạo và thu về vật liệu composite tiên tiến có chi phí thấp hơn, tốc độ cao hơn và hiệu suất cao hơn.

Trụ sở cơ quan này đặt tại Knoxville, bang Tennessee, Đại học Tennessee sẽ lãnh đạo tổ chức này, bao gồm 86 đối tác hợp tác quan trọng và 36 thành viên liên minh bổ sung.

Trong đó, có 57 công ty như Boeing, Lockheed MartinnhwE, Dassault Systemes, ESI, PPG, Ford, Honda, Volkswagen, Toray, Dow, BASF, 15 trường đại học và phòng thí nghiệm như Đại học nghiên cứu Dayton, Phòng thí nghiệm Quốc gia Oak Ridge - ORNL; 14 tổ chức khác như Trung tâm vật liệu composite quốc gia, liên minh vật liệu composite sợi carbon Oak Ridge; 36 thành viên liên minh như Alcoa, 3M, Cincinnati, Ingersoll, EWI, Quickstep, Trung tâm nghiên cứu công nghệ liên hợp Toyota.

Ngoài ra, lưỡng đảng Thượng viện vào tháng 12 năm 2014 đã thông qua đề nghị lập pháp xây dựng mạng lưới sáng tạo-chế tạo quốc gia, đó là "Dự luật chấn hưng chế tạo và sáng tạo Mỹ (RAMI)", sẽ xóa sạch trở ngại pháp lý cho việc tiếp tục tăng cường ngành chế tạo Mỹ.

Không quân Mỹ đẩy nhanh hiện đại hóa phát triển thiết bị GPS

Trang mạng "Hệ thống quốc phòng" Mỹ ngày 14 tháng 1 đưa tin, Không quân Mỹ sửa đổi một hợp đồng dùng để hiện đại hóa thiết bị GPS hiện có của họ, thông qua tiến hành nâng cấp, thành viên phục vụ có được nhiều hơn, nhanh hơn máy thu hiệu quả hơn.

Dịch vụ này trao cho Công ty viễn thông L-3 số tiền 8,5 triệu USD để đẩy nhanh phát triển chương trình thiết bị khách hàng GPS quân dụng Không quân Mỹ (MGUE), công ty này từ năm 2012 đã cung cấp phần cứng cho Không quân Mỹ theo hợp đồng có liên quan.

Giai đoạn tiếp theo của chương trình thuộc Công ty L-3 bao gồm nhận được thẻ máy thu mẫu ban đầu và kiểm tra hoạt động hỗ trợ. Bàn giao thẻ tiếp nhận sẽ tăng mạnh phạm vi dùng mật mã quân sự tiếp nhận GPS (M-Code).

Chương trình MGUE là một chương trình dịch vụ liên hợp, mục đích là phát triển máy thu GPS quân dụng hiện đại để có thể cung cấp định vị, dẫn đường và thời gian chính xác, tin cậy khi máy thu thông thường tách biệt hoặc bị gây nhiễu.

Vệ tinh GPS Mỹ
Vệ tinh GPS Mỹ

Những nỗ lực hiện đại hóa GPS được bắt đầu từ thập niên 1990, nhằm phản ứng lại các mối đe dọa ngăn chặn dịch vụ GPS của đối thủ. Là một loại biện pháp phòng thủ bổ sung, chương trình này còn tìm cách ngăn chặn đối thủ sử dụng dịch vụ GPS.

Sau khi phóng vệ tinh GPS của mình, sự phát triển ban đầu về quân dụng của dịch vụ này đã đi vào công nghệ GPS tiên tiến, trước hết trong chương trình MUE, dùng cho thiết bị khách hàng quân dụng của MGUE.

Trong chương trình MGUE, thẻ máy thu GPS nguyên mẫu đã giảm lo ngại và rủi ro kèm theo thiết kế của các loại máy thu. Hiện nay, máy thu nguyên mẫu giống như trang bị hàng không và mặt đất quân dụng.

Trong vệ tinh GPS nâng cấp, chương trình MGUE đã nhận được tín hiệu mật mã quân sự đang tiến hành là tín hiệu có lực mạnh hơn, thông qua quy cách thông tin cải tiến và điều chỉnh tín hiệu, có thể đối phó tốt hơn với gây nhiễu và các trở ngại, có khả năng đọc chuẩn xác tốt hơn, bảo vệ an toàn tốt hơn.

Chương trình MGUE sẽ tìm cách phát triển nhiều hơn máy thu GPS tăng cường dùng cho dịch vụ liên hợp và ứng dụng NATO. Ngoài ra, ứng dụng GPS nhỏ và nhẹ đang được phát triển. Không quân Mỹ dự tính, Công ty viễn thông L-3 sẽ hoàn thành công việc này vào ngày 20 tháng 9 năm 2016.

Mỹ sẽ mở rộng phạm vi triển khai SM-6

Mạng công nghệ hải quân ngày 16 tháng 1 đưa tin, Hải quân Mỹ đã xác nhận trong tương lai tích hợp và trang bị tên lửa phòng không đa năng tầm xa SM-6 do Công ty Raytheon nghiên cứu chế tạo cho tàu chiến trang bị hệ thống tác chiến Aegis 5.3 và Aegis 3.A.0, có nghĩa là trang bị triển khai SM-6 sẽ từ 5 chiếc hiện nay mở rộng đến trên 35 chiếc, cung cấp phòng không biên đội với phạm vi rộng hơn.

Chỉ đạo chương trình cao cấp SM-6 của Công ty Raytheon là Mike Campisi cho biết: "SM-6 là tên lửa phòng không có tầm bắn xa nhất được triển khai hiện nay, đồng thời kiêm khả năng đánh chặn tên lửa, năng lực đa năng của nó là chưa từng có. SM-6 đang làm thay đổi định nghĩa của chúng ta đối với phòng thủ hạm đội".

Hiện nay, Công ty Raytheon đang tiến hành đánh giá cuối cùng đối với năng lực sản xuất sản xuất hết công suất của dây chuyền sản xuất tên lửa SM-6 và SM-3 trong nhà máy sản xuất tên lửa của họ.

Tên lửa dòng SM Mỹ
Tên lửa dòng SM Mỹ

Từ khi triển khai lần đầu tiên vào tháng 12 năm 2013 đến nay, công ty Raytheon đã bàn giao 130 quả tên lửa SM-6 cho hải quân. Loại tên lửa đối không này đối kháng có hiệu quả với các loại trang bị đường không có người lái hoặc không có người lái, đồng thời có thể đánh chặn tên lửa hành trình chống hạm và tấn công đối đất.

Trong tên lửa lắp đầu dẫn radar chủ động và bán chủ động, đã áp dụng công nghệ ngòi nổ tiên tiến và công nghệ xử lý tín hiệu và điều khiển dẫn đường.

Tên lửa SM-6 cũng đã áp dụng bố cục khí động học vf thiết bị đẩy của tên lửa SM truyền thống đã được thời gian kiểm nghiệm, có thể cung cấp năng lực phòng không siêu tầm nhìn cho hạm đội.

Đông Bình