Trung Quốc không thể đánh thắng quân Mỹ bằng không chiến

18/02/2014 10:35
Việt Dũng
(GDVN) - "Những máy bay Trung Quốc trưng bày tại Triển lãm thua xa của Mỹ, không thể kiên trì đối kháng với máy bay Mỹ, nhưng người Trung Quốc có thể sử dụng tên lửa.."
Máy bay vận tải chiến lược C-17 Mỹ tại Triển lãm hàng không Singapore 2014
Máy bay vận tải chiến lược C-17 Mỹ tại Triển lãm hàng không Singapore 2014

CNN ngày 14 tháng 2 đưa tin, tại gian trưng bày triển lãm lớn, những người đến xem Triển lãm hàng không Singapore tổ chức 2 năm 1 lần đều đổ dồn con mắt vào các sản phẩm mới nhất của lĩnh vực công nghệ quân sự toàn cầu như máy bay không người lái, máy bay săn ngầm, máy bay tấn công đối đất, radar điều khiển hỏa lực và trang bị đối kháng hồng ngoại.

Theo bài báo, Mỹ là nước chú trọng thể hiện ưu thế công nghệ quốc phòng và hàng không vũ trụ của họ, họ đem đến nhiều sản phẩm trưng bày hơn bất cứ nước nào. Sĩ quan chỉ huy lực lượng quân Mỹ tham gia triển lãm là thượng tá Mark Caudill cho biết: "Có rất nhiều thứ mới, thiết bị điện tử hàng không mới và trang bị của thế kỷ 21".

Bài báo cho biết, trong cùng một gian triển lãm, cách làm của Trung Quốc lại khác. Do mọi người biết ít về trình độ quân sự của Trung Quốc, cho nên khi Trung Quốc tham gia triển lãm như Triển lãm hàng không Singapore, họ liền gây sự chú ý rất lớn.

So với hơn 160 công ty thương mại và quân sự Mỹ tham gia Triển lãm hàng không Singapore, Trung Quốc chỉ có 20 công ty tham gia triển lãm. Giới huyên gia quốc phòng cho rằng, muốn nghiên cứu về khả năng quân sự của Trung Quốc, mọi người phải quan tâm những thứ chưa đến triển lãm, chứ không phải là những thứ được trưng bày.

Mô hình máy bay chiến đấu F-35 Mỹ tham gia Triển lãm hàng không quốc tế Singapore 2014
Mô hình máy bay chiến đấu F-35 Mỹ tham gia Triển lãm hàng không quốc tế Singapore 2014

Theo bài báo, ngân sách quốc phòng của Mỹ cao nhất thế giới, tờ "Jane's Defense Weekly" Anh dự đoán con số này năm 2013 cao tới 582,4 tỷ USD. Nhưng, thực lực kinh tế tăng trưởng rất nhanh của Trung Quốc cũng giúp cho chi tiêu quân sự của họ tăng mạnh.

Theo số liệu của Công ty tư vấn quốc phòng IHS phân tích lĩnh vực quốc phòng và an ninh, năm 2013, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc cao tới 139,2 tỷ USD, đứng thứ hai thế giới.

Hơn nữa cộng với việc từng bước leo thang tranh chấp khu vực châu Á, Trung Quốc đang ngày càng được cho là một lực lượng đáng chú ý.

Tại Triển lãm hàng không Singapore, các nhà sản xuất và các tướng lĩnh cấp cao, Bộ trưởng chính phủ và quan chức quốc phòng các nơi trên thế giới tiến hành tiếp xúc, mỗi người đều quan tâm đến giao dịch có thể đạt được.

Nhà phân tích Richard Aboulafia của Tập đoàn Thil Mỹ cho rằng: "Không ai muốn triển lãm hàng không được xem là một thị trường giao dịch vũ khí, nhưng mặt khác, đây là một cơ hội tốt tiến hành định vị sản phẩm và nói rõ vị trí của bạn trong bối cảnh chiến lược lớn".

Hệ thống ngắm chuẩn quang điện EOTS của máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Mỹ
Hệ thống ngắm chuẩn quang điện EOTS của máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Mỹ

Công ty TNHH xuất nhập khẩu công nghệ hàng không Trung Quốc (doanh nghiệp nhà nước) là một trong những doanh nghiệp có vị trí triển lãm lớn nhất tại triển lãm hàng không.

Nghiệm vụ cốt lõi của công ty này là quốc phòng hàng không, loại máy bay trưng bày ở đó gồm có máy bay huấn luyện cao cấp L-15, máy bay chiến đấu FC-1/JF-17 Kiêu Long, máy bay trực thăng vũ trang và máy bay tác chiến không người lái Dực Long.

Giám đốc điều hành Văn phòng châu Á của tờ tuần san "Tin tức Quốc phòng" Mỹ là Wendell Minnick cho rằng, Trung Quốc đang cố gắng tiếp thị máy bay ở nước ngoài.

Ông nói: "Trung Quốc thực sự muốn tiếp thị máy bay huấn luyện cao cấp L-15, đây là giao dịch lớn. Người Trung Quốc đang tìm thị trường như châu Phi và Nam Mỹ. Những khu vực này có lợi ích thực tế hơn, có thể tiến hành cạnh tranh với người Nga".

Nhưng, Wendell Minnick cho rằng, loại máy bay do Trung Quốc trưng bày thua xa trang bị của Mỹ. "Những máy bay này là những máy bay rất đơn giản, trong đó có máy bay chiến đấu một động cơ.

Chúng không thể kiên trì khi đối kháng với máy bay Mỹ, nhưng người Trung Quốc không hề lo lắng. Nếu như họ muốn đối kháng với người Mỹ, họ sẽ sử dụng tên lửa phòng không của mình, tiêu diệt máy bay chiến đấu của chúng tôi".

Máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon sẽ từng bước thay thế P-3C
Máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon sẽ từng bước thay thế P-3C

Theo bài báo, trại triển lãm, Tổng công ty xuất nhập khẩu công nghệ hàng không Trung Quốc không mang đến mô hình máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư J-10 do Trung Quốc tự chế tạo.

Vài tuần trước, loại máy bay tác chiến đa năng này còn nói phải tham gia biểu diễn bay kỹ thuật đặc biệt của triển lãm hàng không lần này, nhưng sau đó không hiểu sao đã bị rút đi.

Tại triển lãm hàng không, Mỹ đã trưng bày mô hình máy bay chiến đấu tấn công liên hợp F-35, nhưng công tác phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm J-20 và J-31 của Trung Quốc lại rất bí ẩn.

Nhà phân tích Richard Aboulafia của Tập đoàn Thil nói: "Tôi cho rằng điều này không có liên quan nhiều đến phần cứng, phần nhiều chỉ là để thể hiện tư thế. Mỹ rất minh bạch, phương Tây có khuynh hướng coi trang bị quân sự là nghiên cứu phát triển chậm, sau đó thứ được triển khai, khi dùng sẽ dùng.

Nhưng, cách làm nghiên cứu chế tạo nguyên mẫu vũ khí của Trung Quốc là một loại tư tưởng chiến tranh hoàn toàn khác với phương Tây".

Nhà nghiên cứu cao cấp Viện nghiên cứu quốc tế Rajaratnam Singapore, chuyên gia vấn đề quân sự Trung Quốc Richard Bitzinger bày tỏ đồng ý đối với vấn đề này. Ông nói rất nhiều chuyện vẫn không rõ ràng.

Máy bay vận tải cánh xoay Osprey Mỹ tại Triển lãm.
Máy bay vận tải cánh xoay Osprey Mỹ tại Triển lãm.

Richard Bitzinger nói: "Tôi cho rằng, Trung Quốc có thể suy nghĩ một cách sáng tạo nên sử dụng vũ khí trong tay như thế nào, bởi vì, đây chính là vì sao chúng tôi lo ngại khả năng tác chiến mạng hoặc hệ thống vũ khí mới như tên lửa đạn đạo chống hạm của Trung Quốc".

"Quan trọng không phải ở chỗ những vũ khí này phải là mũi nhọn đặc biệt, công nghệ cao, thuộc thứ của thế kỷ 22, mà là Trung Quốc sở hữu và Trung Quốc sẽ sử dụng như thế nào, có thể nói thế này, những điều này là thứ làm thay đổi quy tắc".

Việt Dũng