Tìm giải pháp, sáng kiến để xây dựng ngành thực phẩm thủy sản bền vững

09/12/2024 13:37
Thu Trang
0:00 / 0:00
0:00

GDVN - Hội thảo do Trường Đại học Văn Hiến phối hợp cùng WorldFish tổ chức nhằm đưa ra các giải pháp, sáng kiến để xây dựng ngành thực phẩm thủy sản bền vững.

Biến đổi khí hậu là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với nhân loại. Báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) công bố vào tháng 8/2021 chỉ ra rằng nhiệt độ toàn cầu có thể sẽ nóng lên 1,5°C.

Tổng Thư ký Liên hợp quốc đã kêu gọi các nước đặt ra mục tiêu về giảm phát thải nhà kính phù hợp với duy trì mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở 1,5°C, trong đó các nước phát thải nhiều cần đi đầu trong giảm phát thải khí nhà kính, các nước phát triển cần đạt phát thải ròng bằng “0” muộn nhất vào năm 2040 và các nền kinh tế lớn mới nổi là vào năm 2050.

Hưởng ứng lời kêu gọi này, Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh về tham vọng khí hậu của Liên hợp quốc (Climate Ambition Summit) vào tháng 9/2023, khẳng định Việt Nam quyết tâm thực hiện cam kết đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Nhằm tìm ra giải pháp phát triển bền vững cho ngành thực phẩm thủy sản Việt Nam, Trường Đại học Văn Hiến cùng các đối tác trong và ngoài nước như Trung tâm Nghề cá thế giới (World Fish), các trường trong Hội đồng Hiệu trưởng khối ngành Khoa học sự sống và môi trường tổ chức hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Thực phẩm thủy sản trong chuyển đổi hệ thống thực phẩm phát thải thấp ở Việt Nam: Cơ hội, thách thức và con đường tương lai”.

Hội thảo quy tụ các nhà khoa học, chuyên gia, doanh nghiệp và tổ chức liên quan nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực thủy sản, phát triển giải pháp phát thải thấp và bảo vệ môi trường.

Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Thực phẩm thủy sản trong chuyển đổi hệ thống thực phẩm phát thải thấp ở Việt Nam: Cơ hội, thách thức và con đường tương lai”. Ảnh: NTCC
Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Thực phẩm thủy sản trong chuyển đổi hệ thống thực phẩm phát thải thấp ở Việt Nam: Cơ hội, thách thức và con đường tương lai”. Ảnh: NTCC

Mục tiêu của hội thảo nhằm đánh giá tiềm năng và cơ hội của ngành thủy sản trong hệ thống thực phẩm phát thải thấp tại Việt Nam, kể cả một số lĩnh vực phát triển kinh tế như du lịch, nông thôn…có liên quan sẽ được đề cập trong khuôn khổ hội thảo.

Tại hội thảo, các chuyên gia cũng thảo luận về các thách thức chính mà ngành thủy sản, du lịch, kinh tế nông thôn đang đối mặt, từ biến đổi khí hậu đến việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và yêu cầu về quy trình sản xuất bền vững.

Đồng thời, đưa ra các giải pháp, sáng kiến và lộ trình để xây dựng một ngành thực phẩm thủy sản bền vững hơn, mô hình phát triển kinh tế bảo vệ môi trường vừa đáp ứng nhu cầu trong nước vừa góp phần giảm thiểu phát thải khí nhà kính.

Khách mời tham dự hội thảo. Ảnh: NTCC
Khách mời tham dự hội thảo. Ảnh: NTCC

Với tính cấp thiết và hấp dẫn của chủ đề “Thực phẩm thủy sản trong chuyển đổi hệ thống thực phẩm phát thải thấp ở Việt Nam: Cơ hội, thách thức và con đường tương lai”, hội thảo đã nhận được hơn 40 bài viết tham luận gửi về từ các trường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước. Hội đồng chuyên môn đã lựa chọn 5 bài tham luận được trình bày trực tiếp trong hội thảo gồm:

Bài tham luận 1:“The Role of Aquatic Foods in Vietnam's Low-Emission Transition” - Dr. Michelle Tigchelaar, Scientist and Impact Area Lead in Climate and Environmental Sustainability at WorldFish.

Bài tham luận 2: “Emissions from the aquatic food sector and challenges to low-emission aquatic food systems” - Dr. Cao Le Quyen, Deputy Director General at the Viet Nam Institute for Fisheries Economics and Planning (VIFEP).

Bài tham luận 3:“Policy, regulatory, and governance framework for low-emission aquatic food systems development (status, challenges, and opportunities)” - Dr. Nhuong Tran Van, Senior Scientist (Applied Economist) at WorldFish.

Bài tham luận 4: “Digital Transformation for Agriculture and Aquaculture Enterprises in An Giang: Sustainable Development Solutions for the Mekong Delta” - Thanh Nghi Doan - Associate Professor and Senior Lecturer with a Ph.D. in Information Technology at the Faculty of Information Technology, An Giang University, Vietnam National University, Ho Chi Minh City.

Bài tham luận 5: “Xây dựng chi phí biên giảm phát thải KNK ngành nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam” - Dr. Giap Nguyen Van - Lecturer at Hanoi School of Business and Management, Vietnam National University, Hanoi.

Đại diện các bộ, ngành, các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành và khách mời tại Hội thảo. Ảnh: NTCC
Đại diện các bộ, ngành, các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành và khách mời tại Hội thảo. Ảnh: NTCC

Hội thảo nhằm góp phần lan tỏa thông điệp tích cực đến cộng đồng học thuật trong và ngoài nước trên hành trình cùng nhau xây dựng một ngành thủy sản bền vững hơn, phát triển các mô hình du lịch, kinh tế nông thôn bảo vệ môi trường và giảm thiểu phát thải vì một tương lai xanh cho Việt Nam.

Thu Trang