Cô giáo liều mạng cứu học sinh
TTO cho hay: Hàng trăm người Trung Quốc đã tụ tập tại Bệnh viện ĐH Y dược Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, để đóng góp tiền ủng hộ cô giáo Trương Lệ Lị - người bị nghiến nát đôi chân khi xả thân cứu học trò của mình.
TTO cho hay: Hàng trăm người Trung Quốc đã tụ tập tại Bệnh viện ĐH Y dược Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, để đóng góp tiền ủng hộ cô giáo Trương Lệ Lị - người bị nghiến nát đôi chân khi xả thân cứu học trò của mình.
Cô Trương hiện đã thoát khỏi tình trạng hôn mê nhưng sức khỏe vẫn chưa ổn định - Ảnh: CNR
Tính đến 16g ngày 17-5, số tiền ủng hộ cô giáo 29 tuổi này đã lên đến 2,26 triệu nhân dân tệ (360.000 USD).
Lúc 8g38 ngày 8-5, một chếc xe khách lao thẳng về phía hai em học sinh Trường THCS Giai Mộc Tư đang chuẩn bị lên xe buýt của trường. Bất chấp nguy hiểm, cô Trương, đứng cách đó 1m, dùng thân mình đẩy hai học sinh thoát chết. Còn cô...
Biết được câu chuyện xả thân cứu học trò của cô Trương, hàng triệu cư dân mạng đã gọi cô là “cô giáo đẹp nhất”, và ngày 14-5 Bộ Giáo dục Trung Quốc đã phong tặng cô danh hiệu “Nhà giáo ưu tú toàn quốc”.
Nữ sinh đổi tình lấy điểm vì... môn văn khó nhất?
Đời sống cho biết: 'Không có chuyện đề thi học kỳ môn Ngữ văn lọt ra ngoài như tố cáo, bởi lẽ trong khâu tuyển chọn và giám sát thông tin của tất cả các đề thi được chúng tôi quản lý rất nghiêm túc'.
Sự việc thầy giáo dạy văn Phạm Thái T (30 tuổi, trú xã Ngọc Chánh, huyện Đầm Dơi, Cà Mau) có hành vi cưỡng dâm nữ sinh lớp 11 là N.T.T.B. (sinh ngày 16/11/1994) đã gây xôn xao dư luận Cà Mau suốt những ngày qua.
Sự việc vỡ lở, thầy T đã bị cơ quan công an tạm giữ, còn nữ sinh B.đã phải xin nghỉ học để tâm lý được ổn định.
Ngày 18/5, trở lại trường THPT Phú Tân, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau, PV đã tìm gặp thầy Nguyễn Văn Hiên - Hiệu trưởng nhà trường để tìm hiểu rõ hơn về vụ việc.
Trường THPT Phú Tân, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau |
Trước thông tin nữ sinh B. tố cáo cho rằng thầy T. đã dụ dỗ em để cho xem đề thi và nâng điểm học kỳ II... thầy Hiên khẳng định: không có chuyện đề thi học kỳ môn Ngữ văn lọt ra ngoài như tố cáo, bởi lẽ trong khâu tuyển chọn và giám sát thông tin của tất cả các đề thi được chúng tôi quản lý rất nghiêm túc.
Ông Hiên cho biết thêm, cũng giống như các môn học khác, trước khi bắt đầu thi học kỳ thì tất cả các giáo viên phụ trách dạy ở các môn phải soạn ra một bộ đề thi rồi nộp lại cho tổ trưởng phụ trách từng bộ môn.
Bảng điểm học khá các môn của B |
Sau đó, tổ trưởng có nhiệm vụ nộp lại cho nhà trường để Ban giám hiệu nhà trường chọn ra đề thi chính thức cho từng môn học.
Ông Hiên nói: “Tôi không biết thông tin lộ đề thi của trường từ đâu ra nhưng tui có thể khẳng định một điều rằng không có chuyện thầy Phạm Thái Tây biết được đề thi môn Ngữ văn học kỳ II khối 11 của trường”.
Theo thầy Hiên, đối với trường hợp của thầy T. là một thầy giáo mà lại có hành vi quan hệ với học sinh là vi phạm lối sống đạo đức, không thể chấp nhận được.
"Thời gian qua, tôi cũng đã nghe nhiều đến các vụ tương tự, tôi rất buồn. Mà nguyên nhân chính cũng bắt nguồn từ những mối quan hệ thầy- trò không đúng mực dẫn đến cách ứng xử trái với lối sống, đạo đức. Không phù hợp với đạo lý thầy –trò".
Hiện tại nhà trường đã ra quyết định đình chỉ giảng dạy đối với thầy T. để phục vụ công tác điều tra. Sau khi có kết quả từ phía cơ quan điều tra,nhà trường sẽ có biện pháp xử lý nghiêm khắc.Teen đồng tính bị tẩy chay chốn học đường
Trên VNE đưa tin: "Hô hô, thằng ái chúng mày ơi, đồ pê-đê, xăng pha nhớt… Đi đến đâu tôi cũng bị chúng chỉ trỏ, bêu riếu, ném đá, ném dép vào mặt, vào lưng rồi cười phá lên”, một người chuyển giới ở TP HCM tâm sự về những ngày còn trên ghế nhà trường. Với người này, tuổi thơ chỉ là những ngày dài buồn bã, khổ sở. Mỗi ngày đến lớp là một ngày nặng nề vì phải nghe những lời trêu chọc của đám bạn, “những câu nói, những tiếng cười kia cứ vây lấy tôi mỗi khi tôi xuất hiện, ám ảnh tôi trong mỗi giấc mơ”. Không chỉ là trò đùa trong mắt bạn, một người đồng tính khác còn từng bị chính cô giáo mang bí mật của mình rêu rao trước lớp và nhiếc móc thậm tệ. Đến tận bây giờ, Minh, một người đồng tính nam vẫn không thể quên được buổi học ngày hôm ấy. Hôm đó, cậu chỉ biết đứng chết trân, những giọt nước mắt chảy tràn xuống má khi nghe những lời cay nghiệt của cô giáo. “Em thật là bệnh hoạn, tôi không ngờ trong lớp học của tôi lại có một người biến thái đến như vậy. Em coi trong trường trong lớp này có ai như em không? Nếu như hôm nay tôi không đọc được những gì em viết thì tôi không dám nghĩ em lại ghê vậy. Tôi đọc mà sởn gai ốc. Các em, các em có thấy nó biến thái không?”. “Dạ có!”, cả lớp đồng thanh. Buổi "đấu tố tập thể" ấy giống như những thước phim quay chậm và mỗi lần hồi tưởng lại vẫn khiến Minh nhói đau. Những câu chuyện đau lòng trên được các chuyên gia kể lại trong buổi họp báo nhân ngày Thế giới chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người đồng tính, chuyển giới, diễn ra mới đây tại Hà Nội. Thạc sĩ-bác sĩ Hoàng Tú Anh, Chủ tịch Liên minh Quyền tình dục cho biết, những người đồng tính, chuyển giới hiện vẫn còn gặp nhiều sự kỳ thị, phân biệt đối xử ngay trong trường học. Đây không chỉ là vấn đề riêng của Việt Nam. Báo cáo của UNESCO năm 2012 cho thấy trên thế giới, tùy từng khu vực, tỷ lệ trẻ em đồng tính và chuyển giới bị kì thị và bạo lực trong trường học là khoảng 30% đến hơn 70%. Một nghiên cứu trên hơn 500 người đồng tính và chuyển giới ở Việt Nam năm 2012 do Liên minh Quyền tình dục thực hiện cũng cho kết quả tương tự. 46% số người tham gia nghiên cứu này cho biết từng trải nghiệm việc bị phân biệt đối xử và bạo lực với nhiều hình thức tại trường học. Chẳng hạn họ bị gọi một cách xúc phạm, đặt biệt danh xúc phạm, châm chọc, mỉa mai về cách đi, nói, ăn mặc, việc yêu/thích người cùng giới, bị đánh… Đáng chú ý là sự phân biệt đối xử gây ra bởi các thầy cô giáo và cán bộ trong trường cũng chiếm tới 18%. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, do sợ bị kỳ thị và bạo lực nhiều hơn, các em đã không dám báo cáo với thầy. "Thế nhưng ngay cả khi được báo cáo, thì có 44% các trường hợp nói rằng thầy cô đã không làm gì. 16% thậm chí thầy cô còn quay lại khiển trách chính nạn nhân", bà Tú Anh cho biết. “Thiếu nhạy cảm cũng như không đủ thông tin và kiến thức trong lĩnh vực này, các thầy cô giáo có thể làm tổn thương không chỉ tuổi thơ non nớt của các em mà còn cả cuộc đời sau đó của các em. Bạo lực được gây ra trong trường học mang lại những tổn thương nặng nề, sâu đậm về thể chất lẫn tinh thần, ảnh hưởng tới việc học tập, phát triển của các em”, chuyên gia nhận định. Gần 29% số người được hỏi trong nghiên cứu này cho biết thấy chán học và học sút. Gần 40% mất niềm tin vào tương lai và khoảng 31% có ý định tự tử. Nhà nghiên cứu xã hội học Phạm Nguyên Thanh, Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe gia đình và phát triển cộng đồng thì cho rằng, bản thân các em học sinh không ý thức được hành vi của mình ảnh hưởng, làm tổn thương đến bạn. Đa số các em trêu bạn chỉ coi đó là trò đùa nghịch của tuổi học trò, song vẫn có khoảng cách dè dặt trong việc kết bạn với nhóm học sinh “đặc biệt”, “là lạ ” này. Vì thế, theo các chuyên gia, để hạn chế, tiến tới chấm dứt kỳ thị với người đồng tính, chuyển giới trong trường học, ngành giáo dục cần báo động trong các trường về tình trạng bạo lực với học sinh thuộc nhóm này, ban hành quy định về việc nghiêm cấm các hành vi phân biệt đối xử và có biện pháp xử lý thích đáng với những ai gây bạo hành. Bên cạnh đó, cũng cần đưa nội dung về xu hướng tình dục, chuyển giới bao gồm cả thái độ, cách xử trí phù hợp khi bị và chứng kiến bạo lực liên quan đến giới vào chương trình giáo dục giới tính trong trường học. Các cơ sở giáo dục cần kết nối với các cơ sở tư vấn và hỗ trợ xã hội khác để hỗ trợ cho các học sinh đồng tính và chuyển giới.
Trên VNE đưa tin: "Hô hô, thằng ái chúng mày ơi, đồ pê-đê, xăng pha nhớt… Đi đến đâu tôi cũng bị chúng chỉ trỏ, bêu riếu, ném đá, ném dép vào mặt, vào lưng rồi cười phá lên”, một người chuyển giới ở TP HCM tâm sự về những ngày còn trên ghế nhà trường. Với người này, tuổi thơ chỉ là những ngày dài buồn bã, khổ sở. Mỗi ngày đến lớp là một ngày nặng nề vì phải nghe những lời trêu chọc của đám bạn, “những câu nói, những tiếng cười kia cứ vây lấy tôi mỗi khi tôi xuất hiện, ám ảnh tôi trong mỗi giấc mơ”. Không chỉ là trò đùa trong mắt bạn, một người đồng tính khác còn từng bị chính cô giáo mang bí mật của mình rêu rao trước lớp và nhiếc móc thậm tệ. Đến tận bây giờ, Minh, một người đồng tính nam vẫn không thể quên được buổi học ngày hôm ấy. Hôm đó, cậu chỉ biết đứng chết trân, những giọt nước mắt chảy tràn xuống má khi nghe những lời cay nghiệt của cô giáo. “Em thật là bệnh hoạn, tôi không ngờ trong lớp học của tôi lại có một người biến thái đến như vậy. Em coi trong trường trong lớp này có ai như em không? Nếu như hôm nay tôi không đọc được những gì em viết thì tôi không dám nghĩ em lại ghê vậy. Tôi đọc mà sởn gai ốc. Các em, các em có thấy nó biến thái không?”. “Dạ có!”, cả lớp đồng thanh. Buổi "đấu tố tập thể" ấy giống như những thước phim quay chậm và mỗi lần hồi tưởng lại vẫn khiến Minh nhói đau. Những câu chuyện đau lòng trên được các chuyên gia kể lại trong buổi họp báo nhân ngày Thế giới chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người đồng tính, chuyển giới, diễn ra mới đây tại Hà Nội. Thạc sĩ-bác sĩ Hoàng Tú Anh, Chủ tịch Liên minh Quyền tình dục cho biết, những người đồng tính, chuyển giới hiện vẫn còn gặp nhiều sự kỳ thị, phân biệt đối xử ngay trong trường học. Đây không chỉ là vấn đề riêng của Việt Nam. Báo cáo của UNESCO năm 2012 cho thấy trên thế giới, tùy từng khu vực, tỷ lệ trẻ em đồng tính và chuyển giới bị kì thị và bạo lực trong trường học là khoảng 30% đến hơn 70%. Một nghiên cứu trên hơn 500 người đồng tính và chuyển giới ở Việt Nam năm 2012 do Liên minh Quyền tình dục thực hiện cũng cho kết quả tương tự. 46% số người tham gia nghiên cứu này cho biết từng trải nghiệm việc bị phân biệt đối xử và bạo lực với nhiều hình thức tại trường học. Chẳng hạn họ bị gọi một cách xúc phạm, đặt biệt danh xúc phạm, châm chọc, mỉa mai về cách đi, nói, ăn mặc, việc yêu/thích người cùng giới, bị đánh… Đáng chú ý là sự phân biệt đối xử gây ra bởi các thầy cô giáo và cán bộ trong trường cũng chiếm tới 18%. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, do sợ bị kỳ thị và bạo lực nhiều hơn, các em đã không dám báo cáo với thầy. "Thế nhưng ngay cả khi được báo cáo, thì có 44% các trường hợp nói rằng thầy cô đã không làm gì. 16% thậm chí thầy cô còn quay lại khiển trách chính nạn nhân", bà Tú Anh cho biết. “Thiếu nhạy cảm cũng như không đủ thông tin và kiến thức trong lĩnh vực này, các thầy cô giáo có thể làm tổn thương không chỉ tuổi thơ non nớt của các em mà còn cả cuộc đời sau đó của các em. Bạo lực được gây ra trong trường học mang lại những tổn thương nặng nề, sâu đậm về thể chất lẫn tinh thần, ảnh hưởng tới việc học tập, phát triển của các em”, chuyên gia nhận định. Gần 29% số người được hỏi trong nghiên cứu này cho biết thấy chán học và học sút. Gần 40% mất niềm tin vào tương lai và khoảng 31% có ý định tự tử. Nhà nghiên cứu xã hội học Phạm Nguyên Thanh, Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe gia đình và phát triển cộng đồng thì cho rằng, bản thân các em học sinh không ý thức được hành vi của mình ảnh hưởng, làm tổn thương đến bạn. Đa số các em trêu bạn chỉ coi đó là trò đùa nghịch của tuổi học trò, song vẫn có khoảng cách dè dặt trong việc kết bạn với nhóm học sinh “đặc biệt”, “là lạ ” này. Vì thế, theo các chuyên gia, để hạn chế, tiến tới chấm dứt kỳ thị với người đồng tính, chuyển giới trong trường học, ngành giáo dục cần báo động trong các trường về tình trạng bạo lực với học sinh thuộc nhóm này, ban hành quy định về việc nghiêm cấm các hành vi phân biệt đối xử và có biện pháp xử lý thích đáng với những ai gây bạo hành. Bên cạnh đó, cũng cần đưa nội dung về xu hướng tình dục, chuyển giới bao gồm cả thái độ, cách xử trí phù hợp khi bị và chứng kiến bạo lực liên quan đến giới vào chương trình giáo dục giới tính trong trường học. Các cơ sở giáo dục cần kết nối với các cơ sở tư vấn và hỗ trợ xã hội khác để hỗ trợ cho các học sinh đồng tính và chuyển giới.
Mọi thông tin phản ánh, khiếu nại tiêu cực trong giáo dục, mời quý độc giả gửi về địa chỉ email của tòa soạn:
http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Hom-thu-bay-to-y-kien-to-giac-tieu-cuc-trong-giao-duc/161144.gd
http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Hom-thu-bay-to-y-kien-to-giac-tieu-cuc-trong-giao-duc/161144.gd
ĐIỂM NÓNG |
|
Bích Thảo (Tổng hợp)