Trung Quốc thực sự đang triển khai một chiến lược thống nhất ở Biển Đông |
Mạng "The National Interest" Mỹ ngày 16 tháng 12 đăng bài viết "Giấc mơ thực sự của Trung Quốc: Kiểm soát Biển Đông?" cho rằng, Trung Quốc đã tuyên bố rõ: "Bảo vệ (cái gọi là) lợi ích và quyền lợi biển" và "kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ" là nhiệm vụ ưu tiên.
Theo bài báo, cho dù là khi Trung Quốc tìm kiếm duy trì quan hệ ổn định và tốt đẹp với các nước láng giềng, sự lựa chọn ưu tiên nêu trên cũng phải kiên trì, Trung Quốc quyết không từ bỏ cái gọi là "lợi ích chính đáng" (mà thực ra là tham vọng "đường lưỡi bò" bất hợp pháp), càng không thể hy sinh "lợi ích cốt lõi quốc gia" (nhưng, thực chất, Trung Quốc không có chủ quyền biển đảo dưới đảo Hải Nam).
Theo bài viết, mặc dù sự cạnh tranh giữa rất nhiều cơ quan biển (hải cảnh, hải giám, hải sự...) của Trung Quốc là một nhân tố thúc đẩy căng thẳng tình hình Biển Đông, nhưng chính như báo cáo "Cơ quan an ninh biển không thể dự đoán của Trung Quốc" của Linda Jacobson đã nói, đây có thể không phải là nguyên nhân quan trọng hàng đầu gây ra bất ổn tình hình Biển Đông.
Trái lại, quyết tâm thúc đẩy yêu sách chủ quyền và mở rộng quyền kiểm soát ở Biển Đông (bành trướng lãnh thổ) của Trung Quốc mới là nguyên nhân quan trọng hàng đầu gây ra bất ổn tình hình Biển Đông.
Bài viết cho rằng, chính như Linda Jacobson chỉ ra, hành động không phối hợp giữa các cơ quan địa phương ngẫu nhiên sẽ gây ra hỗn loạn chính sách. Nhưng, hành vi mạnh mẽ nhất của Trung Quốc hầu như là có sự “phối hợp”, bao gồm việc hạ đặt (bất hợp pháp) giàn khoan Hải Dương Thạch Du ở "vùng biển Hoàng Sa" (thực chất cùng là vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam) vào đầu năm nay (từ đầu tháng 5 đến giữa tháng 7 năm 2014) và công trình lấn biển, xây đảo (bất hợp pháp) quy mô lớn đang được Trung Quốc thúc đẩy ở Biển Đông (khu vực này thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam).
Theo bài viết, trong hoạt động lấn biển, xây đảo (bất hợp pháp), Trung Quốc đang "đảo hóa" (bất hợp pháp) từ đá ngầm nhỏ thành đảo nhân tạo một cách nhanh chóng. Jacobson cho rằng, hành động này "rất có thể là một công cụ để thúc đẩy cuộc chiến pháp lý của Trung Quốc, có ý đồ củng cố quyền lợi biển dựa trên những đòi hỏi đối với địa mạo đất đai của Trung Quốc. Hành động này không phải là như một số người nói, là Trung Quốc có ý đồ quân sự hóa Biển Đông". Nhưng, Trung Quốc cũng có khả năng đồng thời theo đuổi hai mục tiêu này.
Bài viết cho rằng: “Bắc Kinh hoàn toàn không hài lòng với hiện trạng của Biển Đông, họ đang tích lũy năng lực để từng bước làm thay đổi hiện trạng, làm cho ưu thế nghiêng về họ”. Bắc Kinh rất cẩn thận trong việc tránh sử dụng vũ lực.
Một số chuyên gia gọi chiến lược của Trung Quốc là "chiến lược đe dọa kiểu may áo theo khổ người". Một số chuyên gia khác gọi đó là "chiến lược cắt xúc xích".
Bất kể gọi hành động của Trung Quốc là đang dùng chiến lược gì, bằng chứng ngày càng rõ ràng là, Trung Quốc thực sự có một chiến lược. Tăng cường kiểm soát Biển Đông cũng là một phần của "giấc mơ Trung Quốc".
Tháng 5 năm 2013, tàu chiến 3 hạm đội lớn Trung Quốc (Hạm đội Bắc Hải, Hạm đội Đông Hải, Hạm đội Nam Hải) tổ chức diễn tập liên hợp ở Biển Đông |