TQ dương oai: Việt Nam, Philippines không thể dựa vào "nắm đấm" của mình

TQ dương oai: Việt Nam, Philippines không dựa vào "nắm đấm" của mình

08/05/2014 10:22
Đông Bình
(GDVN )- Bài báo đã tiến hành đánh giá thực lực quân sự, cán cân sức mạnh trên Biển Đông giữa Philippines-Trung Quốc và nhận định về tranh chấp Biển Đông hiện nay.
Tàu khu trục tên lửa Quảng Châu số hiệu 168 Type 052B, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu)
Tàu khu trục tên lửa Quảng Châu số hiệu 168 Type 052B, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu)

Mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 7 tháng 5 có bài viết phân tích gây chú ý về tranh chấp Biển Đông hiện nay, báo GDVN mời độc giả tham khảo, nội dung cơ bản của bài viết này để thấy được một phần tình hình hiện nay trên Biển Đông.

Bài viết cho rằng, sự kiện Philippines bắt tàu cá Trung Quốc ở bãi Trăng Khuyết đã đưa Philippines thành tiêu điểm, gây chú ý cho cộng đồng quốc tế.

Cán cân sức mạnh trên Biển Đông

Bài viết lấy sức mạnh hải quân của Trung Quốc và Philippines đem ra so sánh, cho rằng, hải quân Philippines có quy mô nhỏ nhất trong hải quân các nước Đông Nam Á.

Tổng binh lực hiện có của hải quân Philippines là 24.000 người, thủy quân lục chiến là 8.700 người, cảnh sát biển là 3.500 người, lực lượng dự bị khoảng 17.000 người.

Hải quân Philippines chỉ có 1 hạm đội, bên dưới có hạm đội thường trực, lực lượng tuần tra, lực lượng hỗ trợ, lực lượng tàu đột kích, cụm hàng không hải quân và cụm tác chiến đặc biệt hải quân.

Tổng số tàu của hải quân Philippines không ít, theo thống kê đến năm 2010 còn có khoảng 120 tàu.

Trong đó có 66 tàu tác chiến chính, hơn 50 tàu hỗ trợ. Nhưng báo Trung Quốc cho rằng, khi quan sát kỹ thì hải quân Philippines không đáng khen gì.

Tàu chiến lớn nhất của hải quân Philippines là tàu tuần tra lớp Hamilton cũ mang tên BRP Gregorio del Pilar.

Tàu khu trục tên lửa Vũ Hán số hiệu 169 Type 052B, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu)
Tàu khu trục tên lửa Vũ Hán số hiệu 169 Type 052B, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu)

Về không quân và lực lượng hàng không, hải quân Philippines có 14 máy bay, không quân chỉ có vài máy bay huấn luyện cánh quạt KT-1 mua của Hàn Quốc, máy bay OV-10 và vài chục máy bay trực thăng. Những máy bay trên đều không có khả năng tấn công chính xác trên biển, thậm chí tiến hành tấn công mục tiêu trên mặt đất đều rất khó khăn.

Hiện nay, những “lực lượng chấp pháp” của Trung Quốc có thể vươn tới bãi cạn Scarborough gồm hải giám, ngư chính và hải sự Trung Quốc. Trung Quốc hiện có vài tàu công vụ mới biên chế.

Những tàu lớp nghìn tấn trở lên này có khả năng chạy liên tục tương đối tốt, có thể đến bãi cạn Scarborough và tuần tra trong thời gian nhất định, trong tranh chấp biển có thể dựa vào thân tàu chắc chắn, tiến hành cơ động, đạt mục tiêu áp chế xung đột trên biển.

Nhưng hiện nay, hải quân Philippines đã nhập khẩu tàu tuần tra BRP Gregorio del Pilar, nó vốn là tàu tuần tra, về lý thuyết, có ưu thế tính năng nhất định khi đối phó với tàu công vụ mới của Trung Quốc, nhất là tua bin khí công suất lớn giúp cho tàu này có thể chạy tốc độ 29 hải lý/giờ, đây hầu như là tiêu chuẩn tốc độ của tàu chiến chủ lực có thể gia nhập cụm chiến đấu tàu sân bay.

Song, trong xung đột biển Đông, tàu BRP Gregorio del Pilar cũng là trụ cột đánh tiên phong của hải quân Philippines, trong tranh chấp với tàu công vụ hiện có của Trung Quốc, nó không hề có ưu thế mang tính áp đảo.

Tàu khu trục tên lửa Lan Châu số hiệu 170 Type 052C của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu)
Tàu khu trục tên lửa Lan Châu số hiệu 170 Type 052C của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu)

Trong khi đó, quân đội Trung Quốc còn có một lực lượng hải quân khá đông – Hạm đội Nam Hải. Về tàu chiến mặt nước, hạm đội này có các tàu khu trục “Aegis Trung Hoa” Type 052C số hiệu 170, 171 (tàu Lan Châu, tàu Hải Khẩu), Type 052D số hiệu 172 (tàu Côn Minh mới biên chế ngày 21 tháng 3 năm 2014) và các tàu khu trục Type 052B số hiệu 168, 169 (tàu Quảng Châu và Vũ Hán).

Ngoài ra, Hạm đội Nam Hải có một số tàu hộ vệ mới Type 054A (tàu Ngọc Lâm số hiệu 569, tàu Hoàng Sơn số hiệu 570, tàu Vận Thành số hiệu 571, tàu Hoành Thủy số hiệu 572, tàu Liễu Châu số hiệu 573, tàu Tam Á số hiệu 574, tàu Nhạc Dương số hiệu 575), 5 tàu hộ vệ tên lửa hạng nhẹ Type 056 (Bách Sắc, Mai Châu, Huệ Châu, Yết Dương, Bạng Phụ).

Hạm đội Nam Hải hiện có hơn 350 tàu chiến, trong đó có 9 tàu khu trục, 17 tàu hộ vệ, 3 tàu ngầm hạt nhân, 21 tàu ngầm thông thường.

Lực lượng đường không của Hạm đội Nam Hải có 2 sư đoàn hàng không hải quân, 1 sư đoàn máy bay chiến đấu và 1 sư đoàn máy bay ném bom, ngoài ra còn có 1 trung đoàn máy bay vận tải độc lập chuyên vận chuyển vật tư và nhân viên cho căn cứ Hoàng Sa (quần đảo của Việt Nam), 1 trung đoàn tuần tra phụ trách vùng trời, vùng biển Trường Sa (quần đảo của Việt Nam) và 1 đại đội máy bay trực thăng trang bị cho tàu chiến.

Tàu khu trục tên lửa Hải khẩu số hiệu 171 Type 052C, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu)
Tàu khu trục tên lửa Hải khẩu số hiệu 171 Type 052C, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu)

Lữ đoàn 1 hải quân lục chiến Hạm đội Nam Hải gồm có 7 tiểu đoàn: 3 tiểu đoàn đánh bộ, 1 tiểu đoàn bọc thép, 1 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn xe chiến đấu đổ bộ và 1 tiểu đoàn thông tin.

Lữ đoàn đánh bộ 1 hàng năm duy trì mức độ huấn luyện rất cao, khả năng tác chiến đổ bộ đạt mức hàng đầu thế giới, là một trong những lực lượng có sức chiến đấu “mạnh nhất” của quân đội Trung Quốc. Lữ đoàn này còn phụ trách một phần nhiệm vụ giữ đảo, đá ngầm (bất hợp pháp).

Báo Trung Quốc tự tin cho rằng, những lực lượng trên đều có thể tham gia vào các cuộc khủng hoảng trên Biển Đông, trong đó tàu chiến mặt nước cỡ lớn có thể vươn tới bãi Cỏ Mây và tiến hành triển khai trong một thời gian nhất định mà không cần tiếp tế trên biển, bất cứ tàu chiến nào được điều đi đều có thể “bao vây tiêu diệt” hải quân Philippines.

Philippines dựa vào sức mạnh của nước lớn

Nếu nói đến “ông chủ” lớn nhất đứng sau Philippines, thì Mỹ đương nhiên là số 1. Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 28 tháng 4 đến thăm Philippines, đây là lần đầu tiên ông Obama thăm Philippines kể từ khi nhậm chức Tổng thống trong hơn 6 năm qua, có tác dụng khích lệ rất lớn đối với Philippines.

Cùng ngày, hai bên còn ký một thỏa thuận phòng thủ mới thời hạn 10 năm nhằm tăng cường hiện diện quân sự của Mỹ ở Philippines.

Ngày 21 tháng 3 năm 2014, Trung Quốc biên chế tàu khu trục tên lửa Côn Minh Type 052D cho Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu)
Ngày 21 tháng 3 năm 2014, Trung Quốc biên chế tàu khu trục tên lửa Côn Minh Type 052D cho Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu)

Thỏa thuận quy định quân Mỹ có thể sử dụng sân bay và cảng biển của Philippines, triển khai máy bay chiến đấu và tàu chiến, mở rộng lực lượng luân phiên của quân Mỹ ở Philippines.

Chuyên gia vấn đề quốc tế cho rằng, Mỹ-Philippines ký kết thỏa thuận này đều có nhu cầu riêng, Philippines muốn dựa vào thế của Mỹ, còn Mỹ muốn thông qua đây để tìm điểm tựa chiến lược mới ở Biển Đông.

Trước thập niên 1990, quân Mỹ từng có căn cứ hải quân ở Subic, căn cứ không quân ở Clark. Sau đó bị chính phủ Philippines thu lại. Nhưng, cùng với việc Mỹ thực hiện chiến lược quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương những năm gần đây, Philippines lại bắt đầu hoan nghênh quân Mỹ đóng quân.

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gazmin ngày 27 tháng 3 cho biết, Philippines đang cân nhắc mở cửa mức độ lớn hơn căn cứ quân sự của họ cho Mỹ và Nhật Bản.

Ông Gazmin cho biết, nhà cầm quyền Philippines đang xây dựng một kế hoạch sơ bộ để cho phép quân Mỹ đóng quân ở các căn cứ quân sự Philippines với thời gian dài hơn, kế hoạch này cũng có thể áp dụng cho Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.

Trong khi đó, quân Mỹ đã sớm có lực lượng thường trú ở Philippines, nhưng trong 12 năm luôn duy trì lực lượng tác chiến đặc biệt quân Mỹ đến Philippines luân phiên. Quy mô của lực lượng này khoảng 400 binh sĩ, đóng vai trò “cố vấn” và “sĩ quan huấn luyện” hỗ trợ cho quân đội Philippines tấn công các phần tử khủng bố.

Tàu hộ vệ tên lửa Nhạc Dương số hiệu 575 Type 054A Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu)
Tàu hộ vệ tên lửa Nhạc Dương số hiệu 575 Type 054A Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu)

Một quan chức chính phủ Philippines tiết lộ với phóng viên Reuters, dự kiến, Mỹ tiếp theo sẽ từng bước triển khai nhiều tàu chiến, 1 phi đội máy bay (gồm có máy bay chiến đấu F-18 hoặc F-16) cùng với máy bay trinh sát trên biển ở Philippines.

Số liệu cho biết, chỉ trong năm 2014 cho đến thời điểm này, tàu chiến và tàu ngầm của quân Mỹ thăm vịnh Subic Philippines đã đạt trên 72 chiếc, trong khi đó, số lượng tàu chiến đến thăm cả năm 2013 là 88 chiếc, năm 2011 là 54 chiếc, năm 2010 là 51 chiếc.

Số lượng lớn như vậy đã cho thấy Mỹ dự định tích cực can thiệp vào tình hình Biển Đông, gây sức ép với hải quân Trung Quốc. Trong khi đó, báo Trung Quốc cho rằng, Philippines “cáo mượn oai hùm”, tận dụng Mỹ làm “lá chắn”, thường xuyên “gây sự” ở quần đảo Trường Sa (của Việt Nam).

Các nước ven Biển Đông thay đổi sách lược: “đấu văn” thay thế “đấu võ”

Báo Trung Quốc cho rằng, cán cân sức mạnh ở Biển Đông ngày càng có lợi cho Trung Quốc, các nước Philippines, Việt Nam cố gắng tránh xảy ra xung đột vũ trang với Trung Quốc.

Sự kiện bãi cạn Scaroborough năm 2012 là bước ngoặt của tình hình đối đầu trên Biển Đông, nó có nghĩa là Trung Quốc “đã sơ bộ xây dựng được khả năng răn đe có hiệu quả trên Biển Đông” (đe dọa vũ lực).

Tàu hộ vệ tên lửa Liễu Châu số hiệu 573 Type 054A biên chế cho Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc ngày 26 tháng 12 năm 2012 (ảnh tư liệu)
Tàu hộ vệ tên lửa Liễu Châu số hiệu 573 Type 054A biên chế cho Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc ngày 26 tháng 12 năm 2012 (ảnh tư liệu)

Từ lâu, do Trung Quốc hạn chế về sức mạnh trên biển, tuy thực lực tổng thể mạnh, nhưng ở khu vực cục bộ Biển Đông, Trung Quốc không hề tạo được sự đe dọa, uy hiếp quân sự hoặc bán quân sự có hiệu quả.

Báo Trung Quốc giở luận điệu xuyên tạc cho rằng, một số nước Đông Nam Á như Philippines, Việt Nam ra sức “lấp chỗ trống sức mạnh” ở Biển Đông, “xâm chiếm” đảo, đá ngầm, khai thác tài nguyên, “ngoảnh mặt làm ngơ” đối với cái gọi là sáng kiến “gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác” (nhưng chủ “quyền thuộc về ta”) của Trung Quốc.

Tuy nhiên, bài báo tự tin cho rằng, cùng với sự phát triển lớn về thực lực của hải quân và cảnh sát biển Trung Quốc những năm gần đây, cán cân sức mạnh ngày càng có lợi cho Trung Quốc, hoạt động “tuần tra và chấp pháp” (bất hợp pháp) của Trung Quốc ngày càng dồn dập, các nước như Philippines, Việt Nam không thể tiếp tục sử dụng phương thức cũ (tạo ra sự thực đã rồi) để ép Trung Quốc nhượng bộ như trước đây.

Hơn nữa, theo bài báo, ưu thế chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ ngày càng rõ rệt, khả năng “gây rối” để mưu lợi của các bên liên quan ngày càng nhỏ.

Tàu hộ vệ tên lửa Vận Thành số hiệu 571 của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu)
Tàu hộ vệ tên lửa Vận Thành số hiệu 571 của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu)

Tuy vấn đề Biển Đông ngày càng quốc tế hóa, các bên không tranh chấp như ASEAN, Mỹ, Ấn Độ cũng đã gia tăng mức độ can thiệp. Nhưng, sự hiện diện “các loại” của Trung Quốc trên Biển Đông ngày càng không thể coi thường, phần lớn các nước ASEAN và nước lớn ngoài khu vực như Mỹ, Ấn Độ đều không thể dễ dàng mạo hiểm vì các nước như Philippines, Việt Nam.

Vì vậy, báo Trung Quốc nhận định xuyên tạc cho rằng, bất kể tình hình Biển Đông có sóng gió như thế nào, các nước Việt Nam, Philippines dựa vào Mỹ kiềm chế Trung Quốc có hành động “hung hăng” như thế nào đều chỉ là “thanh thế” lớn hơn hành động thực tế.

Trên thực tế, bản thân họ không thể dựa vào “nắm đấm” để nói chuyện, trong khi đó, sự viện trợ và ủng hộ của Mỹ cũng thường “nói suông”.

Mạng sina Trung Quốc dẫn báo Mỹ không nêu đích danh cho rằng, Trung Quốc gia tăng tần suất tuần tra và diễn tập quân sự ở Biển Đông, Philippines tuy rất tức giận, nhưng không thể áp dụng bất cứ hành động nào.

Họ luôn hy vọng hợp tác với láng giềng và Mỹ, đẩy Trung Quốc ra khỏi Biển Đông, nhưng đến nay không thể thực hiện.

Lần trước, Philippines định bắt tàu cá Trung Quốc (đánh bắt bất hợp pháp trên Biển Đông) là vào tháng 3 năm 2012, kết quả bị tàu chiến Trung Quốc chặn lại, gây ra đối đầu Scarborough trong vài tháng, cuối cùng bãi cạn Scarborough rơi vào sự kiểm soát (ăn cướp) của Trung Quốc.

Dưới đây là loạt ảnh vũ khí Hải quân Trung Quốc được truyền thông nước này đăng tải với ý đồ diễu võ, dương oai, đe dọa láng giềng:

Tàu hộ vệ tên lửa Ngọc Lâm số hiệu 569 Type 054A của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu)
Tàu hộ vệ tên lửa Ngọc Lâm số hiệu 569 Type 054A của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu)
Tàu hộ vệ tên lửa Tam Á số hiệu 574 Type 054A của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc, biên chế ngày 13 tháng 12 năm 2013
Tàu hộ vệ tên lửa Tam Á số hiệu 574 Type 054A của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc, biên chế ngày 13 tháng 12 năm 2013
Tàu hộ vệ tên lửa hạng nhẹ Mai Châu số hiệu 584 Type 056 của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu)
Tàu hộ vệ tên lửa hạng nhẹ Mai Châu số hiệu 584 Type 056 của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu)
Tàu hộ vệ tên lửa hạng nhẹ Bách Sắc số hiệu 585 Type 056 Type 056 của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu)
Tàu hộ vệ tên lửa hạng nhẹ Bách Sắc số hiệu 585 Type 056 Type 056 của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu)
Tàu hộ vệ tên lửa hạng nhẹ Huệ Châu số hiệu 596 Type 056 Type 056 của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu)
Tàu hộ vệ tên lửa hạng nhẹ Huệ Châu số hiệu 596 Type 056 Type 056 của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu)
Tàu hộ vệ tên lửa hạng nhẹ Bạng Phụ số hiệu 582 Type 056 của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu)
Tàu hộ vệ tên lửa hạng nhẹ Bạng Phụ số hiệu 582 Type 056 của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu)
Tàu hộ vệ tên lửa hạng nhẹ Yết Dương Type 056 Type 056 của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu)
Tàu hộ vệ tên lửa hạng nhẹ Yết Dương Type 056 Type 056 của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu)
Tàu ngầm thông thường lớp Kilo của Hải quân Trung Quốc, mua của Nga (ảnh tư liệu)
Tàu ngầm thông thường lớp Kilo của Hải quân Trung Quốc, mua của Nga (ảnh tư liệu)
Tàu ngầm thông thường lớp Nguyên của Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu)
Tàu ngầm thông thường lớp Nguyên của Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu)
Tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 093 của Hải quân Trung Quốc
Tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 093 của Hải quân Trung Quốc
Tàu đổ bộ cỡ lớn Côn Luân Sơn số hiệu 998 Type 071 của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu)
Tàu đổ bộ cỡ lớn Côn Luân Sơn số hiệu 998 Type 071 của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu)
Tàu đổ bộ cỡ lớn Trường Bạch Sơn số hiệu 989 Type 071 của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc. Trung Quốc mới chế được 3 chiếc loại này và triển khai toàn bộ ở Biển Đông (ảnh tư liệu)
Tàu đổ bộ cỡ lớn Trường Bạch Sơn số hiệu 989 Type 071 của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc. Trung Quốc mới chế được 3 chiếc loại này và triển khai toàn bộ ở Biển Đông (ảnh tư liệu)
Tàu đổ bộ cỡ lớn Tỉnh Cương Sơn số hiệu 999 Type 071 của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc thả tàu đệm khí trong một cuộc tập trận vào ngày 20 tháng 3 năm 2013 trên Biển Đông (ảnh tư liệu)
Tàu đổ bộ cỡ lớn Tỉnh Cương Sơn số hiệu 999 Type 071 của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc thả tàu đệm khí trong một cuộc tập trận vào ngày 20 tháng 3 năm 2013 trên Biển Đông (ảnh tư liệu)
Tàu đổ bộ đệm khí do Trung Quốc tự chế (ảnh tư liệu)
Tàu đổ bộ đệm khí do Trung Quốc tự chế (ảnh tư liệu)
Tàu quét mìn Hạc Sơn số hiệu 844 Type 081 của Hạm đội Nam Hải, biên chế ngày 10 tháng 10 năm 2013 (ảnh tư liệu)
Tàu quét mìn Hạc Sơn số hiệu 844 Type 081 của Hạm đội Nam Hải, biên chế ngày 10 tháng 10 năm 2013  (ảnh tư liệu)
Tàu tên lửa 022 của Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu)
Tàu tên lửa 022 của Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu)
Biên đội tàu tiếp tế của Hạm độ Nam Hải, Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu)
Biên đội tàu tiếp tế của Hạm độ Nam Hải, Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu)
Tàu tiếp tế tổng hợp Vi Sơn Hồ của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu)
Tàu tiếp tế tổng hợp Vi Sơn Hồ của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu)
Tàu cảnh sát biển số hiệu 3401 của Trung Quốc tìm mọi cách để ngăn chặn Philippines tiếp tế cho binh sĩ của họ trên bãi Cỏ Mây (ảnh tư liệu)
Tàu cảnh sát biển số hiệu 3401 của Trung Quốc tìm mọi cách để ngăn chặn Philippines tiếp tế cho binh sĩ của họ trên bãi Cỏ Mây (ảnh tư liệu)
Lực lượng tàu cảnh sát biển Trung Quốc là loại tàu bán vũ trang (ảnh tư liệu)
Lực lượng tàu cảnh sát biển Trung Quốc là loại tàu bán vũ trang (ảnh tư liệu)
Máy bay chiến đấu J-10 Trung Quốc (ảnh tư liệu)
Máy bay chiến đấu J-10 Trung Quốc (ảnh tư liệu)
Máy bay ném bom H-6K Trung Quốc (ảnh tư liệu)
Máy bay ném bom H-6K Trung Quốc (ảnh tư liệu)
Máy bay trực thăng săn ngầm Z-9EC Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu)
Máy bay trực thăng săn ngầm Z-9EC Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu)
Đông Bình