Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc dẫn mạng tin tức Sputnik Nga ngày 19 tháng 11 đưa tin, Nga và Trung Quốc đã ký kết hợp đồng máy bay quân sự lớn nhất, cung ứng 24 máy bay chiến đấu đa năng Su-35 cho Trung Quốc, kim ngạch giao dịch đạt 2 tỷ USD.
Máy bay chiến đấu đa năng Su-35 Nga |
Tổng giám đốc Tập đoàn khoa học công nghệ và công nghiệp quốc gia Nga (Rostec) Sergei Chemezov đã xác nhận thông tin về giao dịch này: "Đàm phán lâu dài về bàn giao Su-35 cho Trung Quốc đã kết thúc, chúng tôi đã ký kết hợp đồng".
Một nguồn tin tin cậy trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự cho biết, dựa vào quy định của hợp đồng, Không quân Trung Quốc sẽ nhận được 24 máy bay chiến đấu, tổng trị giá khoảng 2 tỷ USD, tương đương mỗi chiếc khoảng 83 triệu USD.
Theo bài báo, hội nghị ủy ban liên chính phủ hợp tác kỹ thuật quân sự Trung-Nga tổ chức vào ngày 18 tháng 11 đã xác định phương hướng ưu tiên của hợp tác kỹ thuật quân sự hai nước, trong đó, hai bên cho biết muốn tiếp tục mở rộng hợp tác trên lĩnh vực động cơ.
Tờ "Kommersant" Nga ngày 19 tháng 11 cũng có bài viết cho hay, Nga và Trung Quốc đã ký kết đơn đặt hàng lớn mua 24 máy bay chiến đấu đa năng Su-35. Trị giá hợp đồng không dưới 2 tỷ USD. Theo đó, Bắc Kinh cũng trở thành khách hàng nước ngoài đầu tiên của máy bay chiến đấu này, trước đó Nga chỉ chuyên cung cấp cho không quân mình.
Máy bay chiến đấu đa năng Su-35 Nga |
Có nguồn tin từ lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự của Chính phủ Nga cho rằng, Bắc Kinh đã trở thành khác hàng nước ngoài đầu tiên của Su-35, điều này thậm chí được gọi là hợp đồng chưa từng có trong lịch sử trên phương diện xuất khẩu máy bay chiến đấu.
Su-35 được NATO gọi là Flanker-E, là máy bay chiến đấu thế hệ 4+ mới của Nga, tốc độ cao nhất có thể đạt 2.500 km/giờ, khoảng cách bay liên tục là 3.400 km, bán kính tác chiến gần 1.600 km, trang bị pháo 30 mm, có 12 điểm treo tên lửa và pháo.
Ngay từ Triển lãm hàng không Chu Hải vào năm 2008, Quân đội Trung Quốc đã bày tỏ quan tâm đến Su-35. Tư lệnh Không quân Trung Quốc khi đó, ông Hứa Kỳ Lượng đã đến triển lãm tìm hiểu về tính năng của máy bay chiến đấu, hài lòng với các chỉ tiêu bay và kỹ chiến thuật của nó.
Năm 2011, Bộ Quốc phòng Trung Quốc chính thức đưa ra đề nghị mua Su-35 với phía Nga. Cuối năm 2012, hai bên đã ký kết thỏa thuận ban đầu, nhưng tham vấn về công nghệ và giá cả đã kéo dài 3 năm.
Máy bay chiến đấu đa năng Su-35 Nga |
Nguyên nhân đàm phán kéo dài không tiến triển là ở chỗ, sau khi hai bên bàn bạc xác định số lượng mua sắm, Trung Quốc đòi tiến hành sửa đổi đối với bề ngoài của máy bay chiến đấu, lắp thiết bị điện tử hàng không tự chế cho buồng lái.
Một quan chức cấp cao của Công ty Sukhoi Nga tiết lộ, hợp đồng không có nội dung cấp phép cho Trung Quốc chế tạo máy bay này, tức là sẽ xuất khẩu sản phẩm nguyên chiếc cho Trung Quốc.
Hiện nay, Su-35 chỉ được trang bị cho Quân đội Nga. Căn cứ vào hợp đồng mua sắm năm 2009, trong thời gian từ năm 2012 - 2015, Không quân Nga sẽ tiếp nhận 48 máy bay chiến đấu loại này, sẽ nhanh chóng tiếp nhận thêm 48 chiếc.
Năng lực sản xuất của Tổ hợp sản xuất máy bay Komsomolsk-on-Amur (KnAAPO) hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu của tất cả các hợp đồng.
Trung Quốc muốn mua Su-35 là do năng lực sản xuất máy bay chiến đấu J-11 của họ hoàn toàn không đáp ứng được khoảng cách về trang bị không quân giữa Trung Quốc với các nước khác.
Họ quan tâm đến máy bay chiến đấu Nga có thùng dầu dung tích lớn, giúp cho Bắc Kinh có thể "kiểm soát lãnh thổ tranh chấp" một cách thuận lợi.
Trung Quốc có thể sử dụng máy bay chiến đấu Su-35 cho các cuộc chiến trên Biển Đông trong tương lai? |
Hiện nay, Trung Quốc và các nước như Philippines, Nhật Bản "tồn tại tranh chấp tương tự", trong khi đó, Tokyo có máy bay chiến đấu F-15 do Mỹ chế tạo. Nguồn tin nắm chắc đàm phán mua bán vũ khí Trung-Nga tiết lộ, Trung Quốc coi quyền kiểm soát bay trên biển là "mục tiêu chiến lược".
Như vậy, giới bành trướng Bắc Kinh có thể sử dụng máy bay chiến đấu Su-35 cho các cuộc chiến ở Biển Đông trong tương lai, đây là một điều đáng cảnh giác, và có thể thúc đẩy chạy đua vũ trang trên không trong khu vực.
Theo bài báo, đến nay, hợp tác quân sự Trung-Nga phát triển mạnh mẽ. Sau khi trải qua giai đoạn trầm lắng 2006 - 2010, hai nước bắt đầu ký kết thường xuyên hơn các hợp đồng lớn: Năm 2011, kim ngạch hợp đồng về hàng không và chế tạo hàng không gần 1 tỷ USD;
năm 2012, Trung-Nga đã ký kết đơn đặt hàng lớn xuất khẩu 140 động cơ hàng không AL-31FN cho Trung Quốc tổng trị giá 700 triệu USD, còn thoả thuận khung mua tàu ngầm diesel-điện lớp Amur-1650 theo dự đoán của chuyên gia có tổng trị giá khoảng 2 tỷ USD;
tháng 9 năm 2014, Trung Quốc là khách hàng nước ngoài đầu tiên mua 4 tiểu đoàn hệ thống tên lửa phòng không S-400, tổng trị giá không ít hơn 1,9 tỷ USD.
Trung Quốc có thể sử dụng máy bay chiến đấu Su-35 cho các cuộc chiến trên Biển Đông trong tương lai? |
Bài báo dẫn lời Tổng giám đốc Công ty xuất khẩu sản phẩm quốc phòng Nga (Rosoboronexport) Anatoly Isaikin đánh giá về trình độ hợp tác quân bị Trung-Nga: "Tôi cho rằng, chúng tôi nếu làm việc vì lợi ích của Trung Quốc, cũng chính là hành động đem lại lợi ích cho nước Nga".
Ký kết hợp đồng Su-35 làm cho tổng lượng đơn đặt hàng nước ngoài của ngành công nghiệp quân sự Nga khả quan hơn. Năm 2013, Trung Quốc đã mua hơn 1,8 tỷ USD vũ khí trang bị Nga (đứng thứ tư). Đến nay, họ vẫn là khách hàng quan trọng không thể coi nhẹ của vũ khí trang bị Nga.
Các hợp đồng thuộc top 5 trong hợp tác quân sự Trung-Nga:
- 200 máy bay chiến đấu Su-27SK (có giấy phép sản xuất), thời gian từ năm 1998 đến năm 2007, trị giá 2,5 tỷ USD.
- 24 máy bay chiến đấu Su-27, thời gian từ năm 1996 - 1997, trị giá 2,2 tỷ USD.
- 15 tiểu đoàn tên lửa phòng không S-300PMU2, thời gian từ năm 2007 - 2009, trị giá 2,25 tỷ USD.
- 38 máy bay chiến đấu Su-30MKK, thời gian từ năm 2002 - 2003, trị giá 2 tỷ USD.
- 4 tiểu đoàn hệ thống tên lửa phòng không S-400, thời gian từ năm 2016 trở đi, trị giá 1,9 tỷ USD.
Trung Quốc có thể sử dụng máy bay chiến đấu Su-35 cho các cuộc chiến trên Biển Đông trong tương lai? |