Tham vọng bành trướng lãnh thổ và hành động Trung Quốc dùng sức mạnh quân sự uy hiếp trên Biển Đông đang khiến khu vực và quốc tế đặc biệt quan ngại. |
Tờ China Times xuất bản tại Đài Loan ngày 28/6 bình luận, có khả năng Bắc Kinh và Đài Bắc đã ngầm bắt tay nhau trong vụ giàn khoan 981 (hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam - PV) để thu hút sự chú ý của Việt Nam, Philippines và "rảnh tay" cải tạo (bất hợp pháp) ở quần đảo Trường Sa.
Quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, trong đó có 7 bãi đá bị Trung Quốc xâm lược các năm 1988 (Gạc Ma, Chữ Thập, Gaven, Su Bi, Tư Nghĩa, Châu Viên), 1995 (Vành Khăn), còn Đài Loan chiếm đóng bất hợp pháp đảo Ba Bình, bãi Bàn Than - PV.
Nhân Dân nhật báo tiếp tục luận điệu "chiêu hàng" Việt Nam
(GDVN) - Và cái gọi là "quyết tâm giải quyết" mâu thuẫn Việt - Trung mà tờ Nhân Dân nhật báo đưa ra là "trấn áp các hành động gây rối của Việt Nam"?!
Để thực hiện (âm mưu này), Trung Quốc đã kéo nhiều tàu chiến, máy bay quân sự ra bày binh bố trận ở khu vực giàn khoan 981 uy hiếp "khiến Việt Nam và Philippines không dám manh động", thừa cơ Bắc Kinh biến đá thành đảo nhân tạo để xây dựng sân bay còn Đài Loan mở rộng sân bay quân sự trên đảo Ba Bình, China Times bình luận.
Hành vi này rõ ràng vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, luật pháp quốc tế và tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông DOC, dùng vũ lực thay đổi hiện trạng - PV.
Tờ báo bình luận, trên thực tế các nước ven Biển Đông không mấy "khách khí" với Đài Loan (Trung Hoa Dân quốc) kể cả về tranh chấp lãnh thổ hay vùng đặc quyền kinh tế, việc lực lượng chức năng Philippines bắn chết ngư dân Đài Loan năm ngoái là một ví dụ.
Nhưng ngược lại, các nước này "vừa yêu vừa hận" Trung Quốc (?!), vừa cần thị trường của Trung Quốc nhưng vừa không chấp nhận chủ nghĩa bành trướng bá quyền của Bắc Kinh trên Biển Đông. Do Trung Quốc lớn xác hơn người, nên các nước này không dám đánh nhau với họ, China Times bình luận.
China Times cho rằng, chính trong bối cảnh đó Đài Loan đang ra sức củng cố lực lượng đồn trú (bất hợp pháp) trên đảo Ba Bình, mở rộng căn cứ thì các nước có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông - Trường Sa chỉ biết "im lặng quan sát, vừa không dám phản đối, vừa không thể ngăn cản", vì nếu phản đối Đài Loan như một chủ thể quốc gia (Trung Hoa Dân quốc), sẽ vi phạm luật chơi với Bắc Kinh (không công nhận Đài Loan là 1 quốc gia).
Báo Nga: Trung Quốc lộ kế hoạch ở Trường Sa để gây sức ép với Việt Nam
(GDVN) - Nhiều khả năng đây là một đòn thử nghiệm để Bắc Kinh gây áp lực tâm lý lên Việt Nam và Philippines.
Trên thực tế, đã nhiều lần Bộ Ngoại giao Việt Nam phản đối hành động bất hợp pháp của nhà cầm quyền Đài Loan, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa - PV.
Lâu nay trong quan hệ quốc tế, Trung Quốc ép tất cả các nước thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với mình phải tôn trọng nguyên tắc "một Trung Quốc", tiếng Anh là China. Tuy nhiên, Bắc Kinh giải thích "một Trung Quốc" là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, còn Đài Loan xem "một Trung Quốc" là "Trung Hoa Dân quốc".
Vì nguyên tắc này, Đài Loan đã mất dần không gian quốc tế cũng như sân chơi. Ở Biển Đông, Đài Loan là 1 bên chiếm đóng (bất hợp pháp) đảo Ba Bình và bãi Bàn Than nhưng chưa bao giờ được tham gia một tiến trình đàm phán, thương lượng về vấn đề Biển Đông, mặc dù chính "Trung Hoa Dân quốc" mới là tác giả của đường lưỡi bò bất hợp pháp mà "Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" đang theo đuổi, biến nó thành của mình để thực hiện tham vọng bành trướng lãnh thổ, độc chiếm Biển Đông.
Nhưng với những gì đang diễn ra ngoài quần đảo Trường Sa hiện nay, "một Trung Quốc" lại trở thành chiếc phao cho Đài Loan thực hiện các hoạt động phi pháp ở Trường Sa.
Còn vụ giàn khoan 981 vừa là chiêu thu hút dư luận, vừa là nơi Trung Quốc uy hiếp dằn mặt láng giềng bằng sức mạnh cơ bắp để tiếp tục các hoạt động phi pháp biến đá thành đảo ở Trường Sa - PV.
Dương Vũ Quân, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc buông lời thách thức, hiếu chiến. |
Thêm một bằng chứng nữa chứng minh cho nhận định của China Times khi trong cuộc họp báo ngày hôm qua, Dương Vũ Quân, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã cao giọng đe dọa Việt Nam và Philippines "gánh chịu mọi hậu quả với hành vi khiêu khích ở Biển Đông"?!
Theo tờ Văn Hối tại Hồng Kông hôm 27/6 đăng tin xấc xược: "Hải quân Trung Quốc tuần tra sẵn sàng chiến đấu, Việt Nam lãnh hậu quả tự chịu", nội dung trích dẫn nguyên văn nội dung họp báo của Dương Vũ Quân.
Trong cuộc họp báo này, phóng viên đặt câu hỏi: "Thời gian gần đây khi Trung - Việt đối đầu, Trung Quốc - Philippines va chạm, cục diện Biển Đông ngày một căng thẳng. Điều này có đồng nghĩa với việc hải quân Trung Quốc sẽ 'tuần tra' thường xuyên hơn ở Biển Đông hay không? Ngoài ra, một số nước chỉ trích hành vi của quân đội Trung Quốc ở Biển Đông là gây bất ổn với an ninh khu vực. Ông có bình luận gì về điều này?"
"Trung Quốc kéo 4 tàu ngầm hạt nhân ra dọa Mỹ, trừng phạt Việt Nam"
(GDVN) - Lời lẽ hiếu chiến của giới truyền thông, học giả, 1 số tướng lĩnh cấp cao quân đội Trung Quốc về Biển Đông chỉ là biểu hiện lúng túng, bối rối của Bắc Kinh
Dương Vũ Quân trả lời: "Để duy trì (cái gọi là) chủ quyền lãnh thổ và lợi ích hàng hải quốc gia, quân đội Trung Quốc đã thiết lập chế độ tuần tra sẵn sàng chiến đấu trên các vùng biển liên quan, chúng tôi đã làm tốt các công việc liên quan theo chiến lược thống nhất của quốc gia. Hành động của hải quân Trung Quốc ở Biển Đông là hoàn toàn bình thường và hợp pháp (?!)".
"Về một số căng thẳng xuất hiện trên Biển Đông gần đây đều do quốc gia cá biệt khiêu khích, trách nhiệm không thuộc về Trung Quốc. Trung Quốc nhất quán chủ trương tôn trọng (cái gọi là) sự thật lịch sử và luật pháp quốc tế, đàm phán giải quyết tranh chấp với nước liên quan. Nếu có nước nào đó cứ cố tình hành động theo ý mình, tiếp tục tạo ra đối đầu sẽ phải lãnh mọi hậu quả từ những hành động của họ", Dương Vũ Quân (ngang nhiên xuyên tạc và) đe dọa Việt Nam, tờ Văn Hối nhận định.
Phóng viên đặt câu hỏi: "Gần đây phía Philippines chỉ trích Trung Quốc xây dựng trái phép sân bay ở (cái gọi là) quần đảo Nam Sa (tức quần đảo Trường Sa của Việt Nam - PV), xin hỏi Trung Quốc có bình luận gì về điều này?"
Dương Vũ Quân công khai thừa nhận các hoạt động thay đổi hiện trạng ở Trường Sa bằng vũ lực, vi phạm DOC và thách thức các bên liên quan, dư luận và luật pháp quốc tế khi tuyên bố: "Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi với (cái gọi là) quần đảo Nam Sa và vùng biển xung quanh. Ngay từ thập niên 70 của thế kỷ trước Philippines đã vi phạm Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế khi chiếm đóng trái phép một số đảo, đá ở (cái gọi là) Nam Sa, bao gồm đảo Trung Nghiệp (tức đảo Thị Tứ)".
Tướng Bắc Kinh đe dọa, Trung Quốc bộc lộ âm mưu "chủ động ra đòn"
(GDVN) - China Daily cho rằng phát biểu của Tôn Kiến Quốc là một trong những phản ứng từ giới tướng lĩnh cấp cao quân đội nước này về căng thẳng Việt - Trung
Viên Thượng tá Trung Quốc tiếp tục luận điệu kẻ cướp la làng khi nói: "Từ năm ngoái đến nay, quân đội Philippines tuyên bố sẽ cải tạu sân bay và cơ sở quân sự trên đảo Trung Nghiệp (đảo Thị Tứ), Trung Quốc kiên quyết phản đối. Cần phải nhấn mạnh rằng, Philippines một mặt đã có hành động khiêu khích, mặt khác chỉ trích vô lý (cái gọi là) hành động bình thường của Trung Quốc trong phạm vi chủ quyền của chúng tôi".
Cái gọi là "hành động bình thường" mà Dương Vũ Quân nhắc tới chính là việc Trung Quốc đang xây dựng bất hợp pháp ở Trường Sa đã bị Philippines lên án, các bên liên quan trong đó có Việt Nam phản đối.
Từ những bằng chứng về những gì đang diễn ra trên thực địa cho tới những phát ngôn hiếu chiến, uy hiếp và đe dọa, thách thức dư luận và luật pháp quốc tế của người phát ngôn Bộ Quốc phòng và giới tướng lĩnh quân đội cấp cao đương nhiệm của Trung Quốc có thể thấy, Bắc Kinh đang sử dụng sức mạnh cơ bắp vừa uy hiếp các bên liên quan, vừa bảo kê cho những hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Trường Sa, vừa phá vỡ ổn định, an ninh khu vực và luật pháp quốc tế cần phải được lên án mạnh mẽ và ngăn chặn - PV.