Bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện do Philippines kiểm soát (nguồn mạng sina Trung Quốc) |
Trung Quốc từ chối rút hải quân khỏi bãi cạn Scarborough
Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 15 tháng 6 có bài viết tuyên truyền cho rằng, cùng với việc thúc đẩy tinh thần chống Trung Quốc ở trong nước lên cao, Philippines còn đưa vấn đề Biển Đông lên trụ sở Liên hợp quốc ở New York.
Theo mạng tin tức GMA Philippines ngày 14 tháng 6, tại Hội nghị các nước thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật biển tổ chức ở New York, Philippines chỉ trích, tranh chấp lãnh thổ do chính sách bành trướng của Trung Quốc gây ra cần được quốc tế quan ngại.
Philippines phát sóng phim tài liệu, xuất bản truyện tranh về Biển Đông(GDVN) - "Nếu không hành động, chúng ta sẽ không có bất cứ di sản gì để lại cho thế hệ sau. Vấn đề là, Trung Quốc đang lén lút gặm nhấm lãnh thổ của chúng ta...". |
Tại hội nghị, đại diện của Philippines tại Liên hợp quốc tuyên bố, "hành động cứng rắn" của Trung Quốc bắt dầu từ năm 2012, Trung Quốc từ chối rút lực lượng hải quân ở bãi cạn Scarborough.
Bà còn chỉ trích Trung Quốc không chỉ vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển, mà còn vi phạm Tuyên bố về ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (DOC) mà ASEAN và Trung Quốc ký kết năm 2002 cùng với Công ước về tính đa dạng sinh học và Công ước buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã sắp tuyệt chủng.
Giáo sư danh dự Gomez, Viện nghiên cứu khoa học biển Philippines nhấn mạnh, hoạt động lấn biển xây đảo (bất hợp pháp) của Trung Quốc ở Biển Đông đã gây ra tổn thất sản phẩm sinh thái trị giá 280 triệu USD.
Đại diện Trung Quốc tại Liên hợp quốc là Vương Dân đã biện hộ cho rằng, Hội nghị các nước thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật biển "không phải là nơi thảo luận vấn đề Biển Đông" (?). Ông Vương Dân còn cậy "nước lớn" dọa nạt Philippines.
Philippines: Trung Quốc hung hăng, có thể gây chiến ở Biển Đông
Tờ "Philippines Star" ngày 14 tháng 6 cho biết, một báo cáo mới của Quân đội Philippines cũng đã nhắc tới Trung Quốc. Báo cáo dài 40 trang này cho rằng, chủ quyền và an ninh trên biển của Philippines do sự sơ xuất và coi nhẹ của các nhà lãnh đạo chính trị trước đây nên nhiều lần bị xâm hại.
Bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện do Philippines kiểm soát (nguồn mạng sina Trung Quốc) |
Báo cáo viết: "Hiện nay, quốc gia quần đảo này đối mặt với nhiều vấn đề và thách thức, chẳng hạn vấn đề buôn bán người và buôn lậu vũ khí, Trung Quốc hung hăng hăm dọa trên biển Tây Philippines (Biển Đông)".
Báo cáo còn cảnh cáo, chiến tranh hiện nay mặc dù bị kiềm chế bởi luật pháp quốc tế, nhưng các nước xuất phát từ các nguyên nhân như chủ quyền và tự vệ, khả năng xảy ra chiến tranh vẫn tồn tại.
Mặc dù Trung Quốc và Mỹ cũng nhiều lần tranh cãi bởi các vấn đề như Biển Đông, nhưng hai bên cũng có lúc bình tĩnh tìm kiếm hợp tác, chẳng hạn ngày 12 tháng 6 Trung Quốc và Mỹ ký kết thỏa thuận thiết lập cơ chế đối thoại lục quân hai nước.
Hải quân Nhật Bản-Philippines đã và đang "chọc giận Bắc Kinh"(GDVN) - Nhật Bản đang lặng lẽ quay trở lại Biển Đông để bảo vệ an ninh quốc gia, muốn xây dựng quan hệ an ninh với Philippines và Việt Nam, can thiệp khu vực. |
Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ Odierno và Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long (thăm Mỹ) đã tham dự lễ ký kết này.
Nhà Trắng cùng ngày thông báo, Susan Rice - trợ lý an ninh quốc gia của Tổng thống Barach Obama đã gặp gỡ Phạm Trường Long, nhấn mạnh hai bên cần thu hẹp bất đồng, tăng cường các biện pháp ngăn chặn rủi ro.
Mạng tin tức Ad-hoc Đức cho rằng, dưới sự ủng hộ của Mỹ, hai năm gần đây, Philippines gia tăng phản đối Trung Quốc. Tháng 1 năm 2013, Philippines đưa vấn đề Biển Đông lên tòa án trọng tài quốc tế để kiện Trung Quốc, nhằm vạch rõ tính chất bất hợp pháp của (yêu sách "đường lưỡi bò") Trung Quốc ở Biển Đông.
Đầu tháng 6, Tổng thống Philippines Benigno Aquino cho rằng, hành động gặm nhấm lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông chẳng khác nào phát xít Đức, điều này thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế.
"Thời báo Hoàn Cầu" dẫn lời nhà nghiên cứu Trung Quốc Chu Phong dùng những lời lẽ nhục mạ, cho rằng, Philippines "hót như khướu" (nói cho sướng mồm), một là để lôi kéo sự chú ý của Mỹ đối với Biển Đông, đặc biệt là bản thân Philippines.
Hai là, theo Chu Phong tuyên truyền, Philippines biết mình “có thiếu sót quan trọng của logic nội tại” trong chủ trương chủ quyền ở Biển Đông. Cho nên, tất cả nỗ lực xây dựng mình thành "người bị hại", tập trung làm nổi bật khoảng cách với Trung Quốc về kích thước quốc gia, về thực lực để nhận được sự đồng tình của cộng đồng quốc tế đối với "kẻ yếu".
Philippines chỉ thẳng mặt Trung Quốc: Cảnh sát biển Trung Quốc là bọn "cướp có vũ trang" ở Biển Đông. Tổng thống Philippines Benigno Aquino cho rằng, hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông chẳng khác nào phát xít Đức. |
Chuyên gia vấn đề biên giới biển Vương Hiểu Bằng thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc cho rằng, chính quyền Benigno Aquino muốn thông qua không ngừng lên tiếng để nhận được sự đồng tình của cộng đồng quốc tế, tạo cớ để Mỹ, Nhật Bản can thiệp sâu vào vấn đề Biển Đông.
Nhưng, Mỹ chỉ lấy giúp Philippines làm một điểm tựa cho kế hoạch lớn hơn của họ - cân bằng châu Á-Thái Bình Dương. Một khi chính sách của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương thay đổi, Philippines sẽ bị Mỹ vứt bỏ như đồ bỏ đi - Vương Hiểu Bằng chia rẽ quan hệ đồng minh Mỹ-Philippines.
Trung Quốc cay cú vì bị Philippines lên án vi phạm DOC(GDVN) - Mọi tuyên bố của Trung Quốc lần này tiếp tục xuyên tạc sự thật |
Theo tưởng tượng của Vương Hiểu Bằng, cách làm "muốn bắt cóc Mỹ để thực hiện mục đích tự thân" của Philippines hoàn toàn không có khả năng, không ngừng “gây sự” sẽ chỉ làm cho bản thân Philippines “gánh lấy hậu quả xấu”.
Mặc dù Trung Quốc để cho báo chí và chuyên gia, học giả tốn bút giấy như vậy, nhưng Trung Quốc không bao giờ đạt được mục đích đánh lừa được cộng đồng quốc tế. Bản chất bành trướng, thực dân của yêu sách “đường lưỡi bò” do Trung Quốc áp đặt là hết sức rõ ràng, có tính chất cực kỳ lố bịch - PV.