Trường ĐHSP Hà Nội 2 tuyển 1.607 chỉ tiêu cho 20 ngành đào tạo

01/07/2023 07:02
Mộc Hương
0:00 / 0:00
0:00
GDVN-Năm 2023, Trường ĐHSP Hà Nội 2 tuyển 1.607 chỉ tiêu đại học chính quy cho 20 ngành đào tạo; dành nhiều chỉ tiêu nhất cho ngành Công nghệ thông tin.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã công bố Đề án tuyển sinh hệ đại học chính quy năm 2023 sau khi điều chỉnh số lượng chỉ tiêu tuyển sinh.

Theo đó, các phương thức tuyển sinh chính được sử dụng bao gồm: Thi tuyển, xét tuyển, kết hợp thi tuyển và xét tuyển.

Trước đó, vào tháng 4/2023, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã có thông báo dự kiến tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2023 dự kiến 3.421 chỉ tiêu đại học chính quy cho 20 ngành đào tạo.

Theo Đề án tuyển sinh hệ đại học chính quy năm 2023 vừa được công bố, chỉ tiêu tuyển sinh được điều chỉnh với tổng số 1.607 chỉ tiêu cho 20 ngành đào tạo.

Năm 2023, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tuyển sinh hơn 1.600 chỉ tiêu hệ đại học chính quy. Ảnh minh họa: Mộc Hương.

Năm 2023, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tuyển sinh hơn 1.600 chỉ tiêu hệ đại học chính quy. Ảnh minh họa: Mộc Hương.

Bên cạnh một số ngành học giảm chỉ tiêu so với dự kiến ban đầu, có một số ngành tăng chỉ tiêu so với ban đầu: Ngành Công nghệ thông tin tăng từ 167 lên 208 chỉ tiêu; ngành Ngôn ngữ Trung Quốc tăng từ 133 lên 146 chỉ tiêu; ngành Ngôn ngữ Anh tăng từ 51 lên 66 chỉ tiêu.

Chỉ tiêu tuyển sinh theo ngành/nhóm ngành, theo từng phương thức xét tuyển và trình độ đào tạo:

Cụ thể các phương thức tuyển sinh chính của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 trong năm 2023 như sau:

Phương thức 1: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển:

Các đối tượng được xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển:

Phương thức 2: Xét tuyển sử dụng kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông:

Thí sinh sử dụng kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2023.

Lưu ý: Thí sinh được miễn thi bài thi Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Trung Quốc) trong kỳ thi thi tốt nghiệp trung học phổ thông theo điểm b, khoản 1, Điều 35 của Văn bản hợp nhất số 02/VBHN-BGDĐT ngày 04/5/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, điểm môn thi Tiếng Anh, Tiếng Trung Quốc trong tổ hợp xét tuyển được tính theo bảng quy đổi sau đây:

Thí sinh được miễn thi bài thi Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Trung Quốc) trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông theo điểm b, khoản 1, Điều 35 của Văn bản hợp nhất số 02/VBHN-BGDĐT ngày 04/5/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, điểm môn thi Tiếng Anh, Tiếng Trung Quốc trong tổ hợp xét tuyển được tính theo bảng quy đổi sau đây:

Bảng quy điểm chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế sang thang điểm 10.

Cách tính điểm và điểm ưu tiên xét tuyển:

Điểm xét tuyển = Điểm Môn 1 + Điểm Môn 2 + Điểm Môn 3 + Điểm ưu tiên.

Điểm ưu tiên = Điểm ưu tiên theo đối tượng chính sách + Điểm ưu tiên theo khu vực.

Điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức sau:

Điểm ưu tiên = [(30 - Tổng điểm đạt được)/7,5] x Mức điểm ưu tiên quy định tại khoản 1, 2 Điều 7 Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 6 năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục mầm non.

Nguyên tắc xét tuyển: Điểm xét tuyển lấy từ cao xuống đến hết chỉ tiêu của ngành xét tuyển. Điểm xét tuyển lấy đến 2 chữ số thập phân (đã được làm tròn) để xét tuyển. Nếu nhiều hồ sơ có điểm xét tuyển bằng nhau thì thì sử dụng tiêu chí phụ xét theo thứ tự nguyện vọng từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất).

Phương thức 3: Đối với xét tuyển sử dụng kết quả học tập ở cấp trung học phổ thông:

Cách tính điểm và điểm ưu tiên xét tuyển:

Lấy điểm học tập học kỳ 1, học kỳ 2 của lớp 12.

Điểm xét tuyển = Điểm trung bình Môn 1 + Điểm trung bình Môn 2 + Điểm trung bình Môn 3 + Điểm ưu tiên.

Điểm trung bình Môn 1 hoặc Điểm trung bình Môn 2 hoặc Điểm trung bình Môn 3 = (điểm học kỳ 1 + điểm học kỳ 2)/2

Điểm ưu tiên = Điểm ưu tiên theo đối tượng chính sách + Điểm ưu tiên theo khu vực.

Điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức sau:

Điểm ưu tiên = [(30 - Tổng điểm đạt được)/7,5] x Mức điểm ưu tiên quy định tại khoản 1, 2 Điều 7 Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 6 năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục mầm non.

Nguyên tắc xét tuyển: Điểm xét tuyển lấy từ cao xuống đến hết chỉ tiêu của ngành xét tuyển. Điểm xét tuyển lấy đến 2 chữ số thập phân (đã được làm tròn) để xét tuyển. Nếu nhiều hồ sơ có điểm xét tuyển bằng nhau thì sử dụng tiêu chí phụ xét theo thứ tự nguyện vọng từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất).

Phương thức 4: Xét tuyển sử dụng kết quả bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội:

Thí sinh sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội hoặc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức trong năm 2023 nộp kết quả thi về Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 trong thời gian trường mở cổng đăng ký xét tuyển.

Thí sinh sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội hoặc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh:

Ngành Giáo dục mầm non, Giáo dục thể chất: điểm bài thi đánh giá năng lực quy đổi tuyến tính về thang điểm 10.

Các ngành đào tạo (trừ ngành Giáo dục mầm non, Giáo dục thể chất): điểm bài thi đánh giá năng lực quy đổi tuyến tính về thang điểm 30.

Điểm xét tuyển:

Đối với các ngành đào tạo (trừ ngành Giáo dục mầm non, Giáo dục thể chất): Điểm xét tuyển = Điểm bài thi đánh giá năng lực bài thi 1 hoặc bài thi 2 + Điểm ưu tiên.

Đối với ngành Giáo dục mầm non: Điểm xét tuyển = Điểm bài thi đánh giá năng lực bài thi 1 hoặc bài thi 2+ NK2 + NK3 + Điểm ưu tiên.

Đối với ngành Giáo dục thể chất: Điểm xét tuyển = Điểm bài thi đánh giá năng lực bài thi 1 hoặc bài thi 2 + Năng khiếu 5 + Năng khiếu 6 + Điểm ưu tiên.

Điểm ưu tiên = Điểm ưu tiên theo đối tượng chính sách + Điểm ưu tiên theo khu vực.

Điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức sau:

Điểm ưu tiên = [(30 - Tổng điểm đạt được)/7,5] x Mức điểm ưu tiên quy định tại khoản 1, 2 Điều 7 Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 6 năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non.

Đối với thí sinh sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội: Thí sinh sử dụng kết quả bài thi đánh giá năng lực của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội phải chọn tổ hợp môn xét tuyển như ở mục 1.4.

Điểm xét tuyển = Điểm Môn 1 + Điểm Môn 2 + Điểm Môn 3 + Điểm ưu tiên.

Điểm ưu tiên = Điểm ưu tiên theo đối tượng chính sách + Điểm ưu tiên theo khu vực.

Điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức sau:

Điểm ưu tiên = [(30 - Tổng điểm đạt được)/7,5] x Mức điểm ưu tiên quy định tại khoản 1, 2 Điều 7 Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 6 năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục mầm non.

Nguyên tắc xét tuyển: Điểm xét tuyển lấy từ cao xuống đến hết chỉ tiêu của ngành xét tuyển. Điểm xét tuyển lấy đến 2 chữ số thập phân (đã được làm tròn) để xét tuyển. Nếu nhiều hồ sơ có điểm xét tuyển bằng nhau thì sử dụng tiêu chí phụ xét theo thứ tự nguyện vọng từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất).

Phương thức 5: Kết hợp thi tuyển và xét tuyển (Áp dụng đối với ngành Giáo dục mầm non và ngành Giáo dục thể chất):

Đối với thi tuyển: Thí sinh xét tuyển các ngành Giáo dục mầm non, Giáo dục thể chất phải dự thi năng khiếu tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (Nhà trường không công nhận kết quả thi năng khiếu của các cơ sở đào tạo khác).

Môn năng khiếu ngành Giáo dục mầm non: Năng khiếu 1 (mã môn: NK1) thi hai nội dung: Kể chuyện + Hát ; Năng khiếu 2 (mã môn: NK2) thi một nội dung: Kể chuyện; Năng khiếu 3 (mã môn: NK3) thi một nội dung: Hát.

Điểm môn Năng khiếu 1 = (Điểm môn Năng khiếu 2 + Điểm môn Năng khiếu 3)/2.

Môn năng khiếu ngành Giáo dục Thể chất:

Năng khiếu 4 (mã môn: Năng khiếu 4) thi hai nội dung: Bật xa tại chỗ + Chạy cự ly 100m.

Năng khiếu 5 (mã môn: NK5) thi một nội dung: Bật xa tại chỗ.

Năng khiếu 6 (mã môn: NK6) thi một nội dung: Chạy cự ly 100m.

Điểm môn Năng khiếu 4 = (Điểm môn Năng khiếu 5 + Điểm môn Năng khiếu 6)/2.

Thời gian thi các môn năng khiếu được thông báo trên chuyên trang tuyển sinh của nhà trường.

Trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh và các trường hợp bất khả kháng, nhà trường sẽ tổ chức thi các môn năng khiếu theo hình thức trực tuyến dựa vào hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đối với xét tuyển: Thí sinh đăng ký xét tuyển bằng một hoặc các hình thức sau:

Kết hợp xét tuyển thẳng và điểm thi môn năng khiếu (NK1) hoặc (NK2 và NK3) đối với ngành Giáo dục mầm non; môn năng khiếu (NK4) hoặc (NK5 và NK6) đối với ngành Giáo dục thể chất;

Kết hợp sử dụng kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2023 và điểm thi môn năng khiếu (NK1) hoặc (NK2 và NK3) đối với ngành Giáo dục mầm non; môn năng khiếu (NK4) hoặc (NK5 và NK6) đối với ngành Giáo dục thể chất;

Kết hợp sử dụng kết quả học tập ở cấp trung học phổ thông và điểm thi môn năng khiếu (NK1) hoặc (NK2 và NK3) đối với ngành Giáo dục mầm non; môn năng khiếu (NK4) hoặc (NK5 và NK6) đối với ngành Giáo dục thể chất;

Kết hợp sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội hoặc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và điểm thi môn năng khiếu (NK1) hoặc (NK2 và NK3) đối với ngành Giáo dục mầm non; môn năng khiếu (NK4) hoặc (NK5 và NK6) đối với ngành Giáo dục thể chất.

Ngưỡng đầu vào:

Đối với nhóm ngành sư phạm (đào tạo giáo viên): Tuyển những thí sinh có hạnh kiểm lớp 10, 11, 12 đạt từ loại khá trở lên. Không tuyển những thí sinh bị dị hình, dị tật, nói ngọng, nói lắp. Ngành Giáo dục thể chất chỉ tuyển thí sinh thể hình cân đối: Nam cao 1,60m nặng 45kg trở lên, nữ cao 1,50m nặng 40kg trở lên.

Đối với các ngành ngoài sư phạm: Nhà trường chỉ nhận hồ sơ của thí sinh đăng ký xét tuyển có điểm trung bình cộng của từng môn học/môn thi trong tổ hợp các môn học/môn thi dùng để xét tuyển không nhỏ hơn 5,0 điểm (theo thang điểm 10), chưa cộng điểm ưu tiên theo đối tượng, khu vực trong tuyển sinh.

Kết quả khảo sát sinh viên có việc làm trong khoảng thời gian 12 tháng kể từ khi được công nhận tốt nghiệp được xác định theo từng ngành, lĩnh vực đào tạo, được khảo sát ở năm liền kề trước năm tuyển sinh, đối tượng khảo sát là sinh viên đã tốt nghiệp năm liền trước năm tuyển sinh.

Mộc Hương