GDVN - Với công nghệ số, AI hiện nay, chỉ cần 1 thao tác sở giáo dục và đào tạo có thể chỉ đạo trực tiếp đến các trường hoặc nhận báo cáo trực tiếp từ các trường.
(GDVN) - Là thủ đô, nơi đặt trụ sở các cơ quan cao nhất của Quốc hội, Nhà nước, Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội, Hà Nội đang làm gì để thực hiện Nghị quyết 18?
(GDVN) - Vị trí Phó Chánh văn phòng Thành ủy Đà Nẵng đã “khuyết” gần nửa năm nay sau khi người đảm nhiệm chức vụ này được điều động sang sở Giáo dục và Đào tạo.
(GDVN) - Tại phiên chất vấn ở Quốc hội trong tuần này, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình nói chỉ khoảng 1% cán bộ, công chức không làm được việc, còn chuyện 30% người “ngồi chơi” chỉ là tin đồn. Sự thật thế nào?
(GDVN) - Không có chỗ cho người ngồi không ăn lương. Cán bộ công chức nào nằm trong bộ máy cũng phải biết rõ nhiệm vụ, chức năng của mình và hiểu rõ mình được trả lương để làm việc gì.
(GDVN) - Đó là khẳng định của Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm tại cuộc họp nghe báo cáo về đề án thí điểm chính quyền đô thị (CQĐT) TP.HCM do HĐND TP tổ chức hôm nay 10.8.
(GDVN) - Kết quả lấy phiếu tín nhiệm 47 chức danh chủ chốt trong bộ máy nhà nước đã được công bố. Quốc hội đã thể hiện vai trò cơ quan quyền lực cao nhất khi thay mặt nhân dân đánh giá mức tín nhiệm của những chức danh do mình bầu chọn.
(GDVN) - "Tại thời điểm sửa đổi Hiến pháp mà vẫn không hiến định về HĐND là thiếu sót lớn. Hơn nữa, sửa đổi Hiến pháp là việc hệ trọng, không phải lúc nào cũng đưa ra để sửa một cách dễ dàng..." ĐBQH Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP Hồ Chí Minh) phát biểu bày tỏ ý kiến thảo luận tại tổ.
(GDVN) - Ủy ban Dự thảo sửa đổi hiến pháp cho rằng: Xuất phát từ đặc điểm mô hình tổ chức bộ máy và điều kiện cụ thể của nước ta hiện nay thì việc thành lập Tòa án Hiến pháp với chức năng tài phán là không phù hợp. Với vấn đề đất đai, ủy ban này đề nghị giữ nguyên cách dùng khái niệm “sở hữu toàn dân” và không quy định đa sở hữu về đất đai.
Trong quá trình thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, có một số ý kiến khác nhau chung quanh quy định về vai trò lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội.
(GDVN) - Trong cuộc trò chuyện đầu năm mới 2013 với báo Giáo dục Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc cho biết: “Khi chúng ta thực sự nắm công nghệ, kỹ thuật trong tay mình rồi thì chuyện nâng GDP lên 3-5 nghìn đô la không phải là viển vông. Bây giờ mà không làm được điều ấy, không nắm bắt được cơ hội ấy thì chúng ta sẽ tiếp tục tụt hậu, và khẩu hiệu trọng dụng người tài cũng chỉ là nói cho vui mà thôi”.
“Không có một ban chỉ đạo nào có chức năng kiểu như Bao Công. Bởi nếu như thế thì sẽ giẫm đạp lên nhiệm vụ của các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Đảng chỉ chỉ đạo về mặt đường lối, kiểm tra, đôn đốc, tổ chức thực hiện và giám sát”.
Tôi có một ông bạn, (nói thật ra thì vài ông, thậm chí là nhiều ông), đã lâu lắm rồi tôi không biết anh làm chính xác việc gì… Ngày nào cũng thế, khoảng gần 10 giờ anh mới lững thững thò mặt đến cơ quan. Đến nơi, anh thong thả cởi áo khoác, đun nước, pha trà, rồi ngồi ngả người khoan khoái trên cái ghế da mềm mại, một tay cầm thuốc lá, tay kia lật giở mấy tờ báo mới. Anh có biệt tài là điểm ngay ra được những tin "hot" để phổ biến cho cả phòng nghe, chêm vào những bình luận cực kỳ sâu sắc, chua cay rồi tự thưởng cho mình những tràng cười sảng khoái.
Người có trình độ, năng lực lại không được đề bạt vì không có vây cánh... Phải có hành lang pháp lý thực sự minh bạch để người tài đường hoàng bước ra sân chơi.
(GDVN) - “Tôi nghĩ đây là một vấn đề bức xúc chung nhưng lại có cơ hội để chúng ta tập trung giải quyết như việc hoàn thiện Luật phòng, chống tham nhũng. Chắc chắn không riêng cá nhân tôi mà nhiều đại biểu quốc hội và dư luận cũng sẽ phải đề cập tới”, Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc nói.
Trả lời phỏng vấn của PV, bà Nguyễn Thị Khá - Đại biểu Quốc hội khóa 13, thuộc đoàn đại biểu Trà Vinh, nói: “Kết quả kiểm tra của Sở Nội vụ Hà Nội trước nghi án “chạy công chức không dưới 100 triệu đồng” đang thử thách lòng tin của nhân dân”.
T.Ư sẽ dành nhiều thời gian để bàn về thẩm quyền hành chính, làm sao để không trùng lắp chức năng, nhiệm vụ; giảm biên chế nhưng phải đảm bảo công chức sống được bằng lương để họ có thể sống chết với công việc...
Liên quan đến việc ông Trần Trọng Dực, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội phát biểu, để được tuyển dụng vào công chức Thủ đô phải mất không dưới 100 triệu đồng và “Trưởng phòng Nội vụ các quận, huyện đang là đầu mối thu hút việc tiếp nhận hồ sơ, nhận tiền "chạy" của các thí sinh để đỗ công chức”, ông Nguyễn Đình Hương, cựu Phó Trưởng ban Tổ chức TW, Trưởng ban Bảo vệ Chính trị nội bộ TW đã có cuộc trao đổi với phóng viên.
Văn phòng Chính phủ vừa thực hiện ủy quyền của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời ý kiến chất vấn bằng văn bản của ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của QH tại kỳ họp thứ 4 của QH vừa qua.
(GDVN) - Khi được hỏi về giải pháp để hạn chế vấn nạn “chạy” công chức này, ông Lê Như Tiến – Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội cho rằng: “Tốt nhất là cơ quan chức năng, cơ quan bảo vệ pháp luật phải vào cuộc để phát hiện chắc chắn những việc như vậy mà xử lý. Không chỉ vậy mà cả xã hội cũng phải lên án…”.
Ông Trần Trọng Dực - Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy, đại biểu HĐND TP Hà Nội - khẳng định chắc nịch như vậy tại phiên thảo luận sáng nay 7-12 của HĐND TP về tổng biên chế hành chính, sự nghiệp TP 2013.
Trao đổi với PV bên lề Quốc hội (QH) chiều 23- 10 quanh việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, ông Dương Trung Quốc cho rằng, đây là bước tiến tích cực, nhưng cũng đòi hỏi bản lĩnh của QH và từng đại biểu.
Với phong cách gần gũi, cởi mở, bao giờ Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng sẵn lòng dành cho báo chí những cuộc trò chuyện thẳng thắn trước nhiều vấn đề "nóng" của đất nước, được đông đảo cử tri quan tâm.
(GDVN) - “Dưới quyền Bộ trưởng có các Thứ trưởng, nhưng Bộ trưởng không hoàn toàn có quyền lựa chọn Thứ trưởng, mà là do Ban Bí thư Trung ương quản lý".