Chủ nô và Nô lệ thời Thực tế ảo

19/06/2019 06:39
Nguyễn Thị Lan Hương
(GDVN) - Chúng ta là con người - là nhân dân hay chúng tôi là nô lệ thời đại công nghệ số hóa con người?

LTS: Đưa ra những quan điểm về vấn đề "Thật - Ảo trong thời đại “Thực Tế Ảo”, tác giả Nguyễn Thị Lan Hương, nghiên cứu sinh về giáo dục tại Hoa Kỳ đã có bài viết chia sẻ cùng quý độc giả Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.

Tại sao thế giới hiện nay khủng hoảng kéo dài, ở tất cả các khía cạnh, kinh tế - chính trị và đặc biệt là xã hội loài người? Dù cho công nghệ đã tiến bộ vượt bậc trong các ứng dụng mang đến cho từng cá nhân?

Tất cả chúng ta đều hành xử cảm tính [1]. (Ảnh: tác giả cung cấp).
Tất cả chúng ta đều hành xử cảm tính [1]. (Ảnh: tác giả cung cấp).

Nếu ai đó quan sát những đối thoại gần đây giữa Mỹ - Trung Quốc và xa hơn nữa (hơn 20 năm qua), nói rằng, “Ảo, diễn trò cho thế giới để ăn thật”, có lẽ họ sẽ gặp phản đối lớn, vì họ đang “căng” thế cơ mà?

Câu trả lời từ Bà Ly, một người Mỹ gốc Trung Quốc nói với tôi vào tháng 6/2015 ở Corpus Christi, Texas, với hơn 50 năm sống và chia sẻ với Mỹ từ thời rất đầu tiên ở Trung Quốc, “Những kẻ diễn, đặc biệt là trong chính trị, họ cho ta biết những gì họ muốn”

Chúng ta hiện đang sống trong thế giới nào? Câu hỏi của Thomas Friedman vào năm 2012, tại cuốn sách “Đã Từng là Bá Chủ - Mỹ tụt hậu trong thế giới do mình tạo ra như thế nào và làm sao để quay lại?" [2].

Câu trả lời, không cần chờ đến 2012, bởi trong những cuốn sách của các nhà kinh tế Harvard như “Xã hội Giàu có Thượng Lưu” - John Kenneth Galbraith [3], vào năm 1958, hay Ai đang “làm luật” nước Mỹ - năm 1967, G. William Domhoff (được cập nhật liên tục đến 2017) [4], đều nói lên sự thật của xã hội chúng ta (nước Mỹ dẫn dắt và thế giới đa phần đi theo, đặc biệt trong hơn 30 năm quá trình toàn cầu hóa).

“Chúng ta vay mượn để mua những thứ không cần

Chúng ta mua bán để “trình diễn” với những người chúng ta không ưa

Chúng ta “networking” (quan hệ) để tìm kiếm lợi ích cá nhân và công ty (nếu không, cũng chả cần quan hệ làm gì)”.

Từ những người muôn năm cũ, nghĩ về phương pháp giáo dục mới
Từ những người muôn năm cũ, nghĩ về phương pháp giáo dục mới

Đây là tiêu đề của “Sống thế nào”, trong một chương trình tiếng Anh cho sinh viên quốc tế tại A&M – Corpus Christi, Texas vào tháng 5/2014, mà tôi có dịp được tham dự.

Điều lý thú là, sự thật trên được tất cả các giới nghiên cứu về kinh tế - chính trị - hành vi tiêu dùng Mỹ thực hiện hơn 60 năm qua, nay tất cả được ứng dụng vào mọi hoạt động trong thế giới con người, đặc biệt là xây dựng một thế giới “thực tế ảo” (virtual reality) [5]. 

Đây không còn là thiết bị công nghệ ứng dụng đâu đó, mà đây là cuộc sống của thế giới hôm nay và tương lai, thưa Thomas Friedman, nơi con người và xã hội loài người bị dẫn dắt bởi, “Các doanh nghiệp, những chính phủ với những ý đồ bất chính, sẵn sàng lạm dụng những khám phá của khoa học hành vi, nhằm mục đích tư lợi cho thiểu số, và gây tổn thất sâu sắc cho người dân của mình” [1, trang 459]

Trong thời đại của internet vạn vật (IoT), với hơn 25 năm qua ở Mỹ và trên thế giới, toàn cầu hóa dựa trên sức mạnh về công nghệ đã mang lại được gì cho nhân dân?  

Hãy để Robert Gordon, một nhà kinh tế học khác chia sẻ từ nghiên cứu, không chỉ là 25 năm mà 100 năm hơn tính từ nội chiến của Mỹ, rằng:

 “Những công nghệ hiện nay người ta đang hình dung sẽ thay đổi và cách mạng xã hội hiện tại, là một điều không thật. 

Giá trị những công nghệ hiện tại chỉ phục vụ cho số ít các tập đoàn công nghệ, mà hầu hết những người dân không được hưởng lợi từ những giá trị đích thực của nó.

Trên thực tế, hầu hết người dân đã và đang là thị trường tiêu thụ, hơn là thị trường được “cộng thêm giá trị”, một nguyên nhân cơ bản để giúp những tiến bộ khoa học kỹ thuật thời đại trước thực sự thay đổi cuộc sống của xã hội loài người” [6].

Còn với cuốn “Bất Bình Đẳng Toàn cầu” [7], được đích thân tổ chức Oxfam – tổ chức hỗ trợ xóa đói nghèo trên toàn cầu lựa chọn bình luận, đã ghi nhận lại thế này:

“Lần đầu tiên trong lịch sử loài người, chúng ta phải đối mặt với những quyền lực kiểm soát toàn bộ thế giới, bởi những sức mạnh về công nghệ và tiền bạc của chúng. 

Tương lai của thế giới sẽ phụ thuộc vào việc chúng ta đối mặt với những quyền lực này như thế nào, trong khi hơn 100 năm qua, dưới danh nghĩa xóa đói nghèo mà thế giới đã thất bại, nhưng ngược lại, chúng đã giúp cho “những con người và tổ chức” đi giúp xóa đói nghèo trở nên giàu có hơn gấp 4 lần”.

Điều đau lòng hơn cho thời đại được coi là tiến bộ nhất trong công nghệ “phục vụ” con người, đó là hình thức “nô lệ mới” trên internet, trong những công nghệ ứng dụng trên nền tảng internet và đặc biệt, ở hệ thống mạng xã hội xuyên quốc gia, đã chính thức được nhắc lại bởi một nhà kinh tế đoạt giải Nobel của Mỹ, trong khi bình luận cuốn Nhân Dân – Quyền Lực – Lợi nhuận: Chủ nghĩa Tư bản Tiến bộ trong Thời đại Bất mãn [8].

Giáo dục đại học dành cho “đa số”, nhưng ai hưởng lợi? ai trả giá?
Giáo dục đại học dành cho “đa số”, nhưng ai hưởng lợi? ai trả giá?

Chúng ta đã có một tiền lệ, chúng ta không trả tiền cho nô lệ, chúng ta trả cho chủ nô... 

Hệ thống mạng xã hội là một hệ thống có đủ sức mạnh để tổn thương con người, quyền tự do cá nhân, quyền con người…mà có lẽ những hãng như vậy chúng có “sức mạnh độc quyền tự nhiên”, không dễ gì phá vỡ”.

Hiện tại, câu chuyện của “chủ nô” và “nô lệ” thời đại Thực Tế Ảo của chúng ta, đang được các nhà Davos và những chính trị/tập đoàn làm “trò” với 5,5 tỷ kết nối toàn cầu, bàn bạc cơ chế "mua bán" dữ liệu cá nhân nhân dân dưới chủ đề “Chính sách thuế doanh nghiệp cơ bản, phân bổ doanh thu cho các nước có nền tảng người dùng công nghệ lớn” [9].

Trong khi toàn bộ nhân dân 7,5 tỷ và những quyền con người, quyền tự do cá nhân, quyền riêng tư cần được bảo vệ hơn 70 qua thông qua Tuyên Bố Nhân Quyền thì không có ai nhắc đến.

Câu hỏi của Chủ Tịch WEF trong Davos 2016 [10], và theo lịch sử internet cùng con người hơn 60 năm qua, chưa có ai trả lời?

“Chúng ta nhìn chung lại chưa trả lời được những câu hỏi cơ bản nhất về những vấn đề dễ gây tranh cãi nhất, chẳng hạn như:

Quyền sở hữu cơ sở dữ liệu cá nhân, an ninh mạng xã hội và hệ thống hạ tầng mạng xã hội, hay quyền và trách nhiệm của những nhà lãnh đạo trong các mảng hoạt động kinh doanh mới mẻ này.

Vì một tương lai tốt đẹp, chúng ta buộc phải hỏi mình, bằng cách nào, tất cả chúng ta và các hệ thống công nghệ mà chúng ta thiết kế và làm ra, có thể phục vụ những mục tiêu phù hợp và không để chúng ta bị biến thành công cụ của công nghệ”. 

Khốn thay, chưa biết, chưa tìm ra được câu trả lời cho những câu hỏi cơ bản nhất, Nhân dân và dữ liệu cá nhân đã là “nô lệ” của công nghệ từ khi nào, với sự bất lương của những tổ chức và chính phủ có mưu đồ thống trị thế giới qua internet và công nghệ toàn cầu, nhân danh giáo dục…

Câu hỏi tôi buộc phải hỏi Quốc hội Hoa Kỳ, UN – Hội đồng Nhân Quyền:

“Ai đã hack trí não tôi?

Ai đã gắn thiết bị kiểm soát não tôi với chương trình máy tính được thiết kế ghi chép và kiểm soát não con người, một cách bất hợp pháp và vi phạm nhân quyền?” [11].

Câu hỏi này không chỉ hỏi cho tôi, tôi muốn hỏi cho 800 triệu học sinh sinh viên trên toàn cầu, tôi hỏi cho 7,5 tỷ con người được gọi là Người Dân trên thế giới này. 

Ai trả lời cho tôi?

Chúng ta là CON NGƯỜI – là NHÂN DÂN hay chúng tôi là nô lệ thời đại công nghệ số hóa con người?

Tài liệu tham khảo:

[1] Sự hình thành kinh tế học hành vi, Tất cả chúng ta đều hành xử cảm tính – R. Thaler, https://en.wikipedia.org/wiki/Misbehaving_(book)

[2] https://en.wikipedia.org/wiki/That_Used_to_Be_Us

[3] https://en.wikipedia.org/wiki/The_Affluent_Society

[4] https://en.wikipedia.org/wiki/Who_Rules_America%3F

[5] https://en.wikipedia.org/wiki/Virtual_reality

[6] The Rise and Fall of American Growth: The U.S. Standard of Living Since the Civil War 

[7] Bất Bình Đẳng Toàn cầu, Cách tiếp cận mới trong thời đại toàn cầu hóa; https://Oxfamblogs.org/fp2p/book-review-branko-milanovics-brilliant-take-on-global-inequality/#comments-wrapper

[8] People – Power – Profits: Progressive Capitalism in the Age of Discontents; https://www.c-span.org/video/?459877-1/people-power-profits

[9] http://cafebiz.vn/g-20-se-danh-thue-facebook-google-kieu-moi-2019053113492716.chn

[10] http://newasiagloballearning.com/tin-tuc/bon-nguyen-ly-lanh-dao-cho-cach-mang-cong-nghiep-4-0.html;  https://www.weforum.org/agenda/2016/10/four-leadership-principles-for-the-fourth-industrial-revolution?utm_content=buffereaf4a&utm_medium=social&utm_source=linkedin.com&utm_campaign=buffer

[11] http://newasiagloballearning.com/tin-tuc/quyen-con-nguoi-trong-the-gioi-internet-va-nen-kinh-te-chia-xe.html

Nguyễn Thị Lan Hương