Trước vấn đề này, trả lời phỏng vấn trên VTV, PGS. TS Nguyễn Trí – một chuyên gia giáo dục cho rằng, nhân bàn tới đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục, thì ngành giáo dục nên phối hợp với một số đoàn thể như Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, đặt vấn đề này ra để giải quyết triệt để hơn.
PV: Thưa ông, là một người tâm huyết với nền giáo dục nước nhà, ông có suy nghĩ như thế nào về việc có quá nhiều loại phí phát sinh trong trường học hiện nay?
PGS. TS. Nguyễn Trí: Tôi cũng đã được đọc bức tâm thư của em học sinh vừa rồi trên facebook của một thầy giáo ở Hà Tĩnh, tôi cũng rất xúc động, nó làm cho tôi thấy buồn vì nguyên nhân gây ra tình trạng, tâm trạng của em đó – tức là phụ phí quá lớn khiến cho em không thể đến trường được.
Tôi thấy cái này không chỉ là riêng tôi mà xung quanh tôi, các bạn bè, các vị phụ huynh nhiều người cũng có tâm sự rất thắc mắc, rất phiền lòng vì những khoản phụ phí như vậy. Và tôi nghĩ rằng đã đến lúc chúng ta đặt ra vấn đề để giải quyết.
- Thưa ông, có một thực tế đáng buồn là ở nhiều nơi vùng sâu vùng xa hoặc vùng nông thôn, có những cháu học sinh rất muốn đến trường, nhưng nhiều khi có những khoản phụ phí đóng học, ví dụ như trong bức tâm thư vừa rồi, dù là rất nhỏ thôi, tiền nước, tiền vệ sinh, tiền mua ghế nhựa chẳng hạn nhưng cũng là một trở ngại lớn đối với việc đóng góp của bố mẹ các cháu để cho các cháu theo học. Theo ông, có nhất thiết ở đâu cũng phải có đủ các khoản phụ phí này hay không, nhất là những nơi vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa?
PGS. TS. Nguyễn Trí: Tôi nghĩ vấn đề cơ bản của nhà trường là vấn đề dạy và học thì những thiết bị dạy học lớn, những điều kiện cơ sở vật chất nhà nước đã lo, cho nên là nếu như phụ huynh có thể đóng góp ở một mức độ nào đó những gì để hoàn thiện thêm thì tốt, nhưng mà tôi cho rằng việc đóng góp ấy nó cũng phải tùy theo hoàn cảnh kinh tế.
Ở thành phố có thể có khả năng tốt hơn nhưng mà ở vùng nông thôn, nhất là những vùng nông thôn sâu hoặc vùng xa, tôi cũng đã đến những nơi như thế, thì ngay cả đối với bà con 10.000 đồng đã là quý chứ không phải là số tiền lớn hơn.
Nếu bây giờ một năm học, đầu năm học phải đóng 300.000-400.000 đồng thì là một khoản rất lớn. Nếu tính ra giá thóc thì số lượng thóc bán đi cũng phải rất lớn mới có được số tiền ấy. Cho nên theo tôi không nhất thiết trường nào cũng phải đặt ra các loại phụ phí. Tôi thấy tâm sự của em học sinh vừa rồi cũng rất đúng.
Em có thể để lại áo đồng phục của em cho em em, có sao đâu ạ. Việc gì cứ phải lứa học sinh mới thì phải có áo đồng phục mới. Cái này cũng như sách giáo khoa, các em có thể thế hệ anh truyền cho em được.
Cho nên theo tôi không nên đặt vấn đề cào bằng như thế. Tôi cho rằng vấn đề ở đây có hai tâm lý: tâm lý thứ nhất là tâm lý con gà tức nhau tiếng gáy. Có thể phụ huynh ở trường này, ở lớp này cảm thấy mình cần phải có thêm những hoạt động này, thêm những đóng góp này để bằng các lớp khác, tôi cho đó là một điều không hay. Thứ hai nữa là tâm lý thích làm sang. Muốn cho trường mình nó nổi lên.
Tôi đã xem những bức ảnh học sinh toàn trường ngồi trên những ghế nhựa thành hàng rất đẹp, đúng là đẹp thật, nhưng cái đẹp ấy không phù hợp với nền kinh tế ở các xã ấy, ở cái huyện đấy thì có lẽ cũng không nên đặt ra. Cho nên theo tôi, ở đây phải có sự hài hòa giữa những điều kiện, mong muốn ngày càng hoàn thiện hơn về cơ sở vật chất đối với trường học, đối với học sinh và khả năng của phụ huynh, kinh tế của địa phương.
Tôi nghĩ rằng điều quan trọng nhất là việc các em học kiến thức để tương lai các em tốt đẹp hơn, các em có một nguồn vốn kiến thức để các em có thể tự chủ trong cuộc sống sau này chứ cái hình thức chúng ta cũng cân nhắc cho phù hợp. Nhiều khi nói một cái ghế nhựa nó cũng chỉ 5.000-7.000 đồng nhưng không phải gia đình nào cũng có thể cho hai đứa con mình hai cái ghế nhựa trong năm học được.
- Thưa ông, việc có quá nhiều phụ phí trong việc học hành của con trẻ hiện nay đang là một rào cản như ông cũng đã trao đổi, khiến nhiều ông bố bà mẹ - họ muốn – nhưng đành phải không muốn cho con đến trường học. So với trước đây thì ông thấy có điểm gì khác biệt hay không?
PGS. TS. Nguyễn Trí: Trước đây nếu mà nói từ thuở chúng tôi đi học thì hầu như không có gì phải đóng góp ngoài những cái phần nếu như có quy định đóng góp của nhà nước. Còn tất cả thầy trò đều tự làm lấy, từ việc vệ sinh lớp học, trường học cho đến nước uống thì thầy trò đều tự chuẩn bị cả. Nếu nói cái trước đây nó gần hơn, trong những thời kì bao cấp, mới cách đây 15-20 năm thì đúng lúc ấy, mọi việc đều khó khăn nên hầu như cũng không có chuyện gì nhiều để đóng góp.
Việc này chỉ xảy ra trong khoảng mười năm trở lại đây, khi đời sống kinh tế của chúng ta khá lên, khi kinh tế của một bộ phận dân cư khá lên. Tôi cho đó cũng là một điều đáng mừng. Nhưng mà nếu như lại bắt tất cả các phụ huynh thực hiện như vậy thì lại không thỏa đáng.
Vì phụ huynh của chúng ta, như đã biết, gồm rất nhiều những nhóm người khác nhau với thu nhập khác nhau, kinh tế khác nhau. Cho nên nếu có đặt ra thì cũng phải tính toán cẩn thận đối với từng vùng, từng trường.
- Thưa ông, là một người rất gắn bó và tâm huyết với ngành giáo dục, ông có thể đưa ra vài ý kiến mang tính chất góp ý và chia sẻ để làm sao việc học có thể mang lại lợi ích thiết thực cho tương lai của các cháu chứ không phải là một gánh nặng đối với mỗi gia đình?
PGS. TS. Nguyễn Trí: Ý kiến này hay nhưng tôi chỉ xin phát biểu xung quanh vấn đề ngày hôm nay là vấn đề phụ phí. Đọc trên báo cũng thấy là ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, ở nhiều Sở đã có những văn bản hướng dẫn, tôi mong là mọi người sẽ có những công bố công khai về các văn bản này, để cho mọi phụ huynh đều có thể biết được rằng các khoản nào cần đóng và các khoản họ không đóng.
Ở đây theo tôi cần phân ra làm hai loại: khoản cần phải đóng theo quy định chung của nhà nước và những đóng góp để giúp thêm cho nhà trường, giúp thêm cho hội phụ huynh để có thể tổ chức các hoạt động cho các cháu tốt hơn.
Đối với các khoản thứ nhất, đã là quy định chung thì các vị phụ huynh sẽ cố gắng. Còn với các khoản thứ hai thì đó là thỏa thuận, sự tự nguyện, cho nên theo tôi thì chỉ nên dừng ở mức độ tối thiểu.
Còn nếu như, nhà trường muốn huy động sự tự nguyện thì nên thực hiện một cuộc vận động và dừng lại ở cái sinh hoạt khác chứ không phải trong các cuộc họp phụ huynh. Bởi các phụ huynh có điều kiện kinh tế khó khăn bị áp lực bởi các vị phụ huynh trong lớp của mình cuối cùng vẫn phải theo. Tôi đã đọc được những tâm trạng đó trên facebook rồi.
Thứ hai là nhân dịp này, chúng ta đang đặt vấn đề đổi mới căn bản toàn diện thì ngành giáo dục nên phối hợp với một số đoàn thể như đoàn thanh niên, hội phụ nữ, đặt vấn đề này ra để giải quyết triệt để hơn. Và cái mà chúng tôi mong muốn là từng thầy cô giáo, từng đồng chí hiệu trưởng sẽ làm thế nào, thấu hiểu được hoàn cảnh của các em ở trường mình để có những ý kiến tham vấn với các vị phụ huynh, với cấp trên để có những khoản thu phù hợp.
Xin cảm ơn ông.
PV: Thưa ông, là một người tâm huyết với nền giáo dục nước nhà, ông có suy nghĩ như thế nào về việc có quá nhiều loại phí phát sinh trong trường học hiện nay?
PGS. TS. Nguyễn Trí: Tôi cũng đã được đọc bức tâm thư của em học sinh vừa rồi trên facebook của một thầy giáo ở Hà Tĩnh, tôi cũng rất xúc động, nó làm cho tôi thấy buồn vì nguyên nhân gây ra tình trạng, tâm trạng của em đó – tức là phụ phí quá lớn khiến cho em không thể đến trường được.
Tôi thấy cái này không chỉ là riêng tôi mà xung quanh tôi, các bạn bè, các vị phụ huynh nhiều người cũng có tâm sự rất thắc mắc, rất phiền lòng vì những khoản phụ phí như vậy. Và tôi nghĩ rằng đã đến lúc chúng ta đặt ra vấn đề để giải quyết.
PGS. TS Nguyễn Trí. |
- Thưa ông, có một thực tế đáng buồn là ở nhiều nơi vùng sâu vùng xa hoặc vùng nông thôn, có những cháu học sinh rất muốn đến trường, nhưng nhiều khi có những khoản phụ phí đóng học, ví dụ như trong bức tâm thư vừa rồi, dù là rất nhỏ thôi, tiền nước, tiền vệ sinh, tiền mua ghế nhựa chẳng hạn nhưng cũng là một trở ngại lớn đối với việc đóng góp của bố mẹ các cháu để cho các cháu theo học. Theo ông, có nhất thiết ở đâu cũng phải có đủ các khoản phụ phí này hay không, nhất là những nơi vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa?
PGS. TS. Nguyễn Trí: Tôi nghĩ vấn đề cơ bản của nhà trường là vấn đề dạy và học thì những thiết bị dạy học lớn, những điều kiện cơ sở vật chất nhà nước đã lo, cho nên là nếu như phụ huynh có thể đóng góp ở một mức độ nào đó những gì để hoàn thiện thêm thì tốt, nhưng mà tôi cho rằng việc đóng góp ấy nó cũng phải tùy theo hoàn cảnh kinh tế.
Ở thành phố có thể có khả năng tốt hơn nhưng mà ở vùng nông thôn, nhất là những vùng nông thôn sâu hoặc vùng xa, tôi cũng đã đến những nơi như thế, thì ngay cả đối với bà con 10.000 đồng đã là quý chứ không phải là số tiền lớn hơn.
Nếu bây giờ một năm học, đầu năm học phải đóng 300.000-400.000 đồng thì là một khoản rất lớn. Nếu tính ra giá thóc thì số lượng thóc bán đi cũng phải rất lớn mới có được số tiền ấy. Cho nên theo tôi không nhất thiết trường nào cũng phải đặt ra các loại phụ phí. Tôi thấy tâm sự của em học sinh vừa rồi cũng rất đúng.
Em có thể để lại áo đồng phục của em cho em em, có sao đâu ạ. Việc gì cứ phải lứa học sinh mới thì phải có áo đồng phục mới. Cái này cũng như sách giáo khoa, các em có thể thế hệ anh truyền cho em được.
Cho nên theo tôi không nên đặt vấn đề cào bằng như thế. Tôi cho rằng vấn đề ở đây có hai tâm lý: tâm lý thứ nhất là tâm lý con gà tức nhau tiếng gáy. Có thể phụ huynh ở trường này, ở lớp này cảm thấy mình cần phải có thêm những hoạt động này, thêm những đóng góp này để bằng các lớp khác, tôi cho đó là một điều không hay. Thứ hai nữa là tâm lý thích làm sang. Muốn cho trường mình nó nổi lên.
Tôi đã xem những bức ảnh học sinh toàn trường ngồi trên những ghế nhựa thành hàng rất đẹp, đúng là đẹp thật, nhưng cái đẹp ấy không phù hợp với nền kinh tế ở các xã ấy, ở cái huyện đấy thì có lẽ cũng không nên đặt ra. Cho nên theo tôi, ở đây phải có sự hài hòa giữa những điều kiện, mong muốn ngày càng hoàn thiện hơn về cơ sở vật chất đối với trường học, đối với học sinh và khả năng của phụ huynh, kinh tế của địa phương.
Tôi nghĩ rằng điều quan trọng nhất là việc các em học kiến thức để tương lai các em tốt đẹp hơn, các em có một nguồn vốn kiến thức để các em có thể tự chủ trong cuộc sống sau này chứ cái hình thức chúng ta cũng cân nhắc cho phù hợp. Nhiều khi nói một cái ghế nhựa nó cũng chỉ 5.000-7.000 đồng nhưng không phải gia đình nào cũng có thể cho hai đứa con mình hai cái ghế nhựa trong năm học được.
- Thưa ông, việc có quá nhiều phụ phí trong việc học hành của con trẻ hiện nay đang là một rào cản như ông cũng đã trao đổi, khiến nhiều ông bố bà mẹ - họ muốn – nhưng đành phải không muốn cho con đến trường học. So với trước đây thì ông thấy có điểm gì khác biệt hay không?
PGS. TS. Nguyễn Trí: Trước đây nếu mà nói từ thuở chúng tôi đi học thì hầu như không có gì phải đóng góp ngoài những cái phần nếu như có quy định đóng góp của nhà nước. Còn tất cả thầy trò đều tự làm lấy, từ việc vệ sinh lớp học, trường học cho đến nước uống thì thầy trò đều tự chuẩn bị cả. Nếu nói cái trước đây nó gần hơn, trong những thời kì bao cấp, mới cách đây 15-20 năm thì đúng lúc ấy, mọi việc đều khó khăn nên hầu như cũng không có chuyện gì nhiều để đóng góp.
Việc này chỉ xảy ra trong khoảng mười năm trở lại đây, khi đời sống kinh tế của chúng ta khá lên, khi kinh tế của một bộ phận dân cư khá lên. Tôi cho đó cũng là một điều đáng mừng. Nhưng mà nếu như lại bắt tất cả các phụ huynh thực hiện như vậy thì lại không thỏa đáng.
Vì phụ huynh của chúng ta, như đã biết, gồm rất nhiều những nhóm người khác nhau với thu nhập khác nhau, kinh tế khác nhau. Cho nên nếu có đặt ra thì cũng phải tính toán cẩn thận đối với từng vùng, từng trường.
- Thưa ông, là một người rất gắn bó và tâm huyết với ngành giáo dục, ông có thể đưa ra vài ý kiến mang tính chất góp ý và chia sẻ để làm sao việc học có thể mang lại lợi ích thiết thực cho tương lai của các cháu chứ không phải là một gánh nặng đối với mỗi gia đình?
PGS. TS. Nguyễn Trí: Ý kiến này hay nhưng tôi chỉ xin phát biểu xung quanh vấn đề ngày hôm nay là vấn đề phụ phí. Đọc trên báo cũng thấy là ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, ở nhiều Sở đã có những văn bản hướng dẫn, tôi mong là mọi người sẽ có những công bố công khai về các văn bản này, để cho mọi phụ huynh đều có thể biết được rằng các khoản nào cần đóng và các khoản họ không đóng.
Ở đây theo tôi cần phân ra làm hai loại: khoản cần phải đóng theo quy định chung của nhà nước và những đóng góp để giúp thêm cho nhà trường, giúp thêm cho hội phụ huynh để có thể tổ chức các hoạt động cho các cháu tốt hơn.
Đối với các khoản thứ nhất, đã là quy định chung thì các vị phụ huynh sẽ cố gắng. Còn với các khoản thứ hai thì đó là thỏa thuận, sự tự nguyện, cho nên theo tôi thì chỉ nên dừng ở mức độ tối thiểu.
Còn nếu như, nhà trường muốn huy động sự tự nguyện thì nên thực hiện một cuộc vận động và dừng lại ở cái sinh hoạt khác chứ không phải trong các cuộc họp phụ huynh. Bởi các phụ huynh có điều kiện kinh tế khó khăn bị áp lực bởi các vị phụ huynh trong lớp của mình cuối cùng vẫn phải theo. Tôi đã đọc được những tâm trạng đó trên facebook rồi.
Thứ hai là nhân dịp này, chúng ta đang đặt vấn đề đổi mới căn bản toàn diện thì ngành giáo dục nên phối hợp với một số đoàn thể như đoàn thanh niên, hội phụ nữ, đặt vấn đề này ra để giải quyết triệt để hơn. Và cái mà chúng tôi mong muốn là từng thầy cô giáo, từng đồng chí hiệu trưởng sẽ làm thế nào, thấu hiểu được hoàn cảnh của các em ở trường mình để có những ý kiến tham vấn với các vị phụ huynh, với cấp trên để có những khoản thu phù hợp.
Xin cảm ơn ông.
Xuân Trung (ghi)