Vì sao danh sách "chưa-không tham nhũng" tiếp tục dài ra?

18/01/2016 07:11
QUỐC TOẢN
(GDVN)-Cục trưởng Phạm Trọng Đạt cho rằng, báo cáo công tác phòng chống tham nhũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, không thể vội vàng quy kết hành vi vi phạm là tham nhũng.

Bộ Bộ Lao động-Thương binh - Xã hội vừa nối dài danh sách các đơn vị “chưa phát hiện tham nhũng”.

Theo đó, tại hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện luật Phòng, chống tham nhũng, tổ chức ngày 14/1, Chánh thanh tra Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội cho rằng 10 năm qua (2006 - 2015), cơ quan này chưa phát hiện trường hợp nào tham nhũng.

Theo ông Đặng Thanh Tùng, Chánh thanh tra Bộ Lao

Vì sao danh sách "chưa-không tham nhũng" tiếp tục dài ra? ảnh 1

Còn "hoàng hôn nhiệm kỳ" thì biên chế càng muốn giảm càng ...phình to

động - Thương binh - Xã hội, Bộ này đạt được cả 3 tiêu chí là: không có mức độ phổ biến hành vi tham nhũng; không gây thiệt hại về kinh tế do tham nhũng; không có mức độ nghiêm trọng của hành vi tham nhũng.

Trước đó, báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng năm 2015 Hà Nội và Thành Phố Hồ Chính Minh cũng khẳng định, qua công tác kiểm tra nội bộ chưa phát hiện trường hợp nào có dấu hiệu tội phạm tham nhũng, hay tặng và nhận quà biếu...

Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Chính trị, tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp; công tác phát hiện, xử lý tham nhũng chưa đáp ứng yêu cầu; số vụ việc vụ án phát hiện còn ít; một số vụ việc xử lý còn kéo dài, chưa nghiêm…

Cục trưởng Cục chống tham nhũng Phạm Trọng Đạt (ảnh của Báo Lao động).
Cục trưởng Cục chống tham nhũng Phạm Trọng Đạt (ảnh của Báo Lao động).

Bình luận về vấn đề này, hôm 16/1, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Cục trưởng Cục chống tham nhũng Phạm Trong Đạt cho rằng, việc một số đơn vị "không tham nhũng", "chưa có tham nhũng" là điều bình thường.

“Cái này cần phải căn cứ vào thời gian báo cáo, bản chất hành vi vi phạm.

Báo cáo tham nhũng không thể thêm vào danh sách những vụ việc đang trong quá trình điều tra.

Hay nói cách khác, khi cơ quan chức năng đang thực hiện xác minh, làm rõ hành vi vi phạm thì làm sao có thể vội vàng kết luận họ tham nhũng hay không mà đưa vào báo cáo được.

Do đó, chỉ khi có phán quyết của tòa án mới biết hành vi vi phạm đó có phải là tham nhũng hay không.

Có thể hành vi phạm được cho là tham nhũng, nhưng kết quả điều tra, xét xử vi phạm lại có dấu hiệu của một tội

Vì sao danh sách "chưa-không tham nhũng" tiếp tục dài ra? ảnh 3

Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa đã "bị lừa" như thế nào?

khác, chứ không phải tham nhũng chẳng hạn.

Cục trưởng Đạt nói thêm, sự sai lệch giữa báo cáo và thực tế tình hình tham nhũng ở nước ta là chuyện không thể tránh khỏi.

Tuy nhiên, báo cáo của một đơn vị chỉ là những thông tin cá lẻ. Do đó, không thể căn cứ báo cáo riêng biệt để đánh giá chung về công tác phòng chống tham nhũng cả nước được .

"Chúng tôi sẽ thẩm tra lại báo cáo của các Bộ, Ngành, địa phương về việc 10 năm thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng“không có tham nhũng”.

Căn cứ vào báo cáo đó, Thanh tra Chính phủ sẽ tiến hành tổng kết thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng trong những năm qua.

Nếu phát hiện những vấn đề chưa phù hợp, căn cứ vào những báo cáo trên, đơn vị sẽ đề xuất chỉnh sửa để đưa ra những giải pháp cụ thể, cứng rắn hơn...", Cục trưởng Phạm Trọng Đạt cho biết.

QUỐC TOẢN