Ngày 9/7 tại Hội nghị giao ban 6 tháng đầu năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Chử Xuân Dũng đã báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố sự việc tại trường Lương Thế Vinh, trường Tạ Quang Bửu.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội phát ngôn tiền hậu bất nhất
Ông Chử Xuân Dũng báo cáo với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội rằng, việc trường Tạ Quang Bửu và một số trường thu phí giữ chỗ khi tuyển sinh là "không đúng nguyên tắc";
Cách tuyển sinh (nâng điểm chuẩn) của trường này "đã gây xáo trộn và gây bất bình, tạo dư luận không tốt".
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Chử Xuân Dũng báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trong cuộc họp giao ban ngày 9/7, về vụ việc tại trường Lương Thế Vinh, trường Tạ Quang Bửu. Ảnh chụp màn hình. |
Đối với trường Lương Thế Vinh, ông Chử Xuân Dũng cho rằng việc nhà trường giữ lại khoản phí mà trước đó nhà trường yêu cầu cha mẹ học sinh cam kết nếu rút hồ sơ thì mất khoản phí đã đóng là "gây khó dễ" cho cha mẹ học sinh muốn rút hồ sơ?!
Vì vậy, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã ký 2 văn bản cá biệt chỉ đạo 2 trường này phải "hoàn trả toàn bộ các khoản tiền, lệ phí đã thu khi học sinh rút hồ sơ".
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội kết luận: "Chúng tôi thấy rằng việc làm này ở một số trường ngoài công lập là không đúng quy định, gây khó khăn cho cha mẹ học sinh."
Ông Chử Xuân Dũng đã từng khẳng định các trường này không làm gì sai khi phát biểu trên truyền thông trước đó.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội còn tỏ ra đặc biệt am hiểu về các trường tư thục khi giải thích với truyền thông:
Thậm chí Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Nguyễn Văn Cẩn nói rất rõ với báo chí:
Ai đứng sau "cơn sốt tuyển sinh lớp 10 nhảy như chứng khoán" tại Hà Nội? |
Có thể thấy phát biểu của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Chử Xuân Dũng trước truyền thông với báo cáo của ông Dũng trước Ủy ban nhân dân thành phố trái ngược nhau.
Về tuyển sinh, trước đó ông khẳng định với báo giới trường Tạ Quang Bửu không làm gì sai và việc thay đổi điểm chuẩn là tùy quyết định của Ban giám hiệu.
Như vậy, Giám đốc Sở báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố, việc "gây xáo trộn và gây bất bình, tạo dư luận không tốt" do cách làm của trường Tạ Quang Bửu là phát biểu thiếu trách nhiệm.
Thứ nhất, cái gọi là "gây xáo trộn và gây bất bình, tạo dư luận không tốt" là do truyền thông thổi lên vì không hiểu vấn đề.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cần kiên trì giải thích cho dư luận, nhất là báo chí hiểu như những gì ông Chử Xuân Dũng đã nói với báo giới mà chúng tôi vừa dẫn;
Tiếc rằng Sở đã không làm đến nơi đến chốn để báo chí hiểu, bỏ mặc nhà trường tự bơi, và sau đó còn mượn truyền thông và hà hơi tiếp sức cho làn sóng này bằng 2 công văn cá biệt gửi trường Tạ Quang Bửu, trường Lương Thế Vinh.
Vì thế, tình huống nhanh chóng vượt tầm kiểm soát của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, khi nhiều tờ báo lao vào khai thác 2 công văn này để thổi bùng lòng tham, thói lật lọng của một số cha mẹ học sinh.
Thứ hai, nguyên nhân sâu xa của việc "gây xáo trộn và gây bất bình, tạo dư luận không tốt" ở đây là do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội không cung cấp đầy đủ thông tin (phân tích phổ điểm) cho cha mẹ học sinh;
Đồng thời Sở quy định thời hạn nộp hồ sơ nhập học trường công quá gấp và quá ngắn, ngày 29/6 công bố điểm chuẩn trường công thì hạn nộp hồ sơ nhập học trường công lập từ 1/7 đến 3/7 khiến cha mẹ học sinh và các trường tư thục trở tay không kịp.
Sau đó lại đến cú Sở đột ngột hạ điểm chuẩn 35 trường công lập, càng thổi bùng làn sóng truyền thông về việc rút - nộp hồ sơ, dù trên thực tế cho đến nay chưa có con số cụ thể nào về số hồ sơ bị rút khỏi các trường tư thục để nộp vào công lập là bao nhiêu.
Vấn đề cha mẹ học sinh rút hồ sơ nhập học khỏi trường tư sang trường công năm nào cũng có, nhưng năm nay được thổi bùng bởi truyền thông, Sở Giáo dục và Đào tạo đã không kiên trì giải thích mà còn mượn tay truyền thông làm sự việc trở nên phức tạp. Ảnh chụp màn hình. |
Bằng chứng rõ ràng là thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và tất cả tỉnh thành còn lại không xảy ra tình trạng lộn xộn, ngoài Hà Nội.
Thành phố Hồ Chí Minh công bố điểm thi kèm theo phân tích phổ điểm cho cha mẹ học sinh có thông tin đầy đủ, giới hạn nộp hồ sơ nhập học trong 22 ngày, nên việc rút - nộp hồ sơ thuận lợi dễ dàng, đặc biệt là không có cú hạ điểm chuẩn hàng loạt trường công, nên dân chúng không khổ sở như ngoài Hà Nội.
Cố tình bảo vệ cái sai?
Chúng tôi khá bất khờ trước việc chỉ sau có một tuần lễ, ông Chử Xuân Dũng đã thay đổi quan điểm, khi phát biểu trước Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội:
"Chúng tôi thấy rằng việc làm này ở một số trường ngoài công lập là không đúng quy định, gây khó khăn cho cha mẹ học sinh."
Thứ nhất, các khoản phí giữ chỗ hay bất cứ khoản tiền nào cha mẹ học sinh nộp cho nhà trường theo thỏa thuận sòng phẳng, minh bạch giữa 2 bên và không có bất kỳ sự ép buộc nào, là một thỏa thuận dân sự.
Ông Chử Xuân Dũng nói rằng phí giữ chỗ "theo nguyên tắc không đúng" là nguyên tắc nào?
Can thiệp thô bạo của Phó giám đốc Sở Giáo dục Hà Nội làm méo mó trường tư |
Phó giám đốc Sở, ông Phạm Văn Đại đã ký 2 công văn dựa trên "dư luận" mà không đưa ra bất kỳ căn cứ pháp lý nào, nay Giám đốc Sở bả các trường "không đúng nguyên tắc" chung chung như vậy, liệu có lọt tai?
Thứ hai là về quy trình, lẽ thường khi phát hiện các vấn đề truyền thông đặt ra với bất cứ cơ sở giáo dục nào, việc đầu tiên Sở cần làm là xác minh thông tin, yêu cầu báo cáo hoặc kiểm tra, thanh tra.
Nhân đây cũng xin nhắc lại "trình tự và thủ tục tiến hành cuộc thanh tra" được quy định tại Điều 13 Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT ngày 4/12/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục.
Trên cơ sở kết luận thanh tra, vấn đề gì thuộc quản lý ngành dọc của Sở Giáo dục và Đào tạo, thì Sở xử lý.
Những vấn đề không thuộc phạm vi quyền hạn của Sở, như các thỏa thuận về tài chính giữa cha mẹ học sinh với nhà trường, Sở có thể kiến nghị các cơ quan chức năng có thẩm quyền làm rõ nếu thấy có bất thường.
Đằng này, mới chỉ thấy một số tờ báo phản ánh hiện tượng, ông Phó giám đốc sở Phạm Văn Đại đã ký 2 công văn yêu cầu các trường phải "hoàn trả toàn bộ các khoản tiền, lệ phí đã thu khi học sinh rút hồ sơ" một cách vô căn cứ, vượt thẩm quyền và không tuân theo bất kỳ quy trình nào.
Thứ ba là dấu hiệu mượn tay truyền thông hạ uy tín trường Lương Thế Vinh.
Công văn số 2784/SGDĐT-QLT ngày 3/7/2018 về việc tuyển sinh lớp 10 tại trường Lương Thế Vinh, do Phó Giám đốc sở Phạm Văn Đại ký đã được Sở tuồn cho một số tờ báo, trước khi gọi lãnh đạo nhà trường lên lấy về để thực hiện.
Còn Phó giám đốc sở Lê Ngọc Quang cùng 2 cán bộ khác "vi hành" xuống trường Lương Thế Vinh kiểm tra sáng 3/7, chỉ thông báo cho nhà trường rằng Sở vừa ký một công văn như thế.
Ảnh chụp màn hình kết quả tìm kiếm công văn 2784/SGDĐT-QLT trên website Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội. Kết quả là con số 0, nhưng nhiều tờ báo đã có trong tay công văn này khi người nhận, Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Lương Thế Vinh còn chưa biết mặt ngang mũi dọc nó ra sao. |
Phong cách làm việc trịch thượng, bề trên của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội với trường Lương Thế Vinh là chuyện nhỏ, vấn đề Sở tuồn công văn chỉ đạo nhà trường cho báo chí tạo dư luận trước, gây sức ép trước, là chuyện lớn.
Ông Chử Xuân Dũng sẽ giải thích như thế nào với dư luận về cách hành xử này của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội?
Lơ mơ về chính sách xã hội hóa giáo dục?
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục xác định:
"Khuyến khích phát triển các loại hình trường ngoài công lập đáp ứng nhu cầu xã hội về giáo dục chất lượng cao ở khu vực đô thị."
"Tiến tới bình đẳng về quyền được nhận hỗ trợ của Nhà nước đối với người học ở trường công lập và trường ngoài công lập."
Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 về đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động đơn vị sự nghiệp công lập đã chỉ rõ:
"Tạo điều kiện chuyển đổi mô hình các cơ sở giáo dục mầm non, trung học phổ thông từ công lập ra ngoài công lập ở những nơi có khả năng xã hội hoá cao."
"Khuyến khích thành lập các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, nhất là trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, y tế, khoa học và công nghệ."
Sở Giáo dục Hà Nội nên xem lại quyền hạn, hủy công văn cổ xúy thói lật lọng |
2 điều kiện sống còn đối với trường tư thục hiện nay là mặt bằng và tuyển sinh.
Về mặt bằng hầu hết các trường phải tự lo, còn về tuyển sinh thì phụ thuộc hoàn toàn vào chính sách của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.
Trong khi các trường công lập gần như không phải lo gì về cơ sở vật chất lẫn tuyển sinh, thì trường ngoài công lập buộc phải nỗ lực rất nhiều để đảm bảo 2 yếu tố này.
Nếu các trường tư thục Hà Nội được tự chủ tuyển sinh theo đúng nghĩa chứ không phải "ăn theo" các trường công lập như hiện nay, là phương thức và thời gian do nhà trường tự quyết định, thì sẽ không bao giờ có những chuyện lộn xộn, vì các trường tuyển đúng đối tượng hiểu trường, cam kết lâu dài với nhà trường.
Đằng này, việc tuyển sinh lớp 10 của các trường tư thục hiện nay lại do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức và phân phối, trong khi mọi ưu tiên chính sách nhà nước, Sở dồn hết vào các trường công;
Đồng thời về mặt tuyên truyền, trường công lập luôn là số 1 và trường tư bị định kiến ngay từ trong thực hiện triển khai chính sách, quản lý của Sở và cả trên mặt báo.
Trong bối cảnh ấy, nếu thực hiện 2 công văn Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chỉ đạo trường Lương Thế Vinh, trường Tạ Quang Bửu về việc nhà trường phải "hoàn trả toàn bộ các khoản tiền, lệ phí đã thu khi học sinh rút hồ sơ", Sở đã tước công cụ duy nhất để nhà trường đảm bảo nguồn tuyển sinh ổn định.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã và đang làm vỡ kế hoạch tuyển sinh của các trường ngoài công lập vì tạo ra lượng hồ sơ ảo lớn, các trường không thể kiểm soát.
Chính cách bênh vực vô lối một nhóm nhỏ cha mẹ học sinh cơ hội, muốn chắc một suất vào trường tư trong khi vẫn ngó nghiêng xem trường công có hạ điểm hay không, vô hình trung Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã làm ngược chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng, Nhà nước.
Chúng tôi càng không hiểu hơn tại sao sau ngày 4/7 không còn cha mẹ học sinh nào đến trường Lương Thế Vinh đòi tiền vì rút hồ sơ, nhưng Sở vẫn tiếp tục gây áp lực xuống trường này và các trường khác?
Với nhận thức, hành động và ứng xử như vậy, liệu vị trí Giám đốc Sở có quá sức với thầy Chử Xuân Dũng, ghế Phó giám đốc Sở có quá sức thầy Phạm Văn Đại hay không?
Nếu quý thầy lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vẫn nhận thức về xã hội hóa giáo dục hời hợt, chỉ đạo điều hành tùy tiện ngẫu hứng không theo cơ sở pháp lý nào như trong vụ việc vừa qua, thì giáo dục Thủ đô sẽ đi đâu về đâu?