Ngày 26/9, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam tổ chức hội thảo “cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu sự nhường nhịn, xã hội nhường nhịn”.
Đây là vấn đề mới, qua trao đổi của các học giả có thể hiểu, xã hội nhường nhịn đó chính là xã hội tương thân, tương ái, yêu thương, biết sống vì nhau, biết hi sinh cho nhau.
Nhưng thực tế, xã hội hiện nay con người ta ganh đua, tranh giành, càng bất bình đẳng càng lớn thì con người ta càng ích kỷ và hệ lụy nảy sinh ra nhiều thói hư tật xấu.
Nhận thức sâu sắc được ý nghĩa về việc xây dựng xã hội nhường nhịn, các học giả rất tâm huyết làm sao đó đưa triết lý xã hội nhường nhịn vào xây dựng trường học nhường nhịn.
Tiến sĩ Phan Tân, tác giả của cuốn sách "Xây dựng xã hội nhường nhịn" phát biểu tại hội thảo (ảnh Trinh Phúc). |
Tiến sĩ Phan Tân, tác giả của cuốn sách “Xây dựng xã hội nhường nhịn”, ông cho rằng, nền giáo dục nước ta vẫn đang bị chỉ trích quá nặng về ganh đua thành tích, thiếu đề cao tinh thần hòa bình, tình nhân loại, thiếu giáo dục tính hướng thiện, có thể nói đó là một nền giáo dục mà từ phía gia đình xã hội đều hướng theo tinh thần “khôn thì ăn người/Dại thì người ăn”.
Ở trường gia đình dạy về luật giao thông, ra đường bố mẹ lai con vượt đèn đỏ, lạng lách đánh võng. Hay hiện tượng, xô đẩy của phụ huynh để đăng ký cho con và trường thực nghiệm cho thấy xã hội thiếu nhừng nhịn đang làm méo mó ý thức của trẻ. Đó là mặt trái của nền giáo dục cần thiết phải thay đổi.
Theo Giáo sư Đặng Quốc Bảo nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu giáo dục, cho rằng cần thiết phỉa xây dựng "Nhà trường nhường nhịn".
Ông cho rằng, "Nhà trường nhường nhịn" là kế thừa tinh thần sư phạm của "Nhà trường lao động" và "Nhà trường thân thiện".
Giáo sư Đặng Quốc Bảo - người đâu tiên đưa ra khái niệm về xây dựng trường học nhường nhịn tại Việt Nam (ảnh Trinh Phúc). |
Vị Giáo sư này giải thích, lịch sử phát triển nhà trường Việt Nam: kỷ nguyên cách mạng đánh dấu bằng sự vận động của "Nhà trường lao động", từng có cảnh tượng hào hùng: Có những mái trường xưa/Vừa chống càn vừa học/Giặc lui trong phút chốc/ Thầy - Trò lại ngâm thơ.
Bước vào thời kỳ đổi mới, nhà trường Việt Nam chấp nhận sự phát triển theo kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ra đời "Trường học thân thiện" (trường học của tình bạn), có quyết tâm từ bỏ "sư phạm quyền uy" tiến tới "sư phạm của tình bạn dân chủ hợp tác".
Tuy có nhiều cố gắng, song ngày nay nhà trường đang phải bơi trong vòng xoáy của "đồng tiền vận động bất chính, giả dối lên ngôi, bạo lực và vô cảm hoành hành”..
Vị Giáo sư này cho rằng: “Trong nhà trường đang diễn ra các tệ nạn do thiếu "sự nhường nhịn".
Nhiều nhà sư phạm mong mỏi: trên nền tảng của "nhà trường lao động", "nhà trường thân thiện", lúc này vấn đề cấp thiết đặt ra cho ngành giáo dục là "xây dựng được nhà trường nhường nhịn".
Nội du |
Theo Giáo sư Đặng Quốc Bảo, triết lý về "nhà trường nhường nhịn" đã có trong thông điệp về "Bốn trụ cột của việc học" được UNESCO quảng bá từ đầu thế kỷ 21 đó là “Học để biết, học để làm, học để cùng sống với nhau, học để làm người”.
Qua bản tham luận có thể hiểu, bất cứ sự nhường nhịn nào trong nhà trường cũng phải tuân thủ vấn đề có tính nguyên tắc: sự tương thân tương kính của thầy trò.
"Quan hệ thầy trò" là vấn đề trung tâm của nhà trường, là động lực phát triển của nhà trường.
"Nhà trường nhường nhịn" tác động lên cả 3 mối quan hệ: Quan hệ thầy - thầy; Quan hệ trò – trò; Quan hệ thầy – trò.
Dạy học chỉ đuổi theo mục tiêu "Sáng tạo" mà không đặt trên nền tảng "Nhân văn" thì sản phẩm của nhà trường đưa vào cuộc sống sẽ tiềm ẩn các nguy hiểm.
Xây dựng Nhà trường nhường nhịn và nói rộng Xã hội nhường nhịn đích thực chỉ có nền tảng đặt trên bốn trụ cột: Lòng trắc ẩn, sự biết hối hận, sự biết tôn trọng phục tùng, sự biết phân biệt phải trái.
Giáo sư Công Nghĩa Tụ cho rằng giáo dục phải hướng đào tạo con người biết yêu thương (ảnh Trinh Phúc). |
Cũng liên quan đến xây dựng trường học nhường nhịn, Giáo sư Công Nghĩa Tụ cho rằng, trẻ em bây giờ chỉ biết mình. Do đó, xây dựng xã hội nhường nhịn hãy bắt đầu từ nhà trường, nhà trường đóng vai trò quan trọng.
Phải xây dựng trường học với 4 trụ cột, Học để biết, để sáng tạo; Học để lao động; Học để chúng sống, học để hoàn thiện con người mà nhà trường hiện nay chưa đề cập đầy đủ.
"Tôi nhiều lần tham gia đánh giá chương trình phổ thông, tôi cho rằng hiện chúng ta không đạt yêu cầu. Học của chúng ta bây giờ học luyện, học để thi nên sự học hết sức mệt mõi.
Mình phải làm cho học sinh biết học để làm người, để yêu thương, học để sống bằng tình yêu thương".