Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, ông Bùi Văn Ga đã chia sẻ: Luật giáo dục ĐH lần này có việc xếp hạng các trường ĐH, nhằm giúp người học tham khảo trường phù hợp, đồng thời là cơ sở để đầu tư nâng cấp trường, cũng như giúp các nhà tuyển dụng lựa chọn nhân lực.
Tuy nhiên, ông Ga cũng cho biết, cách làm của chúng ta sẽ không giống với thông lệ quốc tế. Nếu việc xếp hạng trường ĐH ở các nước là do các tổ chức xã hội độc lập công bố để cộng đồng tham khảo, không dính dáng đến cơ quan nhà nước đứng ra công nhận, thì tại Việt Nam việc xếp hạng trường ĐH phải do Thủ tướng công nhận, xếp hạng các trường CĐ thì thuộc quyền Bộ trưởng Bộ GD-ĐT. Nếu vậy thì hình như vẫn chẳng có đổi mới gì nhiều lắm, trái lại, dễ nảy sinh chuyện “chạy chọt” mạnh hơn, bệnh thành tích nặng thêm.
Tuy nhiên, ông Ga cũng cho biết, cách làm của chúng ta sẽ không giống với thông lệ quốc tế. Nếu việc xếp hạng trường ĐH ở các nước là do các tổ chức xã hội độc lập công bố để cộng đồng tham khảo, không dính dáng đến cơ quan nhà nước đứng ra công nhận, thì tại Việt Nam việc xếp hạng trường ĐH phải do Thủ tướng công nhận, xếp hạng các trường CĐ thì thuộc quyền Bộ trưởng Bộ GD-ĐT. Nếu vậy thì hình như vẫn chẳng có đổi mới gì nhiều lắm, trái lại, dễ nảy sinh chuyện “chạy chọt” mạnh hơn, bệnh thành tích nặng thêm.
Còn nhiều ý kiến trái chiều xung quanh Luật Giáo dục đại học. |
Ngoài ra, trong luật ĐH còn xét đến việc các trường ĐH đạt chuẩn quốc gia. Tuy nhiên ông Ga cho hay, do ở ĐH, chương trình đào tạo rất đa dạng, nhiều lĩnh vực ngành nghề, nên không có chuẩn chung, vì thế, nên quy định về trường ĐH đạt chuẩn quốc gia thế nào vẫn đang được phân tích soạn thảo. Nếu xem đây là tiêu chuẩn sàn bắt buộc để các trường phải đạt thì không phù hợp khi đã có quy định về điều kiện bảo đảm thành lập trường. Vì vậy, quyết định rằng chuẩn quốc gia đang được soạn thảo sẽ là chuẩn mà các trường phải vươn tới. Những ý kiến này nghe vẫn còn… mông lung và giông giống với những tranh cãi trong việc soạn thảo luật Thủ đô của Quốc hội kỳ họp vừa qua.
Một vấn đề nữa cũng dễ gặp phải khi luật giáo dục ĐH được áp dụng đó là những bất hợp lý trong việc đánh giá thế nào là trường hoạt động giáo dục lợi nhuận và phi lợi nhuận. Bởi nếu trường chọn đi theo hướng phi lợi nhuận thì sẽ được hưởng nhiều chính sách ưu đãi như giáo viên được Nhà nước đào tạo, được tham gia các chương trình nghiên cứu khoa học, được đào tạo các ngành thế mạnh theo yêu cầu của Nhà nước, được ưu đãi về thuế suất, được giao đất sạch và miễn giảm tiền sử dụng đất. Nhưng bên cạnh đó, trường ĐH phi lợi nhuận cũng sẽ phải chịu theo các quy định như mức lương trả cho giảng viên, cho cán bộ, thành viên hội đồng quản trị, chênh lệch thu chi hằng năm dùng để đầu tư phát triển cơ sở vật chất nhà trường, phát triển đội ngũ giảng viên...
Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, các trường ĐH hoàn toàn tự chủ trong việc đăng ký hoạt động theo hướng nào, nhưng phải xem đó là cam kết phải thực hiện. Nếu đã hoạt động phi lợi nhuận sẽ được hưởng ưu đãi, còn vì lợi nhuận chắc chắn phải đóng thuế như doanh nghiệp. Trong trường hợp trường đăng ký hoạt động phi lợi nhuận, nhưng thực tế lại phân chia lợi nhuận, sử dụng tiền thuế của dân để hưởng những ưu đãi, sẽ bị truy thu các khoản thuế và xử lý theo quy định của pháp luật.
Việc quy định này cũng không đổi mới là bao, bởi với các trường công lập, mặc dù hưởng ưu đãi của chính sách nhưng vẫn thu tiền của học sinh, sinh viên bằng những khoản phí “khó gọi tên” để có chi phí hoạt động. Sự việc ở trường ĐH Kinh tế quốc dân là một ví dụ. Các khoản thu của trường bị phản ánh là sai, nhưng sổ sách lại cho thấy các khoản chi đúng người đúng việc, vậy sẽ quy kết lỗi ra sao, và như vậy là trường thuộc dạng lợi nhuận hay phi lợi nhuận. Việc phân định rạch ròi này không phải bao giờ cũng dễ. Trên thực tế, chuyện “đánh võng” sang cả 2 hình thức,núp bóng công lập để không phải đóng thuế và thu chi kiểu lợi nhuận để có kinh phí hoạt động vẫn được hầu hết các trường công lập áp dụng. Việc bắt họ phải chọn hình thức này hay kia sẽ chỉ là hình thức đăng ký trên sổ sách.
Ngoài ra, trong luật giáo dục ĐH lần này cũng phân chia làm 5 loại chức danh: trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư và giáo sư với cấp bậc lương tương đương với 4 bậc của công chức, riêng giáo sư lương sẽ cao hơn bậc 4 của viên chức một bậc, thể hiện rõ sự ưu ái của Nhà nước với chức danh này và hy vọng sẽ tìm được những chuyên gia cao cấp, những tổng công trình sư thiết kế hoặc vận hành hệ thống giáo dục Việt đi đúng đường.
Luật giáo dục ĐH xem ra vẫn còn… dang dở bởi những dự thảo về tiêu chuẩn cũng như cách thức thực hiện vẫn chưa ngã ngũ. Đưa ra luật là vậy nhưng trên thực tế, không phải cứ dí luật vào là xong tuốt. Sự kỳ vọng cũng như cách làm này cho thấy nền giáo dục Việt vẫn đang “bí” đường ra. Năm Rồng bay đã không “thoát xác” nổi thì đến năm Rắn này cũng khó “lên mây”.
TP