Mấy bữa nay đọc báo thấy dồn dập những góp ý về các môn học của Chương trình tổng thể.
Cứ thêm, bớt, bớt, thêm. Các bậc phụ huynh, vẫn như xưa nay, chỉ quan tâm tới việc sao cho chương trình học đừng quá tải với con em mình.
Còn các chuyên gia, giáo sư, tiến sĩ, người nổi tiếng, tùy mỗi người, đều góp ý theo hướng đề cao lĩnh vực chuyên môn của mình. Rồi bỗng nhiên lại xuất hiện Ngài 4.0 nữa chứ, thành thử cứ rối hết cả lên!
Mà sao vậy nhỉ, Chương trình tổng thể mới (mới-cũ) này, như mọi lần, đã được tính rất kỹ rồi, đã tham khảo sách giáo khoa của các nước, Đông, Tây đủ cả, đã theo tinh thần giáo dục con người toàn diện, đã đáp ứng đầy đủ các năng lực cốt lõi Chân, Thiện, Mỹ…
Thế mà cứ nghĩ mãi, nghĩ đi nghĩ lại, thấy hình như còn thiêu thiếu cái gì đó. Thế rồi, EUREKA! … đó là thiếu cái môn mà chính mình đang dùng đây chứ đâu, cái môn mà ai ai cũng thường xuyên dùng đến nó, mà không buồn để ý … ấy là môn NGHĨ, là TRIẾT HỌC.
Các môn khoa học được gọi là khoa học chặt chẽ, chính xác (Toán, khoa học tự nhiên) làm việc để tìm ra (và làm việc với) các quy luật, định luật.
Dịch giả, nhà nghiên cứu, nhà giáo Phạm Anh Tuấn, ảnh do tác giả cung cấp. |
Sau mỗi thành công, mỗi phát hiện, phát kiến người ta làm công việc hệ thống hóa thành Tri thức, họ gọi đó là Chân lý, thậm chí là Chân lý Vĩnh cửu (tức là bất biến, là đúng mọi lúc, mọi nơi, mọi thời).
Việc “hệ thống hóa” này dễ dẫn đến sự “tổng thể hóa” (thấy có thể áp dụng được “phương pháp” của mình cho mọi lĩnh vực của CUỘC SỐNG, dễ dẫn đến việc đòi địa vị SỐ MỘT (vì thấy chỉ có “riêng ta” là “khoa học” nhất cho nên là “đúng” nhất), và rốt cuộc là dẫn đến thái độ BÁ QUYỀN.
Đòi áp dụng cho mọi lĩnh vực của CUỘC SỐNG, “cuộc sống” với các lĩnh vực khác nhau, được gọi chung là THẾ GIỚI.
Mà Thế giới thì bao gồm trong nó nhiều “thế giới”: Vũ trụ, giới Sinh vật, thế giới của những Ý niệm của Lý thuyết, thế giới Khoa học, Kỹ thuật và Công nghệ, Nghệ thuật, thế giới Sinh hoạt của con người ...
Nhóm tác giả Việt Cường nêu quan điểm về dự thảo chương trình giáo dục mới |
Lĩnh vực nào cũng có nguồn gốc sinh thành từ CUỘC SỐNG. Đem áp đặt “phương pháp khoa học” cho toàn bộ Thế giới Cuộc sống có lẽ là phiến diện, là “địa phương chủ nghĩa”.
Triết học làm việc theo cách khác.
Triết học là đứa con trưởng. Đến hôm nay đàn em của nó cũng đông đúc ra phết: Triết học Tôn giáo, Triết học Đạo đức, Triết học Nghệ thuật, Triết học Khoa học … rồi cả Toán học nữa, cùng từ Triết học mà ra, rồi còn các cô cậu sinh sau đẻ muộn … tỉ như … “triết lý làm đẹp” của chị em.
Rồi cả cái việc ta đang “góp ý” ở đây cho Chương trình tổng thể, có thể nào tránh được môn Nghĩ: Triết lý Giáo dục.
Chỗ nào cũng thấy người ta dùng đến môn Nghĩ, ấy thế mà Triết học lúc nào cũng chỉ tự nhận mình là “con sen”.
Triết học bắt đầu bằng việc Con Người tự đặt cho mình các câu hỏi (wonder). “Câu hỏi lớn” đầu tiên là “cái gì là bản nguyên của vạn vật?”. Cái gì “có chung” đầu tiên và tồn tại vĩnh cửu làm nên vạn vật?
Rồi Triết học không dừng lại ở cái “con người ta ai ai cũng nghĩ thế”. Triết học tiếp tục tự đặt cho mình câu hỏi cho những cái tưởng như ai cũng biết, cái “ai cũng nghĩ”.
Triết học làm việc với “hiện thực” song không theo cách “áp đặt”.
Triết học làm việc với những “yêu sách” đi từ nhận thức của nó. Giống như ngay lúc này ta đang “góp ý” cho Chương trình tổng thể đây này!
Nếu nó thấy yêu sách hay nhận thức của nó là sai lầm thì nó chuyển sang yêu sách khác, và mỗi bước tiến của Triết học thì đều có sự quay trở lại cái nền tảng. Vì thế tưởng đâu Triết học không “tiến hóa”.
Chương trình mới cần phải bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ giáo viên |
Triết học, như mọi lĩnh vực khác, cũng có nguồn gốc sinh thành từ CUỘC SỐNG, nhưng Triết học luôn tỏ ra khiêm nhường, nó không quên ơn CUỘC SỐNG, nó biết tri ân CUỘC SỐNG.
Trẻ em đến trường cũng cần phải học “nghĩ”. Tập luyện nghĩ đúng, tập tranh luận, biết tôn trọng suy nghĩ của người khác, biết đặt mình ở vào vị trí của người khác, vân vân và vân vân.
Trong Lớp học, ngoài Sân trường, trong hoạt động Ngoại khóa cũng phải biết cách có lúc “lùi lại”, “đứng sang một bên”, biết “ngồi tách riêng một mình để trầm tư”, để “từ ngoài nhìn vào”.
Trải nghiệm sáng tạo (tập thể) mà không học “nghĩ” thì dễ dẫn đến suy nghĩ tùy tiện, tùy hứng.
Hãy cùng nhau đừng chỉ “yêu quý”, trân trọng cái lĩnh vực chuyên môn của riêng mình. Hãy yêu cả CUỘC SỐNG nguyên vẹn.