Trong báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục (2013-2018) của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, Ngân sách Nhà nước chi cho giáo dục và đào tạo tối thiểu ở mức 20% tổng chi ngân sách được Quốc hội và Chính phủ duy trì, trong đó chi thường xuyên cho giáo dục và đào tạo ở Trung ương bình quân khoảng 11%, địa phương khoảng 89% của tổng ngân sách nhà nước chi cho giáo dục và đào tạo.
Từ năm 2013 đến năm 2017, quy mô chi ngân sách cho giáo dục luôn tăng về số tuyệt đối.
Giáo dục - cội nguồn của thành công và thất bại (2) |
Cụ thể, chi Ngân sách trung ương tăng 14.052 tỷ đồng năm 2015 so với năm 2011, chi Ngân sách địa phương tăng 69.553 tỷ đồng năm 2015 so với năm 2011.
Tuy nhiên, tỷ trọng chi của Ngân sách trung ương có xu hướng tăng dần từ 11% năm 2011 đến 13% năm 2015 (tăng 6%), ngược lại tỷ trọng chi thường xuyên của Ngân sách địa phương có xu hướng giảm nhẹ từ 89% năm 2011 xuống còn 87% năm 2015.
Tổng quyết toán chi ngân sách cho lĩnh vực giáo dục năm 2013 là 155.604 tỷ đồng và năm 2017 là 248.118 tỷ đồng.
Chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo giai đoạn 2013 - 2017 như sau:
Nguồn: Báo cáo của Vụ Kế hoạch - Tài chính, 2018 |
Chi ngân sách địa phương tập trung cho mầm non và phổ thông. Trong đó, trung học cơ sở và trung học phổ thông tương đối ổn định qua các năm (khoảng 25,3% đối với trung học cơ sở, 12% đối với trung học phổ thông), tiểu học được ưu tiên nhất (trung bình là 32,7%).
Mầm non có tốc độ tăng đều về cơ cấu chi trong cả giai đoạn, từ 18% năm 2013 đến 20% năm 2015. Chi ngân sách địa phương chiếm tỷ trọng nhỏ hơn là đại học (khoảng 2%) và các trình độ khác (khoảng 9%).
Cơ cấu chi trung bình ngân sách nhà nước trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở các địa phương giai đoạn 2013-2017 như sau:
Nguồn: Báo cáo của Vụ Kế hoạch - Tài chính, 2018 |
Xã hội hóa giáo dục – đào tạo đã đóng góp thêm khoảng 4.700 tỷ đồng
Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phân định rõ ngân sách chi cho giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học, giám sát chặt chẽ, công khai, minh bạch việc sử dụng kinh phí, ngân sách nhà nước chi cho giáo dục và đào tạo trung bình của giai đoạn 2013 - 2017 cho các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập ở các bậc học khoảng 235.000 tỷ đồng (chiếm khoảng 20% tổng ngân sách nhà nước); xã hội hóa giáo dục và đào tạo đã đóng góp thêm khoảng 4.700 tỷ đồng (tương đương 2% ngân sách chi cho giáo dục).
Trung bình nguồn ngân sách nhà nước và xã hội hóa đầu tư cho giáo dục và đào tạo giai đoạn 2013 - 2017 như sau:
Nguồn: Báo cáo của Vụ Kế hoạch - Tài chính, 2018 |
Công tác xã hội hóa đầu tư cho giáo dục đều được các địa phương quan tâm, nhất là các tỉnh, thành phố lớn.
Một số địa phương đã ban hành các chính sách ưu đãi, huy động các nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục, như chính sách về thuê đất, thuế, cho vay vốn kích cầu, hỗ trợ lãi suất để xây dựng trường học.
Chỉ tính trong năm học 2017-2018, tổng kinh phí mà Thành phố Hồ Chí Minh huy động tài trợ, đóng góp tự nguyện của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân bằng các hình thức để tăng cường cơ sở vật chất trường lớp, hỗ trợ hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục là khoảng 1.455 tỷ đồng;
Hà Nội đã có 78 dự án xã hội hóa với tổng mức đầu tư đăng ký trên 5.600 tỷ đồng, sử dụng 1.009.673 m2 đất, có 58 dự án đã triển khai đầu tư xây dựng, trong đó 17 dự án đã hoàn thành đưa vào hoạt động.
Các địa phương đã phát triển các loại hình trường ngoài công lập nhằm giảm áp lực trường lớp cho hệ thống trường công lập, đáp ứng quy mô học sinh tăng nhanh, khắc phục tình trạng thiếu trường lớp, đặc biệt là ở cấp mầm non.
Năm học 2017 - 2018, tổng số cơ sở giáo dục các cấp học là 43.907 trường, trong đó có 40.952 trường công lập và 2.955 trường ngoài công lập. Số trẻ em, học sinh ngoài công lập ở nhà trẻ là 85%, mẫu giáo 13%, tiểu học 0,7%, Trung học cơ sở 0,9%, Trung học phổ thông 7% và đại học 13%.
Tỷ lệ cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập tính đến hết năm học 2017 - 2018 như sau:
Nguồn: Báo cáo của Vụ Kế hoạch - Tài chính, 2018 |
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, đẩy mạnh xã hội hóa, trước hết đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học; khuyến khích liên kết với các cơ sở đào tạo nước ngoài, các cơ sở giáo dục đại học đã huy động các nguồn lực xã hội đầu tư để xây dựng, sửa chữa, nâng cấp phòng thực hành, thí nghiệm, bổ sung trang thiết bị dạy học, thiết bị dùng chung,... cho các phòng học (tiêu biểu như Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội, Đại học Đà Nẵng, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh...).
Giáo dục, đã đến lúc phải nói cho ra nhẽ (2) |
Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư tài trợ, ủng hộ việc xây dựng một số trường đại học, cao đẳng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, huy động nguồn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ của nước ngoài và các tổ chức quốc tế vào giáo dục và đào tạo cũng được địa phương quan tâm; mô hình trường chất lượng cao, trường quốc tế được phát triển mạnh ở một số thành phố lớn (đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh có 19 trường phổ thông quốc tế, trường có yếu tố nước ngoài với 1.345 giáo viên, 10.799 học sinh trong đó có 5.080 học sinh Việt Nam).