Một cụ đồ cho biết, vỉa hè làm nên ông đồ. Khung cảnh Văn Miếu tạo nên không không khí rất cổ cho cả phố. Còn bức tường Văn Miếu giống như một cái nền kiến thức vững chắc phía sau những ông đồ già vậy. (Ảnh TTVH) |
Một lần, cũng lâu lâu rồi, từ khi chưa cầm sổ hưu, nghe mấy người hàng xóm bảo nhau: “sắp đến ngày hiến cam các nhà giáo rồi” tôi chợt giật mình nhận ra sắp đến ngày 20/11. Có một cái gì đó ngèn nghẹn trong cổ không nói ra được. Chợt nhớ bài thơ “Ông Đồ” của của thi nhân, nhà giáo Vũ Đình Liên (1913-1996) viết năm 1936:
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua
Bao nhiêu người thuê viết,
Tấm tắc ngợi khen tài,
Hoa tay thảo những nét,
Như phượng múa, rồng bay.
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua
Bao nhiêu người thuê viết,
Tấm tắc ngợi khen tài,
Hoa tay thảo những nét,
Như phượng múa, rồng bay.
Nhưng mỗi năm, mỗi vắng,
Người thuê viết nay đâu,
Giấy đỏ buồn không thắm,
Mực đọng trong nghiên sầu.
Ông đồ vẫn ngồi đấy,
Qua đường không ai hay,
Lá vàng rơi trên giấy,
Ngoài trời mưa bụi bay.
Qua đường không ai hay,
Lá vàng rơi trên giấy,
Ngoài trời mưa bụi bay.
Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa,
Những người muôn năm cũ,
Hồn ở đâu bây giờ?
Không thấy ông đồ xưa,
Những người muôn năm cũ,
Hồn ở đâu bây giờ?
Nhà giáo Vũ Đình Liên đã từng dạy nhiều trường thời Pháp thuộc, sau này làm trưởng khoa tiếng Pháp ĐH Quốc gia Hà Nội, năm 1941 trong thư gửi Hoài Thanh ông đã tự nhận: “Ông chính là cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn”.
Cái thời của ông đồ kiểu cũ kéo dài hàng nghìn năm đã chấm dứt khi mà “Năm nay đào lại nở, không thấy ông đồ xưa”, trong màn sương mờ ảo của thời cuộc, hình ảnh người thày kiểu mới hiện lên liêu xiêu, ngật ngưỡng như anh giáo Thứ trong “Sống mòn” của Nam Cao để rồi mấy chục năm sau, đất nước có một đội ngũ thầy cô giáo đông đảo tới hơn triệu người (số liệu năm 2012 là 1.161.937 người).
Thời phong kiến, số trường quốc lập rất ít vì thế mỗi ông đồ là một ngôi trường, phụ huynh trả công thầy có khi bằng mớ rau, thúng gạo, con gà… dù không cao sang gì nhưng đủ để thầy cô và gia đình không phải “chạy xô” kiếm sống.
Lúc ấy chưa có ngày “hiến cam” nên ông đồ ít bị phê phán, gần như không có chuyện đàm tiếu về phẩm hạnh người thầy. Sự thay đổi thể chế không chỉ làm thay đổi quan niệm xã hội về người thầy mà cũng làm thay đổi nhận thức của chính thầy cô về nghề dạy chữ, dạy người.
Lúc ấy chưa có ngày “hiến cam” nên ông đồ ít bị phê phán, gần như không có chuyện đàm tiếu về phẩm hạnh người thầy. Sự thay đổi thể chế không chỉ làm thay đổi quan niệm xã hội về người thầy mà cũng làm thay đổi nhận thức của chính thầy cô về nghề dạy chữ, dạy người.
Trong các giai thoại về Khổng Tử, giai thoại “Bữa cơm của Khổng Tử” được nhiều người nhắc đến. Là người nước Lỗ, Khổng Tử dẫn môn sinh du thuyết nước Tề, gặp thời loạn lạc thầy trò toàn ăn rau rừng, củ dại.
Một phú hộ nước Tề nghe danh Khổng Tử bèn biếu thầy trò một ít gạo. Khổng tử giao cho Nhan Hồi, đệ tử đắc ý nhất, việc nấu cơm còn Tử Lộ cùng các đệ tử khác đi kiếm rau rừng. Đang đọc sách, tình cờ Khổng Tử thấy Nhan Hồi hớt một ít cơm trên nồi nắm lại cho lên miệng ăn, Khổng Tử vô cùng thất vọng.
Đến bữa Khổng Tử hỏi: “Thầy muốn xới một bát cơm cúng song thân, các con nghĩ thế nào?”. Mọi người đều bảo nên làm, riêng Nhan Hồi đáp: “Thưa thầy, cơm này không thể cúng vì khi ghế cơm, mồ hóng trên nóc nhà bay vào nồi, con phải hớt ra, nghĩ tiếc nên con đã ăn chỗ cơm bẩn đó vì vậy cơm này không thể cúng, con đã ăn rồi giờ con xin không ăn nữa”.
Khổng Tử ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy mà vẫn không hiểu được đúng sự thật”.
Một phú hộ nước Tề nghe danh Khổng Tử bèn biếu thầy trò một ít gạo. Khổng tử giao cho Nhan Hồi, đệ tử đắc ý nhất, việc nấu cơm còn Tử Lộ cùng các đệ tử khác đi kiếm rau rừng. Đang đọc sách, tình cờ Khổng Tử thấy Nhan Hồi hớt một ít cơm trên nồi nắm lại cho lên miệng ăn, Khổng Tử vô cùng thất vọng.
Đến bữa Khổng Tử hỏi: “Thầy muốn xới một bát cơm cúng song thân, các con nghĩ thế nào?”. Mọi người đều bảo nên làm, riêng Nhan Hồi đáp: “Thưa thầy, cơm này không thể cúng vì khi ghế cơm, mồ hóng trên nóc nhà bay vào nồi, con phải hớt ra, nghĩ tiếc nên con đã ăn chỗ cơm bẩn đó vì vậy cơm này không thể cúng, con đã ăn rồi giờ con xin không ăn nữa”.
Khổng Tử ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy mà vẫn không hiểu được đúng sự thật”.
Làm thầy với đầy đủ ý nghĩa của chữ “thầy” là việc khó đối với cả các bậc danh nhân chứ không chỉ với hàng triệu giáo viên được đào tạo gấp gáp ba bốn năm trong trường sư phạm.
Triết lý giáo dục của người Việt xưa được thể hiện một cách vô cùng giản dị: “không thầy đố mày làm nên” hoặc “muốn con hay chữ phải yêu quý thầy”. Theo cách nói mộc mạc ấy, người thầy là trung tâm, là yếu tố quyết định thành bại của sự nghiệp giáo dục.
Không phải ngẫu nhiên mà thời phong kiến các hạng người trong xã hội được xếp theo thứ tự: Quân – Sư – Phụ, “sư” tức là thầy (sư phụ) chỉ đứng sau vua (quân vương), còn đứng trên cả phụ (phụ mẫu - cha mẹ).
Truyền thống tôn sư trọng đạo là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên nhân cách người thầy, nó vừa như sợi dây níu kéo để thầy không bị sa ngã, cũng đồng thời là cái khiên bảo vệ thầy cô trước những cám dỗ đời thường. Truyền thống ấy ngày nay dẫu chưa mất hẳn cũng đã mai một quá nhiều.
Không phải ngẫu nhiên mà thời phong kiến các hạng người trong xã hội được xếp theo thứ tự: Quân – Sư – Phụ, “sư” tức là thầy (sư phụ) chỉ đứng sau vua (quân vương), còn đứng trên cả phụ (phụ mẫu - cha mẹ).
Truyền thống tôn sư trọng đạo là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên nhân cách người thầy, nó vừa như sợi dây níu kéo để thầy không bị sa ngã, cũng đồng thời là cái khiên bảo vệ thầy cô trước những cám dỗ đời thường. Truyền thống ấy ngày nay dẫu chưa mất hẳn cũng đã mai một quá nhiều.
Triết lý giáo dục thời nay là gì? Đó là quan điểm giáo dục lấy học sinh làm trung tâm. Với triết lý ấy có người đã mạnh dạn phát biểu: “học trò cũng có thể là … thầy mình”, thậm chí đọc một cuốn sách kể về “chuyến du lịch bụi” của cô gái 21 tuổi, có người đã thốt lên: “Đọc sách, tôi mặc dù đã 76 tuổi rồi mà thấy mình như được lớn thêm”… Với triết lý kiểu này liệu rồi đây thầy cô, gia đình, xã hội có quay xung quanh cái “trung tâm” ấy như đèn kéo quân hay không?
Có đọc, có để ý những điều này mới thấy, hóa ra mấy chục năm qua, đội ngũ nhà giáo của chúng ta, kể cả những người “rất lớn” vẫn chưa đủ lớn, vẫn cần phải lớn thêm! Cổ nhân dạy: “thái quá bất cập”, yêu quá, khen quá chỉ làm hư trẻ, cái họa nhỡn tiền có thể thấy ở những gia đình một con bên nước láng giềng. Nhiều đứa trẻ con một ấy chỉ biết có bản thân, không quan tâm đến bất kỳ ai khác bởi từ bé chúng đã nhận thức được chúng là trung tâm của gia đình, lớn lên chúng phải là trung tâm của xã hội?
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nêu ý kiến: “cần phấn đấu để trường ra trường, thầy ra thầy, trò ra trò”. Một khi “trò cũng có thể là thầy mình” thì phải xem lại thầy, xem lại cách thức đào tạo thầy cô giáo. Học trò có thể có ý kiến nhận xét về thầy cô, bởi lẽ nếu không cho tiến hành công khai thì các cháu vẫn nhận xét ở chỗ này, chỗ khác, tuy nhiên cần luôn nhớ rằng khi còn ngồi trên ghế nhà trường, trò luôn luôn là trò, người lớn đừng bắt các cháu “lớn” nhanh quá.
Thế mới biết quan niệm về vai trò trung tâm của thầy - trò xưa nay khác nhau một trời một vực. Kẻ sĩ ngày xưa, xa rời sự nhiễu nhương chốn quan trường, về quê mở trường dạy học. Ngày nay người ta mua cái danh kẻ sĩ để chen chân vào chốn quan trường, chẳng có ai từ quan quay về dạy học, có chăng chỉ là sau khi mãn nhiệm cần một chốn điền viên, vừa có danh vừa có lợi.
Câu hỏi của nhà giáo Vũ Đình Liên, cũng là điều mà người viết trăn trở:
“những người muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ?”
Gần tám mươi năm trước ông đã giật mình về một viễn ảnh, những người thầy của bao đấng quân vương, những hiền tài mà lịch sử chắt chiu hàng nghìn năm mới có, “những người muôn năm cũ” ấy liệu có còn chút vương vấn gì với hậu thế ngày nay? Liệu có còn tìm được những học trò như Phạm Sư Mạnh, dẫu là quan rất to trong triều vẫn quỳ gối trước sân nhà thầy Chu Văn An nhận lỗi? Có được trò như Phạm Sư Mạnh bởi vì có thầy như Chu Văn An. Nếu thầy cô chỉ như đàn kiến thợ lầm lũi kiếm ăn, xây tổ thì bầy kiến con liệu có thể mọc cánh bay xa?
Mãi đến hôm nay chúng ta mới dám thừa nhận: “Quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp (Nghị quyết 29 – Hội nghị TW 8 khóa 11).
Điều thứ ba trong các lời dạy của Phật là: “Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại”, bao năm nay chúng ta luôn tự hào về tính ưu việt của nền giáo dục Việt Nam, rằng học sinh của chúng ta luôn đạt giải cao trong các kỳ thi quốc tế. Phải chăng “thất bại lớn nhất của giáo dục chính là “niềm tự hào” ấy?
Thế giới đánh giá kinh tế của nước ta đã đạt vị thế của một nền kinh tế trung bình, vì sao đội ngũ giáo viên vẫn “dưới trung bình” không chỉ về hưởng thụ vật chất mà còn cả kiến thức chuyên môn? Nghe lời tâm sự của một thầy giáo: “Ba bốn năm đèn sách, cắm bản ngót chục năm, mái dột nhòe giáo án, áo mưa che chỗ nằm” thì sẽ thấy lỗi các thầy cô chỉ là một phần nhỏ, lỗi lớn nhất thuộc về cách thức tuyển chọn, đào tạo và chính sách đãi ngộ đối với thầy cô giáo.
Có thời, giữa Thủ đô văn hiến người ta vinh danh tại Văn miếu cả những thủ khoa cao đẳng, sự tôn vinh “ngộ nghĩnh” ấy góp phần làm méo mó thêm hình ảnh của một nền giáo dục vốn quá nhiều bất cập. Mục 3 nghị quyết 29 cũng đã thừa nhận Giáo dục chưa phải là quốc sách hàng đầu ít nhất là trong việc thể chế hóa đường lối và việc tổ chức thực hiện.
Dường như có một sự ám ảnh mơ hồ, rằng nhiều “ông đồ” giỏi thì cũng sẽ nhiều “thất trảm sớ”, tốt nhất là chỉ nên có các “ông đồ” thường thường, người dốt thì dễ bảo mà. Câu hỏi mà bà Trần Thị Tâm Đan, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên - Nhi đồng của Quốc hội nêu ra: “Một xã hội mà người thầy không ai muốn làm thì sẽ đi đến đâu?” [1] lý giải vì sao trình độ giáo viên lại thấp như vậy.
Ý kiến của người từng là Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục của quốc hội cho thấy ở những cấp rất cao đều đã nhận thức được sự bất cập của giáo dục, chỉ có điều tại sao lại để nó kéo dài đến tận hôm nay thì vẫn chưa có câu trả lời.
Có thời, giữa Thủ đô văn hiến người ta vinh danh tại Văn miếu cả những thủ khoa cao đẳng, sự tôn vinh “ngộ nghĩnh” ấy góp phần làm méo mó thêm hình ảnh của một nền giáo dục vốn quá nhiều bất cập. Mục 3 nghị quyết 29 cũng đã thừa nhận Giáo dục chưa phải là quốc sách hàng đầu ít nhất là trong việc thể chế hóa đường lối và việc tổ chức thực hiện.
Dường như có một sự ám ảnh mơ hồ, rằng nhiều “ông đồ” giỏi thì cũng sẽ nhiều “thất trảm sớ”, tốt nhất là chỉ nên có các “ông đồ” thường thường, người dốt thì dễ bảo mà. Câu hỏi mà bà Trần Thị Tâm Đan, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên - Nhi đồng của Quốc hội nêu ra: “Một xã hội mà người thầy không ai muốn làm thì sẽ đi đến đâu?” [1] lý giải vì sao trình độ giáo viên lại thấp như vậy.
Ý kiến của người từng là Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục của quốc hội cho thấy ở những cấp rất cao đều đã nhận thức được sự bất cập của giáo dục, chỉ có điều tại sao lại để nó kéo dài đến tận hôm nay thì vẫn chưa có câu trả lời.
Người thầy của Vũ Đình Liên, dù ở vào thời tàn, vung tay là thấy “rồng bay, phượng múa”, người thầy ngày nay bao nhiêu người được như thế? Liệu có quá cực đoan khi cho rằng không ít người giống trạng Quỳnh, vung tay là được tới 10 con giun!
Nói đến những hạn chế của nghề giáo nhưng không thể phê phán các thầy cô yếu chuyên môn bởi “trí thông minh” không phải là đặc tính chung của nhân loại, nó là món quà ngẫu hứng mà tự nhiên chỉ ban phát cho một số người. Đấy là chưa nói, dù có giỏi giang đến mấy họ cũng chỉ được học và được dạy những gì có trong sách giáo khoa. Quyết định trở thành thầy cô giáo, dù là miễn cưỡng vẫn là một sự hy sinh đáng trân trọng.
Khi viết “Ông đồ” Vũ Đình Liên trăn trở: “Nhưng mỗi năm, mỗi vắng, người thuê viết nay đâu”, ông không thể ngờ rằng ngày nay người thuê viết lại đông đến thế. Người xưa chỉ thuê viết vài chữ đại loại như chữ “tâm”, chữ “nhẫn”, chữ “học”… hoặc đôi câu đối, người nay thuê viết từ báo cáo tổng kết, báo cáo khoa học đến luận án thạc sĩ, tiến sĩ.
Năm nay “đổi mới toàn diện” đã thành hiện thực bằng văn bản. Trên tinh thần đổi mới và tiết kiệm, Bộ GD&ĐT đã có thông báo không nhận hoa chúc mừng và không tiếp khách nhân ngày nhà giáo. Liệu cả triệu thầy cô có nên học tập cấp trên, cũng không nhận hoa chúc mừng của phụ huynh và học sinh, sinh viên dành cho mình? Phải chăng đây cũng lại là một sự “thái quá” không cần thiết? Người quân tử đâu sợ tiểu nhân dị nghị.
Nhân ngày nhà giáo Việt Nam, đọc bài thơ “Ông đồ” để thông cảm với nỗi buồn man mác của người thầy xưa và nay. Xin bộc bạch một chút tâm tưởng, một mong muốn nho nhỏ, của một thầy giáo già, mong rằng:
Lá đừng rơi trên giấy
Dù trời mưa, bão, giông
Bà đồ nay ngồi thẳng
Yêu nghề và tâm trong.
Tài liệu tham khảo:
[1] http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/149410/than-phan-nguoi-thay.html
Tác giả: TS. Dương Xuân Thành