Những lời gan ruột của một hiệu trưởng tiểu học về Thông tư 30

06/04/2015 06:00
NGÂN HIẾU
(GDVN) - Cùng nhau hoàn thành sổ sách cho “đẹp”, báo cáo chất lượng cho “đẹp” còn chất lượng thật sự của học sinh sẽ không có người chịu trách nhiệm chính.

LTS: Chưa đầy 2 tháng nữa, năm học 2014-2015 kết thúc. Nghĩa là các biện pháp đổi mới giáo dục tiểu học theo TT 30 triển khai trên cả nước cũng tròn một niên học.

Đã có nhiều đóng góp, đề nghị sửa đổi đối với Thông tư này được Tòa soạn đăng tải.

Nhưng, dưới đây, là lời tâm sự gan ruột của một cô giáo, hiệu trưởng một trường tiểu học ở miền núi.

Những tâm sự của cô, không thể không lưu tâm.

Xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả.

Tôi đã đồng ý với bài viết trước của nhóm tác giả Thông tư 30: Góc nhìn của nhà khoa học phát triển chương trình giáo dục nhưng với bài Có 9 giải pháp này, ngành giáo dục phải thực hiện được Thông tư 30 tôi không hẳn đồng ý.

Nhóm tác giả nói “Vụ giáo dục Tiểu học đã duy ý chí, thậm chí thiếu kiến thức khoa học, thiếu thực tế”.

Duy ý chí thì tôi thấy có thể đúng, vì quá nóng vội, mong muốn một nền giáo dục ưu việt trong khi các điều kiện liên quan để thực hiện chưa đạt, chưa có (2 điều kiện quan trọng và chủ yếu nhất là chất lượng giáo viên và trường lớp-cơ sở vật chất). 

Những lời gan ruột của một hiệu trưởng tiểu học về Thông tư 30 ảnh 1

Có 9 giải pháp này, ngành giáo dục phải thực hiện được Thông tư 30

(GDVN) - "Chúng tôi phải đưa ra giải pháp để giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo, đúng hơn là giúp Vụ Giáo dục Tiểu học của Bộ cách thực hiện Thông tư 30 cho hiệu quả".

Đánh giá Vụ giáo dục Tiểu học (Vụ GDTH) thiếu kiến thức khoa học (có chủ quan quá không?), đánh giá thiếu thực tế thì tôi không đồng ý.  Theo tôi thấy Vụ GDTH đã nhận thấy thực tế nền giáo dục chúng ta nặng nề thi cử, nhiều áp lực, nhiều tiêu cực nên đã thay đổi với mong muốn có được một nền giáo dục tốt.

Trong giải pháp 9 của nhóm Việt Cường: nên học mô hình đánh giá của Phần Lan – Quốc gia xếp số 1 Liên Hợp Quốc về giáo dục, tôi muốn các bạn tham khảo tài liệu về giáo dục Phần Lan sau đây: 

Trước thập niên 70 của thế kỷ XX, giáo dục Phần Lan chưa có gì đáng tự hào. Ngành giáo dục thực hiện chế độ quản lý tập trung, có rất nhiều quy chế ràng buộc công việc của giáo viên (có phải giống nền giáo dục chúng ta đang thực hiện không?). 

Thời ấy, học sinh đến 10 tuổi đều phải qua một kỳ thi, dựa theo kết quả thi để phân ban, một loại là lớp phổ thông, một loại là lớp học nghề; việc phân ban đó quyết định tương lai các em một cách võ đoán, tương lai cả cuộc đời phụ thuộc vào một kỳ thi. 

Ngân Hiếu là bút danh của một cô giáo, Hiệu trưởng một trường tiểu học ở tỉnh miền núi phía Bắc.

Cô giáo này đã từng có bài viết góp ý cho thông tư 30 và nhận được sự đón nhận, ủng hộ rất nhiệt tình của độc giả.

Trong thư gửi kèm với bài viết mà quý vị đang đọc, bên cạnh đề nghị sử dụng bút danh thì cô còn cho biết, cô đã nhận được nhuận bút bài báo và mang khao bạn bè.

Đó là niềm vui lớn của cô, nhưng hơn tất cả, là góp ý của cô với sự nghiệp giáo dục nước nhà đã được Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải đến với đông đảo bạn đọc, các nhà giáo, các nhà quản lý giáo dục, các phụ huynh...

Việc sử dụng bút danh, theo cô là bởi nhiều lý do tế nhị. Tòa soạn tôn trọng yêu cầu ấy của cô.

Kết quả thi được cho điểm từ 4 đến 10; điểm 10 là điểm số cao nhất; điểm 4 là trượt. Thời ấy các em học sinh tuổi còn nhỏ mà đã biết dùng đẳng cấp để so bì lẫn nhau, qua điểm số mà cho rằng mình kém hoặc hơn người khác...

Về sau giới chức giáo dục Phần Lan nhận thấy cách làm như vậy là không tốt… Vì thế ngành giáo dục nước này đã quyết định hủy bỏ chế độ chia đẳng cấp, không dùng điểm số để phân chia thứ bậc nữa. 

Các giáo viên nhanh chóng nhận thấy cách làm này là tốt. Nhờ thế đã thay đổi không khí học tập trong trường, thầy trò hợp tác với nhau, đoàn kết nhất trí. 

Từ thập niên 80, mọi hình thức sát hạch và thi cử, kể cả chế độ thi thống nhất chung cho các trường đều bị hủy bỏ.

Giáo dục Phần Lan tập trung dạy trẻ học và sáng tạo chứ KHÔNG áp lực trẻ thi cử. 

“Chúng tôi dạy trẻ học cách HỌC, chứ KHÔNG dạy trẻ học cách để thi” GS Pasi Sahlberg, công tác tại Bộ giáo dục và văn hóa Phần Lan phát biểu.

“Chúng tôi không tin vào thi cử, không tin rằng có một kỳ thi thống nhất là việc tốt. 

12 năm học đầu tiên trong đời học sinh chỉ có một kỳ thi duy nhất vào lúc các em đã ở độ tuổi 18-19, đó là kỳ thi trước khi vào đại học. 

Nhờ thế, thầy và trò có nhiều thời gian để dạy và học những gì họ ưa thích. 

Các thầy cô của chúng tôi tuyệt đối không giảng dạy vì thi cử, học sinh cũng tuyệt đối không học vì thi cử. 

Trường học của chúng tôi là nơi học tập vui thích 100%. 

Ưu điểm của chế độ học tập ở Phần Lan là ươm trồng tinh thần hợp tác chứ không phải là tinh thần cạnh tranh. 

Chúng tôi không lo học sinh sau này sẽ cảm thấy sợ hãi khi bước vào xã hội đầy cạnh tranh”.

Giáo dục Phần Lan hướng trẻ chơi mà học. “Vui chơi rất quan trọng cho trẻ” Rintola nói “Chúng tôi đánh giá cao việc vui chơi”. Học viên tại Phần Lan thường được học ngoại khóa rất nhiều ngay cả mùa đông lạnh giá. Độ tuổi đến trường bắt buộc của trẻ là 7 tuổi. “Chúng tôi không hề vội” Louhivuori nói “trẻ sẽ học tốt hơn khi chúng sẵn sàng, vì sao chúng ta phải áp lực chúng?”

Thoạt nhìn, phương pháp chơi mà học có vẻ như “không bài bản” như cách dạy truyền thống nhưng trên thực tế, phương pháp hiện đại đòi hỏi nhà trường và giáo viên phải không ngừng sáng tạo, tìm tòi những dự án phù hợp với sự phát triển liên tục của học viên, từ đó giúp học viên yêu thích và không ngừng khám phá và phát triển kiến thức, kỹ năng tốt hơn và nhanh hơn vượt bậc so với cách dạy truyền-thống.
 (Theo Nhóm nghiên cứu IBI-Tựa đề: VÌ SAO NỀN GIÁO DỤC PHẦN LAN TỐT NHẤT THẾ GIỚI?)

Có thể thấy, việc bỏ chấm điểm, bỏ thi cử là một trong những yếu tố quan trọng trong nền giáo dục Phần Lan. Nhưng yếu tố quan trọng nhất là chất lượng giáo viên. Việc bố trí 2 giáo viên/lớp, theo lớp hết bậc học cũng góp phần đảm bảo chất lượng giáo dục. Một yếu tố quan trọng nữa là hệ thống trường lớp đảm bảo.

Những lời gan ruột của một hiệu trưởng tiểu học về Thông tư 30 ảnh 2

Hệ lụy đổi mới giáo dục nhìn từ Thông tư 30 của Bộ Giáo dục và Đào tạo

(GDVN) - Sự ra đời Thông tư 30, kỳ thi quốc gia, biên soạn sách giáo khoa là những bước đột phá trong cải cách giáo dục, vậy TT30 có thực sự là bước cải cách ?

Trở lại vấn đề GDTH Việt Nam, tôi thấy TT30 đã đổi mới về phía người học, bỏ chấm điểm, bỏ thi cử là một đổi mới tiến bộ nhưng chưa đổi mới về phía người dạy. 

Tôi không dám đánh giá đội ngũ giáo viên yếu (có thể gần 100% giáo viên đã có bằng đại học?) mà chính cơ chế quản lý hành chính quan liêu, thi đua giả tạo đang “dìm” họ xuống bằng nhiều hình thức. 

Bằng chứng là các giáo viên trên mọi miền đất nước kêu trời và chỉ biết kêu thôi. Họ chưa được tôn trọng và tự chủ trong dạy học. 

Các quy định về sổ sách quá nhiều và chi tiết đang bó buộc họ. Còn chất lượng học sinh thì được chia sẻ ra cho nhiều người “cùng chịu”. 

Vì vậy, cùng nhau hoàn thành sổ sách cho “đẹp”, báo cáo chất lượng cho “đẹp” còn chất lượng thật sự của học sinh sẽ không có người chịu trách nhiệm chính. 

Hiệu trưởng ư? Hiệu trưởng có dạy đâu. Giáo viên ư? Có đến 5-7 giáo viên/lớp và năm sau lại giáo viên khác rồi. 

Các giáo viên “kêu” là vì vậy chứ không phải “khổ một chút thôi đã kêu” mà họ cần được tôn trọng, được khẳng định chất lượng giáo dục thực chất bằng sự công nhận của học sinh, của phụ huynh, bằng chính lòng tự trọng của họ và sự tôn trọng thật sự của xã hội chứ không phải của “sổ sách đầy đủ, đẹp”, cũng như sự công nhận cứng nhắc của những người không dạy cũng không học.

Vì vậy, trong một số giải pháp nhóm Việt Cường đưa ra tôi thấy đúng về nội dung nhưng chưa khả thi về thời gian. Trong khi chưa thể thay đổi ngay được điều kiện về sĩ số lớp học, về sách giáo khoa, tôi cho rằng có 1 giải pháp khả thi nhất hiện nay là:

- Giải pháp 3 (theo nhóm tác giả Việt Cường): Giáo viên dạy Tiểu học, bố trí hai người trên một lớp  gồm 1 giáo viên chính + 1 giáo viên phụ giảng. Riêng tôi nghĩ, với đặc thù giáo dục Việt Nam phải có thêm GV Tiếng Anh nữa.

Hiện tại GVTH có đến 5-7 GV/lớp (dạy toán, TV, tiếng Anh, âm nhạc, thể dục, mĩ thuật, kĩ thuật, tự nhiên xã hội hoặc khoa học, lịch sử và địa lí…) theo kiểu dạy chuyên, mỗi cô vào lớp 1 lát… Một buổi học có thể có 3-4 cô vào dạy luân phiên. 

Giáo viên trường Tiểu học Tân Mai (TP.Biên Hòa) nhận xét học sinh. Ảnh Báo Đồng Nai
Giáo viên trường Tiểu học Tân Mai (TP.Biên Hòa) nhận xét học sinh. Ảnh Báo Đồng Nai

Vì vậy, rất khó để các giáo viên có thể dạy học hiệu quả và gắn với thực tế, học sinh thì đương nhiên phải ngồi quanh năm tại chỗ theo thời khóa biểu để các cô còn vào lớp, chất lượng vì thế rất khó xác định ai là người chịu trách nhiệm chính và không thể tăng thời lượng cho các hoạt động giáo dục, thực hành.

Muốn có 2 GV/lớp thì phải đào tạo lại. Tất nhiên như vậy thì sẽ dôi ra khá nhiều giáo viên môn chuyên nhưng thực tế họ là giáo viên, không phải là họa sĩ, nhạc sĩ… nên việc đào tạo lại sẽ không khó. 

Và nếu đã là 2 GV/lớp thì chủ yếu dạy học buổi sáng, ít tiết, và do 2 GV đó chọn lọc kiến thức trong SGK để dạy, còn buổi chiều là dành cho các hoạt động giáo dục qua các trò chơi, các trải nghiệm, các nhóm lớp năng khiếu… mà học sinh ưa thích.

Việc đào tạo lại giáo viên không nên quá tập trung lý thuyết mà chú trọng thực hành và bằng “tự đào tạo- giáo viên đưa ra các ý tưởng các bài dạy” là chính (vì họ đã là giáo viên), sau đó, qua cạnh tranh lành mạnh trong trường để đứng vị trí Giáo viên chính. Giáo viên chính đó sẽ chỉ định hoặc đề nghị giáo viên phụ giảng. (Đây chỉ là giải pháp tình thế, không phải có ý định “lấn sân” trường sư phạm)

Giáo viên phải định hướng được cách dạy học sinh “chơi mà học” qua các hoạt động ngoại khóa, phải không ngừng sáng tạo, tìm tòi những cách dạy phù hợp với học sinh, giúp học sinh yêu thích và không ngừng khám phá và phát triển kiến thức, kỹ năng tốt hơn mà không cần điểm số. Như vậy, có thể chưa đổi mới ngay được SGK mà chính giáo viên sẽ là người chọn lọc các kiến thức trong SGK để dạy học sinh cho phù hợp.

Hai giáo viên/lớp đó sẽ dạy lớp học sinh “của mình” trong vài năm, tôi nghĩ chẳng cần ai kiểm tra, giám sát vẫn sẽ đảm bảo chất lượng.

Những lời gan ruột của một hiệu trưởng tiểu học về Thông tư 30 ảnh 4

"Chúng ta phải học cách làm người tử tế để con mình nương theo"

(GDVN) -Chúng không được rong ruổi tự do, nhìn con chuồn chuồn mà biết trời sắp mưa, nhìn hoa may lụi mà biết gió bấc về, đêm ngắm sao trời mà biết mùa cấy đến gần...

Một điều kiện quan trọng nữa để TT30 được các giáo viên đón nhận là bỏ hết các loại hồ sơ hình thức như sổ theo dõi chất lượng, nhận xét, thanh tra, kiểm tra, thi đua khen thưởng, dự giờ, thao giảng, các cuộc thi tốn nhiều thời gian công sức của cô và trò…để học sinh vui mà học, giáo viên vui mà dạy. 

Khi hiệu trưởng, các cấp quản lý giáo dục đến kiểm tra chỉ giao lưu, truyện trò cùng học sinh, qua đó đánh giá được chất lượng học tập cũng như hiểu biết xã hội của học sinh.

- Tạo môi trường giáo dục tiên tiến trong toàn bộ cấp học phổ thông, không chỉ riêng bậc tiểu học, như vậy, phụ huynh mới dám tin tưởng và ủng hộ TT30.

- Và để thực sự đổi mới được giáo dục, ngay từ bây giờ, cần chú trọng việc tuyển dụng đầu vào, đổi mới đào tạo giáo viên, bỏ bệnh thành tích 100 % tốt nghiệp… không thể để xã hội đánh giá “chuột chạy cùng sào…” mãi được.

NGÂN HIẾU