Đó là vấn đề mà bà Lê Duy Loan – một kỹ sư người Mỹ gốc Việt tại buổi giao lưu, nói chuyện với gần 1.000 sinh viên Trường Đại học Bách Khoa (Đại học Đà Nẵng) ngày 13/12.
Bà Lê Duy Loan nói về cuộc cách mạng 4.0. Ảnh: TT |
Bà Loan là kỹ sư có 24 bằng sáng chế và là người phụ nữ duy nhất được chọn vào ban lãnh đạo kỹ thuật của tập đoàn Texas Instruments (TI) trong lịch sử 83 năm của TI).
“Chương trình Student Forum 2018” nhằm chia sẻ những kiến thức, kỹ năng mà sinh viên khối ngành STEM (từ viết tắt của Science - khoa học, Technology - công nghệ, Engineering - kỹ thuật và Maths - toán học) cần để đáp ứng cho cách mạng công nghiệp 4.0 do một số diễn giả nổi tiếng tham dự.
Lập trình E-Robot Coding hứa hẹn tiên phong phổ cập giáo dục STEM tại Việt Nam |
Ngoài bà Loan còn có ông Andrew Latham – cựu giám đốc Chevron Châu Phi và Việt Nam, Phó Giáo sư Đoàn Quang Vinh – Hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa (Đại học Đà Nẵng).
Tại buổi nói chuyện, bà Loan đã tóm tắt lại quá trình phát triển từ cuộc cách mạng đầu tiên của loài người đến cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra như vũ bão hiện nay.
Đi cùng với đó là sự phát triển của các thiết bị công nghệ, trí tuệ nhân tạo (AL)... đã làm thay đổi tư liệu sản xuất của thế giới loài người.
“Vậy yêu cầu đặt ra đối với người lao động trong cuộc cách mạng 4.0 là gì?”, bà Loan đặt vấn đề.
Nhiều người lo lắng rằng 20-30 năm nữa, 80% công việc truyền thống hiện nay sẽ biến mất. Thay vào đó là các ngành nghề mới, sử dụng công nghệ robot ra đời. Vậy hàng triệu người sẽ lâm vào cảnh thất nghiệp.
Bà Loan cho rằng, dù công nghệ có thay đổi như thế nào thì 50 – 60 năm nữa, chúng ta vẫn phải làm việc với con người.
Chính vì vậy, với người lao động, ngoài kiến thức chuyên môn còn cần có những kỹ năng mềm.
“Kỹ năng mềm sẽ quyết định 80% thành công của người lao động, bởi với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì công nghệ, kỹ thuật sẽ thay đổi nhanh chóng, có những kiến thức được trang bị trong trường học sẽ không còn cần thiết nữa.
Nhưng kỹ năng mềm như kỹ năng phản biện, tư duy sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề, làm việc theo nhóm, quản lý cảm xúc, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng hợp tác… sẽ rất cần thiết để thích ứng với công việc”, bà Loan nói.
Điều gì khiến cô Như Quỳnh yêu tiếng Anh, hào hứng viết sách hướng dẫn về STE |
Bà Lê Duy Loan cũng cho biết, việc làm của các kỹ sư khối STEM trong tương lai sẽ rất linh hoạt, ngoài mô hình truyền thống một kỹ sư làm việc cho một tập đoàn, một nhà máy cho đến khi nghỉ hưu thì các kỹ sư có thể lựa chọn nhiều công việc cho nhiều đối tác khác nhau cùng trong một thời điểm.
Đồng thời, “tự mình quản lý, lãnh đạo mình”, chính vì vậy, các kỹ năng mềm và khả năng thích ứng, tự đào tạo sẽ rất quan trọng.
Tại buổi trò chuyện này, các diễn giả cũng đã giải đáp những thắc mắc của sinh viên về STEM, những kỹ năng cần thiết để học vận dụng STEM trong những năm tháng trên giảng đường đại học.