Diễn đàn về tư nhân hóa và hợp tác công – tư trong giáo dục do Hiệp hội giáo dục vì mọi người tổ chức trong ngày 29/10 đã thu hút sự quan tâm của nhiều học giả quốc tế, trong đó có những bài học mà Việt Nam đáng tham khảo.
Tư nhân hóa sẽ cho chất lượng giáo dục tốt lên
Ông Rene Raya, một chuyên gia phân tích chính sách Aspbae cho biết, trong những năm gần đây trên thế giới đang có xu hướng tư nhân hóa giáo dục. Vì đâu thúc đẩy tư nhân hóa giáo dục? Ông Rene Raya cho rằng đó là do tỷ lệ nhập học ở các trường tư tăng, hiện đang có khoảng 113 triệu học sinh nhập học ở các trường tư tai các quốc gia đang phát triển (cấp trung học đang chiếm 24%). Hơn nữa, phí đánh vào người sử dụng được áp dụng tại hầu hết các nước châu Á để trang trải các thiếu hụt tài chính. Các nước Châu Á cũng đang gia tăng số lượng các trường tư học phí thấp, đặc biệt là ở Ấn Độ và các nước Nam Á và có sự xuất hiện một chuỗi trường của các doanh nghiệp.
Ảnh minh họa. Thanh niên. |
Một con số đáng lưu ý mà ông Rene Raya cho biết, trong giai đoạn 5 năm gần đây, tỷ lệ nhập học tại các trường tư ở Châu Á cao hơn trường công. Ví như Campuchia chỉ có chưa tới 7% thì đổi lại trường công là 77%, Indonesia trường tư chiếm 3%, trong khi đó trường công chiếm 12% (giai đoạn 2008-2012). Philipines và Sri Lanka con số tương đương trường công là 4% và trường tư là 12%.
Từ năm 2000 đến nay các nước như Mông Cổ, Nepan, Singapore, Việt Nam tỷ lệ nhập học ở các trường tư tăng mạnh. Lý do để thúc đẩy tư nhân hóa trong giáo dục theo ông Rene Raya là vấn đề tài chính, Chính phủ không còn có thể trả toàn bộ chi phí cho giáo dục.
Cơ sở dạy nghề nên hoạt động như doanh nghiệp
(GDVN) - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đặt ra câu hỏi: Tại sao người học nghề ít; có cần thiết rải đều trung tâm dạy nghề ở các tỉnh hay không?
Nguồn ngân sách cho giáo dục công luôn ở trong trại thái “mói”, do đó các nước trên thế giới phát triển giáo dục tư là điều đương nhiên. Một số nước ở Châu Á áp dụng sự hợp tác công – tư và đã khuyến khích tham gia của khu vực tư nhân như một phần của kế hoạch giáo dục. Vậy, sự hợp tác giữa trường công và tư có giống tư nhân hóa giáo dục hay không? Câu hỏi này đang có nhiều quan điểm khác nhau nhưng đều lập luận cho một thế tế rằng đã có tư nhân hóa giáo dục.
Theo ông Rene Raya, tư nhân hóa giáo dục sẽ cho chất lượng và kết quả học tập tốt hơn, có sự lựa chọn và cạnh tranh và đặc biệt người nghèo có khả năng tiếp cận và chi trả cho giáo dục.
“Các nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng sự lựa chọn của phụ huynh phần lớn là do tưởng tượng, trên thực tế những người nghèo nhất không có sự lựa chọn, thông thường họ chỉ có thể lựa chọn là cho con học hay không” ông Rene Raya cho biết.
Và để việc phát triển tư nhân hóa giáo dục đôi lúc sẽ có những ảnh hưởng nghiêm trọng trong bình đẳng và gắn kết xã hội. Có thể dẫn đến phân biệt, làm suy yếu hệ thống giáo dục công thay vì vai trò dẫn đầu mẫu mực cung cấp nền giáo dục chất lượng cho mọi người, và vấn đề quan trọng nhất là tôn trọng quyền giáo dục để phát triển.
Hợp tác công – tư giảm gánh nặng cho nhà nước
TSKH. Phạm Đỗ Nhật Tiến, nguyên trợ lý Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhận định, các hệ thống giáo dục áp dụng theo mô hình công – tư, và lúc này nhà nước sẽ cấp ngân sách cho trường học, ký hợp đồng cho tư nhân điều hành sẽ có hiểu quả hơn.
Việc hợp tác giữa công – tư là cách tốt nhất để khắc phục sự hạn chế của nguồn lực công, cùng với cơ chế quản lý kém hiệu quả của khu vực công. Việc hợp tác này sẽ tạo ra sự cạnh tranh trong nâng cao chất lượng, hiệu quả và canh tân trong giáo dục. Cũng theo đó, TS. Tiến cho rằng, sự hợp tác này sẽ đem đến cho các trường sự mềm dẻo trong đáp ứng cung – cầu giáo dục, mở rộng cơ hội học tập.
Tuy nhiên, việc hợp tác công – tư trong giáo dục cũng có mặt hạn chế cơ bản. Theo đó, sẽ làm giảm vai trò của nhà nước đối với giáo dục và có khả năng dẫn đến tư nhân hóa giáo dục. Đồng thời làm gia tăng phân tầng xã hội trong giáo dục, lúc này học sinh nghèo sẽ chỉ còn học trong các trường tồi tàn.
Bộ Giáo dục không độc quyền làm sách giáo khoa
(GDVN) -Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, hôm 28/10, cho biết, làm sách giáo khoa không chỉ riêng ngành giáo dục mà khuyến khích các tổ chức, nhân sỹ, trí thức cùng tham gia.
Trao đổi thêm về chủ đề công – tư trong giáo dục ngày nay, TS. Nguyễn Tùng Lâm, hiệu trưởng Trường THPT DL Đinh Tiên Hoàng, một mô hình điển hình cho sự phối hợp công – tư. Theo TS. Tùng Lâm, khó khăn lớn nhất đối với trường dân lập khi phải tiếp nhận những học sinh có “cá tính” khác người là không nắm được kiến thức cơ bản cấp dưới, không có thói quen nề nếp học, không có thói quen tư duy độc lập, không có khả năng tự học, không có động cơ, ý chí vươn lên. Bên cạnh đó, thầy cô cũng chưa được huấn luyện về các phương pháp giáo dục phù hợp với học sinh yếu kém.
Với những thành phần học sinh này, nếu không có các trường dân lập nhận các em vào học thì đó còn là gánh nặng rất lớn cho xã hội. Việc phối hợp giữa công – tư cần được nhà nước quan tâm hơn. “Chính phủ và Bộ GD&ĐT phải học tập các nước để có chính sách công – tư hợp tác trong giáo dục, như có thể có chính sách hỗ trợ để duy trì học sinh yếu kém bằng việc nhà nước xây trường cho trường thuê lại với giá ưu đãi, có học bổng cho học sinh con nhà nghèo học ở trường ngoài công lập” TS. Tùng Lâm đề xuất.
Ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch HĐQT Trường Đại học FPT cho rằng, để nâng cao chất lượng giáo dục đại học Việt Nam hiện nay như một hệ thống hoặc từng trường, việc cần phải làm là tăng cường hợp tác công – tư để phát triển quan hệ nhà trường và doanh nghiệp. Muốn làm được như vậy cần quán triệt tư tưởng nhổ bật các hoạt động đại học ra khỏi “tháp ngà” học thuật.
Ngoài sự nâng cao tính năng động của từng trường, chính sách nhà nước nếu phù hợp sẽ hỗ trợ quan hệ trường và doanh nghiệp phát triển. Đặc biệt, cần đưa tiêu chí quan hệ nhà trường và doanh nghiệp và một trong các tiêu chí quan trọng để kiểm định chất lượng và xếp hạng đại học.
Hợp tác công – tư trong giáo dục là một hình thức chia sẻ trách nhiệm, rủi ro và lợi ích một cách chính thức, trên cơ sở hợp đồng cho việc cung cấp các dịch vụ giáo dục mà thường vẫn được nhà nước cung cấp.