Giảng viên được cử đi học nước ngoài không về... còn kiện Trường

01/03/2017 07:43
An Nguyên
(GDVN) - Nhiều trường hợp giảng viên đi học nước ngoài không về hoặc ra ngoài làm nhưng vẫn kiện nhà Trường vì đã ra quyết định buộc họ thôi việc.

Một số trường hợp khác lại khởi kiện nhà trường để đòi lại bảo hiểm xã hội, các chi phí liên quan dù bản thân họ không thực hiện đúng cam kết ban đầu.

Đi học quá hạn

Năm 2011, bà NKTr. (giảng viên khoa Ngữ Văn, Đại học Sư Phạm Đà Nẵng) có đơn xin đi học Tiến sĩ ngành Văn học Pháp tại Trường Đại học Paris-Est (Pháp) theo Đề án đào tạo cán bộ tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước.

Xét đề nghị của Đại học Đà Nẵng, Bộ GD&ĐT đã quyết định cử cô Tr. đi học trong thời gian ba năm (kể từ tháng 12/2011).

Chính quyền thành phố Đà Nẵng đã khởi kiện các "nhân tài" thuộc đề án 922 ra tòa để đòi bồi hoàn kinh phí. Ảnh: Báo Người Lao Động
Chính quyền thành phố Đà Nẵng đã khởi kiện các "nhân tài" thuộc đề án 922 ra tòa để đòi bồi hoàn kinh phí. Ảnh: Báo Người Lao Động

Theo đó, học viên được miễn học phí, phí đăng ký và các loại phí bắt buộc khác liên quan đến khóa học, bảo hiểm y tế, sinh hoạt phí, chi phí làm hộ chiếu visa, vé máy bay... đều trích từ ngân sách.

Trước khi cử học viên đi học, bà Tr. phải làm bản cam kết thực hiện các nghĩa vụ, có bảo lãnh của phía gia đình, được chính quyền địa phương xác nhận chữ ký và nhân thân.

Giảng viên được cử đi học nước ngoài không về... còn kiện Trường ảnh 2

Giảng viên du học bằng ngân sách không về, ta mất cả người lẫn của

(GDVN) - Không những khó đòi các giảng viên vi phạm bồi hoàn kinh phí mà các Trường Đại học còn phải “đau đầu” bổ sung nguồn nhân lực thay thế.

Theo quy định, đến tháng 1/2015, bà Tr. đã hết hạn thời gian học tập. Đến thời hạn phải về nước báo cáo kết quả học tập theo quy định nhưng bà Tr. không có mặt.

Đại học Đà Nẵng đã có thông báo về việc viên chức đi học nước ngoài quá hạn, yêu cầu trong vòng một tháng, bà Tr. phải về nước báo cáo kết quả học tập cho Bộ GD&ĐT và Đại học Đà Nẵng để được chuyển về tiếp tục công tác tại đơn vị cũ.

Hết thời hạn một tháng phải về nước báo cáo kết quả học tập, bà Tr. vẫn không có mặt tại đơn vị nên Đại học Đà Nẵng có thông báo lần 2.

Tiếp đó, do học viên vẫn không có mặt tại đơn vị cũng như không có hồ sơ xin gia hạn nên buộc Trường phải ra thông báo lần 3.

Tuy nhiên, đã qua ba lần thông báo nhưng bà Tr. vẫn “bặt tăm” nên Trường Đại học sư phạm Đà Nẵng đã thành lập Hội đồng kỷ luật viên chức.

Căn cứ theo Nghị định của chính phủ về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức, Hội đồng đã bỏ phiếu kín thông qua hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với bà Tr.

Gia đình khiếu kiện

Sau khi nhận được quyết định này, phía gia đình bà Tr. đã có đơn khiếu nại đến Trường Đại học sư phạm Đà Nẵng vì cho rằng quyết định buộc thôi việc này là trái quy định.

Giảng viên được cử đi học nước ngoài không về... còn kiện Trường ảnh 3

Giảng viên đi du học nước ngoài rồi... một đi chẳng hẹn ngày về!

(GDVN) - Giảng viên nhận tiền tỷ đi học rồi tự phá vỡ cam kết ban đầu để định cư ở nước ngoài hoặc chuyển sang đơn vị khác khiến nhiều Trường đại học "đau đầu" xử lý.

Trong đơn giải quyết của Trường có nêu rõ, bà Tr. có đầy đủ trách nhiệm công dân và trách nhiệm của viên chức nên mọi vấn đề liên quan bà, nhà trường không có trách nhiệm phải thông báo cho gia đình.

Mọi thông tin liên hệ với bà Tr., Trường đã thông báo cho khoa Ngữ văn (nơi bà này công tác).

Và Khoa này cũng đã chuyển đến cho bà Tr. mọi thông báo, văn bản, công văn của Đại học Đà Nẵng liên quan đến việc thông báo quá thời hạn học tập.

Bà Tr. chỉ phản hồi với Khoa và Tổ bộ môn qua email là “đã nhận được thông báo”, còn Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học sư phạm và khoa Ngữ văn không nhận được phản hồi nào về việc báo cáo tiến độ cũng như lý do quá hạn.

Việc xin gia hạn bằng miệng hay sau này chỉ gửi một đơn giải trình (ngày 30/20/2015) của bà Tr. không có giấy tờ kèm theo quy định là không hợp lệ.

Theo Trường Đại học sư phạm thì do bà Tr. không thực hiện các thủ tục gia hạn, khi thời hạn đã hết, tự ý bỏ việc. Ngoài ra, Trường đã phát ba thông báo mà bà Tr. không hề có phản hồi.

Do đó, việc Hội đồng kỷ luật họp vắng mặt đương sự và không có kiểm điểm của đương sự là không trái với quy định hiện hành.

Ngoài ra, về mặt tình cảm, việc không thực hiện báo cáo tình hình học tập theo quy định, bà Tr. đã thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với đơn vị đã cử đi học, nơi công tác và giới thiệu học bổng.

An Nguyên