LTS: Quý vị đang theo dõi bài viết của thầy giáo tự do Đặng Thành Trung gửi tới Tòa soạn từ Hà Nội.
Có lẽ, vì là thầy giáo tự do nên thầy Trung có nhiều nhận xét về thực hiện Thông tư 30 về bỏ chấm điểm tiểu học rất lạ.
Tòa soạn xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Năm học 2014 – 2015 đã sắp kết thúc, một năm học đánh dấu sự chuyển biến lớn của giáo dục tiểu học bằng việc ban hành và thực hiện thông tư 30. Bên cạnh những mặt tích cực của TT30 thì vẫn còn đó những bất cập.
Tôi hiểu được nỗ lực cải cách giáo dục, tâm huyết với đất nước được các nhà quản lý giáo dục được gửi gắm qua thông tư này tuy nhiên đổi mới giáo dục không phải là việc làm ngày 1, ngày 2 có thể thành công mà phải lâu dài và ý kiến của các bên liên quan cần được tôn trọng.
Về công tác tuyên truyền, phổ biến việc thực hiện TT30
Những lời gan ruột của một hiệu trưởng tiểu học về Thông tư 30
(GDVN) - Cùng nhau hoàn thành sổ sách cho “đẹp”, báo cáo chất lượng cho “đẹp” còn chất lượng thật sự của học sinh sẽ không có người chịu trách nhiệm chính.
Theo cá nhân tôi đánh giá là chưa đem lại hiệu quả. Ngày 16/7/2014 Bộ GD&ĐT có đưa dự thảo về TT30 lên website của Bộ để lắng nghe ý kiến đóng góp từ các bên tuy nhiên tôi không thấy có chức năng cho phép đóng góp ý kiến công khai trên website mà phải liên hệ qua số điện thoại, mail của một số lãnh đạo.
Ngày 18/8 TT30 được ban hành như vậy thời gian góp ý cho dự thảo chưa đủ 60 ngày theo điều 68 luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Việc đọc hiểu các văn bản quy phạm pháp luật đối với nhiều người không phải chuyện dễ dàng nên việc góp ý lại càng khó khăn, chỉ đến khi TT30 đi vào thực tế và tác động đến giáo viên thì họ mới nhận ra vấn đề và bắt đầu lên tiếng.
Theo tôi được biết thì trong việc ban hành chính sách có một công cụ để đánh giá dự báo tác động pháp luật (Regulatory Impact Assessment - RIA) giúp các nhà quản lý phân tích và dự báo tác động của các chính sách trong đó có nêu rõ việc nhận diện vấn đề, bất cập…
Nếu TT30 áp dụng công cụ đó để chỉ rõ các vấn đề bất cập như áp lực học đường, tình trạng dạy thêm học thêm tràn lan, trẻ em thiếu kĩ năng sống… mà thông tư 32 chưa giải quyết được và cần thiết phải ban hành TT30 thì tôi tin sẽ thuyết phục dư luận hơn rất nhiều.
Đối tượng lao động của nhà giáo là học sinh, chứ không phải hồ sơ, sổ sách
Có lẽ hình ảnh những nhà giáo một tay bế đứa con thơ, một tay loay hoay với tập hồ sơ, sổ sách đã trở lên phổ biến hơn khi TT30 ra đời. Xã hội ngày càng phát triển, CNTT ngày càng đóng góp lớn lao trong mọi lĩnh vực đời sống trong đó có giáo dục và đào tạo.
Ngoài nhiệm vụ dạy học nhà nước phân công thì thực tế giáo viên hiện nay còn phải làm nhiều công việc khác và một trong những việc khá vất vả, tốn thời gian là hoàn thiện hồ sơ sổ sách theo qui định như sổ dự giờ, giáo án, kế hoạch cá nhân, kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, sổ theo dõi tình hình phổ cập địa phương…
Tưởng chừng sẽ được hưởng lợi ích đến từ sự tiến bộ xã hội đó thì các giáo viên tiểu học lại phải thức đến 1-2h sáng dùng đôi bàn tay của mình ghi chép đến mỏi mệt, rã rời những điều dập khuôn, hình thức.
Tính khả thi của những đầu hồ sơ đó cũng không thật sự cao. Cần giảm bớt tối đa các hồ sơ sổ sách, tích cực đảy mạnh ứng dụng CNTT để giải phóng sức lao động cho họ, trả lại người thầy cho các em học sinh để họ có thêm thời gian thực hiện TT30 một cách hiệu quả nhất
Thay đổi khâu đánh giá, xếp loại
Việc thay đổi cách cho điểm sang đánh giá bằng nhận xét thể hiện sự tiến bộ, tính nhân văn rất lớn của thông tư 30 tuy nhiên trong khâu xếp loại chỉ có 2 lựa chọn là Đạt và Không đạt (mà đa phần là Đạt) là rất chung chung, khó phân loại được học sinh.
Gánh nặng "sáng tạo lời phê" và cơ hội "luyện chữ đẹp" của giáo viên
(GDVN) - “Trăm dâu đổ đầu tằm” gánh nặng công việc đổ lên đầu giáo viên nhưng các em học sinh mới là người chịu thiệt thòi nhất.
Tôi có một vài em học trò đang học theo học trường quốc tế trên địa bàn Hà Nội nhưng chưa có em nào được các nhà trường đánh giá, xếp loại giống với cách đánh giá, xếp loại trong TT30.
Ở các trường đó cách đánh giá, xếp loại học sinh phân thành nhiều ra nhiều mức độ. Việc cào bằng, đánh giá chung chung sẽ có nguy cơ tiêu diệt động cơ học tập chính đáng, lành mạnh của học sinh
Tôi có quen biết 1 nhà báo tuổi đời ngoài 50. Ông là cựu học viên của chương trình giảng dạy kinh tế - Fulbright Việt Nam.
Ông có chia sẻ rằng khi ông theo học khoá này, mỗi khi được điểm kém (điểm D, C) thì luôn được các lãnh đạo nhà trường gọi vào phòng riêng khuyến khích, động viên hoàn thành tốt hơn khiến bản thân người học cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái và có động lực tiếp tục nhiệm vụ.
Vì vậy tôi cho rằng điểm số, cách đánh giá xếp loại không phải là vấn đề quá nghiêm trọng, không thể kiểm soát khiến cho các em học sinh sợ hãi.
Nỗ lực từ phía giáo viên
Bất cứ ngành nghề nào cũng đòi hỏi người lao động phải có tâm huyết, yêu nghề đặc biệt với nghề giáo viên bởi lẽ đối tượng lao động của các nhà giáo là những người chủ nhân tương tai của đất nước. Để công tác giáo dục có kết quả tốt cần sự nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ của các nhà giáo
Thực tế, trong dạy học Toán vẫn còn tồn tại tình trạng dạy “nâng cao” quá mức cần thiết cho học sinh. Toán nâng cao là nâng cao về mặt tư duy toán học chứ không phải đưa kiến thức lớp trên xuống rồi dạy học sinh áp dụng những công thức, cách làm được giáo viên định hướng, học sinh có thể giải được nhưng không hiểu bản chất, không lập luận được lời giải của mình.
Đối với học sinh ở lứa tuổi tiểu học, tôi nghĩ trước hết cần cung cấp cho các em kiến thức cơ bản trong SGK; các em có năng khiếu Toán giáo viên nên chọn lựa, chắt lọc những bài tập trong các cuốn sách tham khảo phù hợp với kiến thức, kĩ năng của các em để các em không chịu quá nhiều áp lực đến từ nội dung chương trình học.
Bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn, ý kiến và cách hành văn riêng của tác giả.