LTS: Trước việc Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Hải Dương cho phép các trung tâm vào trường dạy kĩ năng sống trong khi hàng ngàn giáo viên bị nợ lương và thiếu việc, cô giáo Thảo Ly đã có bài viết chia sẻ về việc này.
Theo đó, cô Thảo Ly cũng thẳng thắn cho rằng, vấn đề này lỗi không chỉ thuộc về một mình ông Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Sau một loạt bài viết về việc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hải Dương cho phép các trung tâm vào trường dạy kĩ năng sống trong khi hàng ngàn giáo viên của mình đang bị thất nghiệp, đang bị cướp mất “nồi cơm”.
Dư luận chờ đợi sự lên tiếng hợp lòng người từ vị cán bộ cao nhất của ngành. Thế nhưng, khác với mong đợi của nhiều người, câu trả lời của ông Giám đốc Sở Giáo dục đã làm nhiều người thất vọng não nề.
Một buổi học kỹ năng sống ở bậc tiểu học tại Thành phố Hải Dương (Ảnh minh họa: baohaiduong.com.vn). |
Trách nhiệm thuộc về ai?
Ông Vũ Văn Lương - Giám đốc Sở Giáo dục Hải Dương nói rằng các trung tâm có đủ điều kiện và hồ sơ nên không thể từ chối cấp phép (Báo Giáo dục Việt Nam ngày 22/01).
Nhà trường, chứ đâu phải cái chợ, thưa ông Giám đốc Sở Giáo dục Hải Dương |
Nói như thế, sao ông không chịu nghĩ rằng hàng ngàn giáo viên của mình cũng đang có đủ tiêu chuẩn, năng lực để đứng lớp, họ vẫn dạy rất tốt bài học về kĩ năng sống nhưng vì sự ưu ái của ông đã đẩy họ đến ngõ cụt của cuộc sống này.
Ông không chịu nghĩ thêm rằng, tiếp sau sự thất nghiệp là hàng ngàn gia đình rơi vào cảnh cùng cực khi ba, mẹ không có việc làm. Trong số đó, có những gia đình cả hai vợ chồng đều cùng chung cảnh ngộ.
Và sẽ có hàng ngàn đứa trẻ biết đâu vì việc này sẽ vĩnh viễn mất đi những cơ hội học tập tốt nhất. Cha mẹ thất nghiệp thì hệ lụy kéo theo là không hề nhỏ.
Theo như tác giả Tuyết Anh trong bài “Nhà trường chứ đâu phải cái chợ, thưa ông Giám đốc Sở tỉnh Hải Dương” thì 11 huyện của Hải Dương các trung tâm dạy kĩ năng sống phủ song gần như kín (chỉ còn một số đơn vị do hiệu trưởng “cứng đầu” nên chưa thuê công ty vào dạy mà thôi).
Tìm hiểu qua một số đồng nghiệp nơi đây được biết, những hiệu trưởng mang tiếng cứng đầu cũng đã phải tranh đấu quyết liệt mới chọn cách không đồng ý kí hợp đồng.
Nhưng chống đối mong muốn của cấp trên cũng đồng nghĩa với việc sẽ nhận biết bao thiệt thòi về mình. Rồi họ kể, khi đã bị cấp trên để ý thì làm việc gì cũng không vừa mắt.
Cả nghìn giáo viên bị nợ lương, Hải Dương thuê bên ngoài vào dạy làm gì? |
Trường khác làm không sao, trường mình đôi khi làm tốt hơn nhưng vẫn bị nhắc nhở liên tục trước bá quan văn võ. Bị hành đủ kiểu…
Dù thế, với những hiệu trưởng “cứng đầu” họ sẵn sàng chấp nhận và đối đáp thẳng thừng khi có điều không phải. Những hiệu trưởng này thường được ví là con ngựa bất kham.
Ngược lại, họ là những hiệu trưởng có chuyên môn cứng, có tài quản lý. Bởi thế, cấp trên muốn chèn ép cũng không phải là chuyện dễ.
Theo chia sẻ của một số thầy cô, những hiệu trưởng khác cấp trên mới “ho” đã run như cầy sấy.
Thế nên chỉ cần cấp trên hỏi một cách nhẹ nhàng theo kiểu “trường ấy kí hợp đồng dạy kĩ năng sống chưa? Là hiệu trưởng biết liền mình cần phải làm gì sau đó”.
Trả lời phóng viên Đỗ Hoàng Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương xác định rõ hiệu trưởng các trường chịu trách nhiệm toàn diện về tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống.
Nhà trường cũng chịu trách nhiệm toàn diện trong việc lựa chọn và ký hợp đồng với các công ty dạy kỹ năng sống, lựa chọn người dạy, nội dung chương trình phù hợp cho học sinh. Thế nên không thể nói trách nhiệm này chỉ thuộc mình ông Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.
Mà những hiệu trưởng đã đặt bút kí với các trung tâm dạy kĩ năng sống cũng vì quyền lợi của riêng mình trực tiếp đẩy hàng nghìn giáo viên vào cảnh thất nghiệp.
Lợi lộc gì mà Hải Dương cấp phép cho 8 công ty dạy kỹ năng sống? |
Họ được gì khi xua đuổi “con đẻ”?
Gần 4 nghìn giáo viên hợp đồng trước nguy cơ “không có cơm ăn” là lỗi do đâu? Không phải do các nhà quản lý nơi đây phóng tay kí hợp đồng?
Báo chí đã phản ánh khá nhiều tình trạng để được vào dạy một chân hợp đồng ở nhiều nơi cũng chẳng hề đơn giản trong thời buổi người người thất nghiệp.
Có người còn huỵch toẹt ra rằng một kiểu hợp đồng “xôi thịt”. Chẳng biết ở Hải Dương có giống vậy không? Lẽ ra trách nhiệm này cần phải được làm rõ.
Thế mà nay bỗng chốc gần 4 nghìn con người đang giảng dạy ngon lành bỗng chốc mất việc để người nơi đâu nhảy vào giành chỗ.
Một người bạn của chúng tôi đã từng làm trong trung tâm dạy kĩ năng sống cho biết “phần trăm trung tâm gửi lại khi kí một hợp đồng lên tới 30%”.
Vì khoản tiền hoa hồng hấp dẫn như thế nên họ luôn được chào đón, được tạo thuận lợi hết mức có thể. Chúng tôi thì cứ tin rằng chẳng phải vị cán bộ nào cũng có thói quen nhận hoa hồng.
Vậy nên cũng mong rằng không phải vì hoa hồng khó cưỡng mà một số giáo viên Hải Dương bị đứng trước nguy cơ mất việc.