Nhiều áp lực đang đè nặng giáo viên
Hội thảo Giáo dục 2017 do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức vào 22/9.
Tại hội thảo này, một nội dung được nhiều đại biểu tham gia thảo luận sôi nổi đó chính là làm sao nâng cao động lực cho đội ngũ giáo viên.
Các tham luận của các chuyên gia đã chỉ ra nhiều vấn đề cần thiết phải khắc phục để thu hút nhân tài cho sư phạm, để giáo viên yên tâm dạy học.
Ông Phạm Hồng Quang - Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên cho rằng:
“Các trường sư phạm hiện không chịu trách nhiệm đến cùng về sản phẩm của mình. Đó là hoạt động hành nghề của giáo viên trong thực tiễn.
Trong kinh tế thị trường thì doanh nghiệp người ta chịu trách nhiệm đến cùng về sản phẩm của mình trong khi các trường sư phạm lại không.
Hiện nay, sức hút sư phạm cạnh tranh yếu, chuyện ra trường không có việc làm nên giới trẻ ít mặn mà.
Trong khi trường tư thục họ tuyển giáo viên rất là xuất sắc nhưng trường công sinh sôi ra rất nhiều tiêu cực".
Nhiều đại biểu tham gia hội thảo quan tâm đến nhiều chính sách liên quan đến chế độ giành cho giáo viên (ảnh Trinh Phúc). |
Trước thực trạng đó, ông Phạm Hồng Quang cho rằng:
“Ta phải trở lại mô hình đào tạo gắn với sử dụng. Sinh viên sư phạm phải được đảm bảo việc làm khi ra trường thì mới hút được người tài”.
Cùng mối quan tâm đến đời sống giáo viên, tham luận của ông Hoàng Gia Trang đã chỉ ra:
“Lương là một vấn đề quan trọng tạo nên động lực. Đời sống giáo viên trong đó có nhiều giáo viên gặp rất nhiều khó khăn về nhà ở.
Vấn đề thi đua, khảo sát hiện nay đang tạo áp lực đè nặng lên giáo viên khiến họ không toàn tâm vào công việc giảng dạy. Những thông tin bỏ biên chế hay không còn biên chế làm họ nao núng.
Thực tế qua khảo sát, tại địa phương này, địa phương khác nhiều giáo viên chỉ có hợp đồng với trường, với phòng sau 4 năm thì họ phải ký lại hợp đồng rất là vất vả.
Điều này làm giáo viên không yên tâm trong công việc”.
Liên quan đến tiền lương, tiến sĩ Hoàng Thị Tuyết cho rằng:
“Việc thành lập, đào tạo cử nhân tiểu học đã 15 đến 20 năm nay, nhưng vì cớ gì từ năm ngoái các em ra trường về hưởng lương trung cấp?
Trước đây lương khởi điểm 2,6 triệu đồng giờ chỉ còn 1,8 triệu đồng.
Quả thật tất cả những cái đó, chúng tôi là người trực tiếp đào tạo nhưng cũng phát khóc.
Rồi nữa, cơ sở trả lương hai buổi cũng bất cập. Từ chương trình 2000 đến bây giờ chưa làm được.
Phần học buổi thứ hai vẫn do phụ huynh trả và nó tạo ra một nền tảng bất công.
Nơi nào phụ huynh giàu có thì ở đó giáo viên được hưởng, còn nơi nào nghèo giáo viên đành ngậm ngùi.
Đặc biệt trong chuyên môn, những em càng tâm huyết về chuyên môn càng nản”.
Những câu hỏi về nhà giáo trường tư
Băn khoăn trước quan niệm về nghề gháo, ông Nguyễn Xuân Khang - Hiệu trưởng Trường Marie Qurie đặt ra câu hỏi tới Cục trưởng Cục Nhà giáo - ông Hoàng Đức Minh:
“Một người lao động đi dạy đó là công hiến hay là cái gì?
Quan hệ giữa người sử dụng lao động và giáo viên thời điểm này như tôi còn có thể hiểu là người bóc lột không?
Tôi có tuyển một giáo viên vào trường, trong đó có đơn viết bằng tay khi đọc có chữ em sẵn sàng xin cống hiến thì tôi loại ngay, trả luôn.
Vì tôi không chấp nhận cống hiến, về trường đây là làm nghề chứ không cống hiến gì cả. Từ cống hiến nếu cứ sử dụng như thời 1930 -1931 thì các chế độ chính sách sẽ lúng túng ngay”.
Thầy cô không phải là "con rối" cho ai đó giật dây trên các hội thi |
Cũng liên quan đến chế độ chính sách với giáo viên, bà Nguyễn Thị Huyền - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm, Hà Nội hỏi Cục trưởng Cục Nhà giáo:
“Thứ nhất, giáo viên của những trường ngoài công lập như chúng tôi về quyền lợi có công bằng với giáo viên công lập không?
Việc tham gia dự chuyên đề, được bồi dưỡng ở các quận huyện giáo viên tư thục được như giáo viên các trường công lập hay không?
Câu thứ hai, quyền lợi của giáo viên ngoài công lập khi về hưu. Tức là một giáo viên ngoài công lập cũng làm việc như giáo viên công lập nhưng khi về hưu thì chế độ thấp hơn giáo viên công lập rất nhiều.
Do sắp xếp hay cách tính của Bảo hiểm xã hội chúng tôi không biết là tại sao thấp, tôi chỉ biết rằng một cô Phó Hiểu trưởng của trường Đoàn Thị Điểm về hưu cách đây có một năm lương chỉ hơn 2 triệu/tháng.
Trong khi đó, giáo viên của chúng tôi đóng bảo hiểm rất nhiều, phải nói rằng lương giáo viên của trường Đoàn Thị Điểm cao nên chúng tôi đóng cân bằng với giáo viên công lập.
Nhưng vì sao chúng tôi được hưởng mức lương khi về hưu rất là thấp?
Tôi mong rằng Cục Nhà giáo can thiệp thế nào đó để quyền lợi của giáo viên ngoài công lập được hưởng bình đẳng như giáo viên công lập”.
Xin đừng làm khó trường tư thục Bà Nguyễn Thị Huyền, Hiệu trưởng Trường Đoàn Thị Điểm cho rằng: “Chúng tôi hiểu xã hội hóa thế nào? Hiện hệ thống Trường Đoàn Thị Điểm ở Hà Nội có 3 cơ sở, 16 nghìn học sinh. Chúng tôi còn phải đóng thuế. Chúng tôi được tự chủ về tài chính, tự chủ về nhân sự nhưng vừa rồi chúng tôi rất mệt mỏi trong công tác tuyển sinh. Trường ngoài công lập như chúng tôi buộc tuyển sinh cùng với trường công lập gây rất nhiều khó khăn. Chúng tôi nghĩ, một trong những giải pháp để giảm tải sĩ số ở trường công lập nên chăng như các nước tiên tiến, họ có chính sách cứ một em học sinh đến tuổi đi học nhà nước hỗ trợ được bao nhiêu tiền. Sau đó, anh muốn vào trường công thì anh vào, vào trường tư thì anh vào”. |