Trượt đại học, nhiều bạn trẻ thiếu bản lĩnh đã tìm... cái chết

02/08/2012 06:00
Bích Thảo
(GDVN) - Hiện nay có rất nhiều trường đã công bố điểm, không ít sĩ tử rất lo lắng và sợ hãi vì điểm thi của mình thấp, khó vào đại học. Nhiều bạn đã nghĩ đến việc kết liễu cuộc đời mình khi biết không đỗ ĐH. Làm thế nào để các sĩ tử vượt qua được thất bại đầu đời này?
Báo Giáo dục Việt Nam đã có buổi trò chuyện cùng Chuyên gia tâm lý Đặng Tùng Hoa Trưởng bộ môn phát triển kĩ năng mềm Trường ĐH Thủy Lợi để tìm lời khuyên cho các bạn sĩ tử. Con đường vào đời không đóng lại khi biết đứng lên TS. Tùng Hoa nhấn mạnh rằng: “Việc thi trượt ĐH là việc không mong đợi đối với tất cả các bạn sĩ tử. Nhưng hãy coi đó là cú vấp ngã đầu đời để các bạn nỗ lực vượt qua. Con đường vào đời không thể đóng lại khi bạn bị ngã một lần và biết tự mình đứng lên”.
TS Đặng Tùng Hoa tư vấn tâm lý cho sĩ tử
TS Đặng Tùng Hoa tư vấn tâm lý cho sĩ tử
Hiện tại có rất nhiều em học sinh đang bị sốc bởi kết quả thi cử không như mong muốn. Các em đang bị những bấn loạn về tinh thần và rất cần có sự động viên kịp thời của người thân đối với các em. TS. Tùng Hoa chia sẻ: “Trong trường hợp này vai trò của gia đình rất quan trọng. Bố mẹ cần phải hiểu và động viên các em. Hãy phân tích để các em thấy rằng kết quả đó đã là sự cố gắng hết sức rồi và có chưa đỗ thì mình nên cố gắng để cho những việc khác vừa sức mình”. Tuy nhiên, một thực trạng đáng buồn hiện nay là hầu hết những áp lực mà các em sĩ tử phải chịu đựng một phần rất lớn là do gia đình gây ra. Chính sự mong đợi, kì vọng quá lớn từ gia đình đã vô tình tạo ra áp lực lớn cho các bạn sĩ tử. Các bạn bị đạt mục tiêu nhất định phải vào được ĐH. Khi không thực hiện được mục tiêu đó các bạn bị cú sốc quá lớn và tự cảm thấy mình là “đồ bỏ đi”. Trong trường hợp này TS Tùng Hoa đưa ra quan điểm: “Gia đình gây áp lực cho con cái là không đúng, đặc biệt đến mức các em phải bị rối loạn về tâm lý thì cần phải xem xét lại. Nếu không tìm được lời nói từ phía gia đình và sĩ tử thì tôi nghĩ rất cần thiết phải có sự can thiệp của người tư vấn thứ 3 như thầy cô, hoặc chuyên gia tâm lý. Trước tiên cần phải trao đổi với sĩ tử để bạn đó bình tĩnh lại. Sau đó trao đổi với cả bố mẹ các bạn ấy để biết rằng gây áp lực cho các bạn sĩ tử sẽ không tốt chút nào cả. Tất nhiên ai cũng mong con mình đạt được điểm cao, đỗ đạt nhưng chuyện đã vậy phải động viên các em thôi”. Quyên sinh là thiếu bản lĩnh
Việc gây áp lực khiến các em học sinh bị bấn loạn tâm thần không chỉ có hại đến hiện tại mà còn gây hậu quả khó lường. Đã có không ít thí sinh không vượt qua được áp lực mà tự mình quyên sinh.
Không ít sĩ tử bấn loạn tâm lý vì trượt đại học (ảnh minh họa)
Không ít sĩ tử bấn loạn tâm lý vì trượt đại học (ảnh minh họa)
TS. Tùng Hoa giãi bày: “Khi đi thi ai cũng mong mốn kết quả cao nhất nhưng không phải ai cũng đạt được. Một kì thi lớn có nhiều người tham gia và chỉ có một lượng nào đó có thể vào vòng trong thôi. Nếu các bạn mà nghĩ đến chuyện tự tử thì quá là nông cạn. Các bạn cần biết rằng ĐH không phải là con đường duy nhất. Có nhiều người thành đạt nhưng họ không phải thành đạt nhờ con đường ĐH. Họ có thể học nghề, với những gì vừa sức với họ, thì thành công cũng sẽ đến. Ý nghĩ quyên sinh như một vài bạn thật là quá nông cạn, cá nhân và ích kỉ. Các bạn cần phải biết nghĩ đến gia đình, họ hàng, bạn bè của mình chứ. Với ý nghĩ đó chắc chắn không ai ủng hộ cả và nó sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều người. Bạn nào mà đang có suy nghĩ như vậy thì cần phải có suy nghĩ, cân nhắc lại ngay lập tức”. Những suy nghĩ thiên lệch đó của các bạn sĩ tử là do các bạn không đủ bản lĩnh. Mà nguyên nhân chính lại là việc dạy học, giáo dục kĩ năng sống, kĩ năng ứng xử với khủng hoảng của các bạn quá kém. Ở nước ngoài người ta đã định hướng đối với học sinh có rất nhiều con đường vào đời một cách chu đáo. Còn ở Việt Nam, định hướng nghề nghiệp chưa tới với học sinh một cách đầy đủ, thuyết phục nên rất nhiều người vẫn cho rằng ĐH là con đường duy nhất. TS. Tùng Hoa đưa ra quan điểm: “Hiện tôi đào tạo phát triển kĩ năng cho sinh viên ở trường ĐH thấy rất tốt, nhưng chúng ta chưa có nền tảng thực sự. Đáng ra, ngay trong gia đình, lớp mẫu giáo cần phải dạy trẻ những kĩ năng mềm để các em có bản lĩnh vững vàng, để giải quyết khủng hoảng như việc thi trượt đại học”. Điều quan trọng nhất với các bạn sĩ tử trước cánh cổng trường ĐH là phải xác định được mục tiêu của mình. Mục tiêu của mình là làm gì, kế hoạch ra sao, các bạn có nhất thiết phải vào đại học hay không? Rất nhiều người không biết vào đại học rồi khi ra trường sẽ làm gì? Như vậy thì vào ĐH mất mấy năm trời chỉ là phí thời gian".

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

ĐH Nông nghiệp: Thủ khoa khối B 26 điểm

ĐH Thương Mại, ĐH Y Hải Phòng công bố điểm thi

ĐH Mỹ thuật TP.HCM công bố đểm thi, thủ khoa 33,5 điểm

Cao đẳng Y tế Thái Bình: Thủ khoa 28 điểm

ĐH Mỏ, ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội, ĐH Thái Bình công bố điểm thi

Trường CĐ Y tế Thái Nguyên: 2.274 thí sinh dưới điểm sàn

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng

Bích Thảo