Vì sao đề thi có sai sót?

25/03/2017 08:05
Đỗ Tấn Ngọc
(GDVN) - Các sai sót trong đề thi thật sự là bài học kinh nghiệm “xương máu” cho tổ, ban, hội đồng ra đề và phản biện đề của các trường, Sở và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

LTS: Bàn về vấn đề sai sót trong khâu ra đề, thầy giáo Đỗ Tấn Ngọc chỉ ra một số lỗi gần đây từng được báo chí phản ánh.

Qua đó, thầy giáo Đỗ Tấn Ngọc cho rằng khâu chuẩn bị ra đề cần được thực hiện kĩ càng hơn nữa.

Thầy đề xuất một số ý kiến giúp việc ra đề được chính xác, hạn chế lỗi và sai sót trong đề thi.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết!

Ngày 21-22/3, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đưa tin, Trưởng phòng Giáo dục phổ thông (Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội) Phạm Hữu Hoan thừa nhận, trong bài kiểm tra môn Toán khảo sát thi trung học phổ thông quốc gia 2017 do Sở Giáo dục tổ chức chiều ngày 20/3, có một câu ở mã đề 015 bị sai.

Nguyên nhân là khi đánh máy bị lỗi giữa số "-1" và "1" nên câu hỏi trắc nghiệm số 37 về hàm số của mã đề này không có đáp án đúng. 

Kết thúc buổi thi sáng ngày 21/3, một thí sinh trường Trung học phổ thông Chu Văn An cho biết, trong giờ thi khảo sát môn Hóa bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên, thí sinh được giám thị nhắc bỏ qua một phương án bị lỗi với câu hỏi 62 thuộc một trong số 24 mã đề thi.

Thí sinh thảo luận sau khi hoàn thành bài thi chiều 21/3 tại Trường Trung học phổ thông Chu Văn An. (Ảnh: Thùy Linh)
Thí sinh thảo luận sau khi hoàn thành bài thi chiều 21/3 tại Trường Trung học phổ thông Chu Văn An. (Ảnh: Thùy Linh)

Liên quan đến vấn đề này, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã xác nhận, trong quá trình đảo đề gốc sang 24 mã đề môn Hóa đã xảy ra lỗi kĩ thuật dẫn đến câu 62 ở phương án C mã đề 003 không hiển thị nội dung.

Tuy nhiên có 24 mã đề khác nhau nên chỉ có ít thí sinh gặp phải lỗi này ở mã đề 003.

Do phát hiện sớm nên khi thí sinh chưa bắt đầu làm bài môn thi này, hội đồng thi đã được thông báo để nhắc nhở thí sinh chỉ chọn 1 trong 3 phương án mà không chọn phương án C ở câu 62 mã đề 003.

Ngày 12/4/2016, học sinh lớp 12 của tỉnh Đồng Nai vô cùng ngạc nhiên khi trong đề thi môn Văn – học kỳ 2, trong câu 1 của phần II (làm văn) có nội dung nói tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận là 1 trong 10 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu hỏi này yêu cầu học sinh viết một bài luận khoảng 400 từ, nói về hiện tượng biến đổi khí hậu nghiêm trọng đang diễn ra ở nước ta.

Câu hỏi này cũng nêu ra là trích nguồn từ một tờ báo điện tử ra ngày 19/3, trong bài “Hạn, mặn tiến công Đồng bằng sông Cửu Long”.

Đề thi khảo sát môn Hóa lại có sai sót, Sở Giáo dục Hà Nội lưu ý Bộ

(GDVN) - Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã xác nhận, trong quá trình đảo đề gốc sang 24 mã đề môn Hóa học đã xảy ra lỗi kĩ thuật dẫn đến sai sót.

Nội dung

Trong khi đó, Bình Thuận và Ninh Thuận thực tế lại nằm ở khu vực Nam Trung Bộ của nước ta.

Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh này đã thừa nhận đây là sơ suất của một chuyên viên bộ môn Văn của Sở đã không kiểm tra kỹ khi làm đề, còn người phản biện đề cũng không chú ý.

Cách đây gần 2 năm, tại kỳ thi quốc gia năm 2015, đề thi môn Vật lý, câu 43, thuộc mã đề 148, đã có “vấn đề” về ý nghĩa vật lý (chưa đầy đủ) cho nên Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có quyết định, thông báo chính thức tất cả thí sinh thi môn này được “biếu không” 0,2 điểm, sau khi lắng nghe phân tích, phản biện của giới chuyên môn, thầy cô giáo.

Trên đây là 4 sự cố tiêu biểu liên quan đến khâu ra đề thi xảy ra trong thời gian gần nhất.

Các sự cố ấy thật sự những là bài học kinh nghiệm “xương máu” cho tổ, ban, hội đồng ra đề và phản biện đề của các trường, Sở và Bộ Giáo dục và Đào tạo trong quá trình làm đề, phản biện và in sao đề thi.

Việc ra đề thi phục vụ cho kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông trước đây, các kỳ thi trung học phổ thông quốc gia từ năm 2015 đến nay được Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện theo quy trình xây dựng đề thi chuẩn hóa, rất nghiêm ngặt, tốn khá nhiều công sức, trí tuệ, thời gian.

Tuy vậy, một sự cố nhỏ ở đề thi môn Vật lý năm 2015 vẫn hiện hữu. Về công tác hướng dẫn, tập huấn từ năm 2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn hướng dẫn các Sở Giáo dục và Đào tạo ra đề thi.

Năm 2011, Bộ cũng tổ chức tập huấn cho các Sở. Đến tháng 11/2016, Bộ tiếp tục tập huấn cho cán bộ ở các địa phương trong việc ra đề thi và đặc biệt có giới thiệu quy trình ra đề thi chuẩn hóa phục vụ cho kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017 ở tất cả các môn.

Vì sao đề thi có sai sót? ảnh 2

Lần đầu tiên học sinh Hà Nội thi thử môn Giáo dục công dân

Thế mà ở đề thi môn Toán, môn Hóa lớp 12 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội trong đợt kiểm tra khảo sát thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017 mới vừa rồi lại mắc lỗi sai sót đáng tiếc.

Dù để xảy ra bất cứ lỗi nào trong đề thi: lỗi kỹ thuật, lỗi đánh máy, lỗi đảo đề gốc sang các phiên bản đề, lỗi sai kiến thức, lỗi chính tả, chấm phẩy, lỗi thiếu dữ kiện, lỗi nhầm lẫn các phương án trả lời… xét cho cùng cũng đều thuộc về yếu tố chủ quan của con người, của chúng ta.

Mỗi một đề thi, môn thi (của cấp Sở trở lên) có đến 4, 5 con người ra đề, phản đề thi và cả một bộ phận in, sao đề.

Tuy nhiên, chỉ cần khinh suất, cẩu thả, thiếu tập trung một chút, không kiểm dò tỉ mỉ hoặc non nớt, thiếu kinh nghiệm trong sử dụng công nghệ, phần mềm… là dễ dẫn tới sai sót, nhầm lẫn… gây ra nhiều hậu quả khó lường.

Ra đề thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan theo yêu cầu chuẩn hóa của Bộ Giáo dục và Đào tạo với số lượng bản đề nhiều, đảm bảo các mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao.

Việc này đối với thầy, cô giáo ở các trường trung học phổ thông, đặc biệt những nơi điều kiện, phương tiện còn khó khăn, thiếu thốn luôn là những áp lực, thách thức vô cùng lớn, không dễ dàng vượt qua.

Nhiều giáo viên than thở, kêu trời khi được nhà trường, Sở Giáo dục và Đào tạo phân công, rút đi làm đề thi học kỳ, thi thử.

Vì sao đề thi có sai sót? ảnh 3

Ra đề thi rất phức tạp, thầy có tâm mới làm được

Với góc độ người trong cuộc, từng tham gia ra đề thi và phản biện đề nhiều lần, tôi rất thấu hiểu những khó khăn, áp lực của thầy, cô giáo trong nhiệm vụ đặc biệt gian nan này.

Theo tôi, trong khâu ra đề, phản biện, in sao đề hiện nay, ngành giáo dục cần triệt để các yếu tố sau đây: chọn lựa cán bộ, giáo viên giỏi, có nhiều kinh nghiệm về chuyên môn, về kỹ thuật sử dụng phần mềm, về in sao; thực hiện đúng cách thức, quy trình làm đề, in sao và được quản lý, giám sát, kiểm tra chặt chẽ, nghiêm túc.

Đối với các kỳ thi có tính chất quan trọng, số lượng thí sinh tham gia đông, Bộ và các Sở Giáo dục và Đào tạo cần thêm thời gian và con người cho khâu ra đề, phản biện, in sao đề.

Mất thời gian, tốn kém hơn một chút mà đảm bảo chuẩn mực, không có sai sót, nhầm lẫn, được lợi cho cái chung thì mấy ai lại đi trách cứ, so bì?

Đỗ Tấn Ngọc